Đề nghị cân nhắc việc thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai

.

Sáng 22-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Về ngân sách phòng, chống thiên tai, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) thống nhất với dự thảo về nội dung bổ sung kế hoạch trung hạn và quỹ dự trữ tài chính vào nguồn ngân sách để bảo đảm cho hoạt động phòng, chống thiên tai trên thực tiễn và phù hợp với luật hiện hành.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên thảo luận.  Ảnh: TTXVN
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên thảo luận. Ảnh: TTXVN

Theo đại biểu, việc bố trí nguồn ngân sách này bảo đảm sự chủ động và giải quyết kịp thời những yêu cầu phát sinh trong thực tiễn khi thiên tai xảy ra cũng như xây dựng, yêu cầu xây dựng các công trình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Bên cạnh đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về cơ chế đặc thù đối với một số hoạt động liên quan đến khôi phục, sửa chữa, xây dựng các công trình hoặc xử lý phòng, chống thiên tai quy mô nhỏ trong trường hợp khẩn thiết.

Sáng 22-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Về ngân sách phòng, chống thiên tai, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) thống nhất với dự thảo về nội dung bổ sung kế hoạch trung hạn và quỹ dự trữ tài chính vào nguồn ngân sách để bảo đảm cho hoạt động phòng, chống thiên tai trên thực tiễn và phù hợp với luật hiện hành. Theo đại biểu, việc bố trí nguồn ngân sách này bảo đảm sự chủ động và giải quyết kịp thời những yêu cầu phát sinh trong thực tiễn khi thiên tai xảy ra cũng như xây dựng, yêu cầu xây dựng các công trình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Bên cạnh đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về cơ chế đặc thù đối với một số hoạt động liên quan đến khôi phục, sửa chữa, xây dựng các công trình hoặc xử lý phòng, chống thiên tai quy mô nhỏ trong trường hợp khẩn thiết.

Liên quan đến việc thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai, đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề nghị cần cân nhắc, bởi việc kêu gọi tiếp nhận các nguồn hỗ trợ quốc tế thông qua Hội Chữ thập đỏ là tổ chức được Chính phủ giao là đầu mối quản lý tiếp nhận viện trợ nhân đạo. “Việc hình thành quỹ tại Bộ NN-PTNT cần xem xét có chồng chéo hay không và trong trường hợp các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ thông qua các dự án phòng, chống thiên tai thì lại được quản lý theo ngân sách hiện hành theo quy định của Luật Ngân sách”, đại biểu Nguyễn Lâm Thành nêu. Vị đại biểu đoàn Lạng Sơn cũng đề nghị nếu thành lập, Chính phủ làm rõ thêm mối quan hệ quản lý giữa quỹ và Hội Chữ thập đỏ và vấn đề này có phát sinh cơ quan biên chế quản lý hay không; đồng thời cần có quy định có tính nguyên tắc về mối quan hệ với các quỹ địa phương để bảo đảm đồng bộ, thiết thực hiệu quả cho quỹ hoạt động phòng, chống và giảm thiểu thiên tai và nếu cần thiết thì có cơ chế điều hòa giữa Trung ương và địa phương.

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Lê Quang Trí (Tiền Giang) cũng thống nhất cao với Ban soạn thảo bổ sung quy định về ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng, triển khai các chương trình khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai tại Khoản 6 Điều 5. Đây là một trong những chính sách quan trọng giúp cho công tác phòng, chống thiên tai kịp thời, hiệu quả. Đại biểu Lê Quang Trí cho biết, việc quy định chính sách ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng, triển khai các chương trình khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai là hết sức cần thiết. Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu; do đó, để giảm thiểu thiên tai, cần xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai và các công trình kết hợp phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, do nguồn lực quốc gia có hạn nên cần ưu tiên xây dựng một số công trình phòng, chống thiên tai cấp thiết nhất.

* Chiều cùng ngày, Quốc hội thông qua Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).

Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Chiều 22-11, theo kết quả biểu quyết, 438/438 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành miễn nhiệm với Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định.

Trước đó, ngày 19-10, theo phân công của Bộ Chính trị, ông Nguyễn Khắc Định đã nhận nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, do đó Quốc hội tiến hành bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đối với ông Nguyễn Khắc Định.

Đối với kết quả biểu quyết miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, có 395/431 đại biểu tán thành, có 29 đại biểu không tán thành và 7 đại biểu không bỏ phiếu.

Trình bày tại Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sau miễn nhiệm, bà Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ đảm nhận vị trí Trưởng ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương thay ông Nguyễn Quốc Triệu. (TTXVN)

B.T
 

;
;
.
.
.
.
.