.
KHOÁN BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ

Lợi cả đôi đường!

.

Mặc dù kinh phí dành cho công tác bảo trì đường bộ năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng chưa bao giờ nguồn kinh phí này đáp ứng được nhu cầu. Điển hình năm 2009, kinh phí được cấp là 2.039 tỷ đồng, chỉ bằng 2/3 so với nhu cầu thực tế. Đây là một khó khăn chung của ngành giao thông cả nước, tuy nhiên trong cái khó... đã ló cái khôn. Đó là Khu Quản lý đường bộ 5 thực hiện khoán bảo trì thường xuyên đường bộ. Qua đó, hệ thống đường bộ do đơn vị quản lý vài năm gần đây được bảo dưỡng tốt hơn so với thời điểm chưa thực hiện khoán.

Đường tốt là do được bảo trì tốt.

Hiện nay Khu Quản lý đường bộ 5 có trách nhiệm quản lý, khai thác cầu đường bộ trên 6 quốc lộ qua 10 tỉnh, thành phố miền Trung-Tây Nguyên với tổng chiều dài 1.854km. Trong đó, đường đèo dốc và quanh co 1.235km, 460 chiếc cầu với tổng chiều dài trên 20.000 mét, 3.128 mét cống lớn. Có nhiệm vụ trực tiếp quản lý và sửa chữa toàn bộ tuyến đường này là 9 công ty với 44 Hạt quản lý trải dài suốt toàn bộ tuyến đường. Tuy nhiên trên thực tế, nhất là trong mùa mưa bão, việc khắc phục sự cố, sửa chữa hư hỏng trên đường luôn gặp khó khăn.
 
Xuất phát từ thực tế này mà bắt đầu từ năm 2005, đơn vị đã quyết định chuyển sang hình thức khoán quản lý bảo dưỡng thường xuyên cho các đơn vị thành viên. Với mục tiêu phấn đấu đường “An toàn-êm thuận-thông suốt”, công tác khoán thực hiện theo phương thức: khoán quản lý sửa chữa thường xuyên đường bộ, chứ không khoán công, không khoán trắng, không khoán khối lượng sửa chữa thường xuyên. Với cơ chế phân công trách nhiệm cụ thể về các Hạt quản lý, Hạt trưởng báo cáo diễn tiến từng ngày trên phạm vi cầu, đường mình quản lý về Khu đường bộ.

Về phía công nhân nhận khoán quản lý, bảo trì đường phải có trách nhiệm bám đường phát hiện mọi hư hỏng, dù ở trạng thái nhỏ nhất để báo cáo về Hạt trưởng, từ đó kịp thời đưa ra phương án thi công. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã phát gần 50.000 tài liệu, biên bản cam kết không xâm hại đến hành lang an toàn đường bộ cho những hộ dân sống dọc theo các tuyến quốc lộ, đồng thời thực hiện khoán tiền xăng xe cho đội ngũ cán bộ của 252 xã ở dọc theo các tuyến quốc lộ để họ có điều kiện tuần tra, phát hiện sự cố trên đường, kịp thời báo về các đơn vị trên địa bàn xử lý.

Nhờ chủ trương “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và “chữa bệnh” khi vừa xuất hiện hư hỏng, nên công tác khắc phục, sửa chữa đã giảm đáng kể về công sức cũng như kinh phí. Thống kê của đơn vị năm 2008 cho thấy, tình trạng cầu đường cải thiện tốt với 58% trong trạng thái tốt, 28% trung bình và loại xấu giảm xuống còn 13%, riêng loại thuộc diện hủy chỉ còn 0,4%. Đặc biệt, nhờ sửa chữa kịp thời đã giúp 52 xe khách, xe tải với khoảng 800 người thoát chết trong gang tấc trên các đoạn đường tránh nạn, những nơi xuất hiện ổ voi, ổ gà, hay thậm chí là những chướng ngại vật nằm trên đường.

Khoán công tác bảo trì đường bộ đã cho thấy đây là cách làm rất hiệu quả trong bối cảnh nguồn kinh phí còn khá ít ỏi. Tuy nhiên, theo các đơn vị trực tiếp đảm nhận công tác khoán bảo trì này, thời gian đến phải triển khai sớm hơn nữa việc sửa chữa ngay từ khi phát hiện dấu hiệu của sự hư hỏng. Nếu được như vậy, kinh phí sửa chữa có thể giảm đáng kể và cầu đường luôn trong trạng thái tốt nhất. Để làm việc này, cấp kinh phí phải kịp thời. Đây là công việc mà bản thân Khu Quản lý đường bộ 5, cũng như các đơn vị trực tiếp nhận khoán không thể tự giải quyết được vì còn vướng một số thủ tục về tài chính.

Bài và ảnh: Mặc dù kinh phí dành cho công tác bảo trì đường bộ năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng chưa bao giờ nguồn kinh phí này đáp ứng được nhu cầu. Điển hình năm 2009, kinh phí được cấp là 2.039 tỷ đồng, chỉ bằng 2/3 so với nhu cầu thực tế. Đây là một khó khăn chung của ngành giao thông cả nước, tuy nhiên trong cái khó... đã ló cái khôn. Đó là Khu Quản lý đường bộ 5 thực hiện khoán bảo trì thường xuyên đường bộ. Qua đó, hệ thống đường bộ do đơn vị quản lý vài năm gần đây được bảo dưỡng tốt hơn so với thời điểm chưa thực hiện khoán.

Hiện nay Khu Quản lý đường bộ 5 có trách nhiệm quản lý, khai thác cầu đường bộ trên 6 quốc lộ qua 10 tỉnh, thành phố miền Trung-Tây Nguyên với tổng chiều dài 1.854km. Trong đó, đường đèo dốc và quanh co 1.235km, 460 chiếc cầu với tổng chiều dài trên 20.000 mét, 3.128 mét cống lớn. Có nhiệm vụ trực tiếp quản lý và sửa chữa toàn bộ tuyến đường này là 9 công ty với 44 Hạt quản lý trải dài suốt toàn bộ tuyến đường. Tuy nhiên trên thực tế, nhất là trong mùa mưa bão, việc khắc phục sự cố, sửa chữa hư hỏng trên đường luôn gặp khó khăn.

Xuất phát từ thực tế này mà bắt đầu từ năm 2005, đơn vị đã quyết định chuyển sang hình thức khoán quản lý bảo dưỡng thường xuyên cho các đơn vị thành viên. Với mục tiêu phấn đấu đường “An toàn-êm thuận-thông suốt”, công tác khoán thực hiện theo phương thức: khoán quản lý sửa chữa thường xuyên đường bộ, chứ không khoán công, không khoán trắng, không khoán khối lượng sửa chữa thường xuyên.
 
Với cơ chế phân công trách nhiệm cụ thể về các Hạt quản lý, Hạt trưởng báo cáo diễn tiến từng ngày trên phạm vi cầu, đường mình quản lý về Khu đường bộ. Về phía công nhân nhận khoán quản lý, bảo trì đường phải có trách nhiệm bám đường phát hiện mọi hư hỏng, dù ở trạng thái nhỏ nhất để báo cáo về Hạt trưởng, từ đó kịp thời đưa ra phương án thi công.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã phát gần 50.000 tài liệu, biên bản cam kết không xâm hại đến hành lang an toàn đường bộ cho những hộ dân sống dọc theo các tuyến quốc lộ, đồng thời thực hiện khoán tiền xăng xe cho đội ngũ cán bộ của 252 xã ở dọc theo các tuyến quốc lộ để họ có điều kiện tuần tra, phát hiện sự cố trên đường, kịp thời báo về các đơn vị trên địa bàn xử lý.

Nhờ chủ trương “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và “chữa bệnh” khi vừa xuất hiện hư hỏng, nên công tác khắc phục, sửa chữa đã giảm đáng kể về công sức cũng như kinh phí. Thống kê của đơn vị năm 2008 cho thấy, tình trạng cầu đường cải thiện tốt với 58% trong trạng thái tốt, 28% trung bình và loại xấu giảm xuống còn 13%, riêng loại thuộc diện hủy chỉ còn 0,4%. Đặc biệt, nhờ sửa chữa kịp thời đã giúp 52 xe khách, xe tải với khoảng 800 người thoát chết trong gang tấc trên các đoạn đường tránh nạn, những nơi xuất hiện ổ voi, ổ gà, hay thậm chí là những chướng ngại vật nằm trên đường.

Khoán công tác bảo trì đường bộ đã cho thấy đây là cách làm rất hiệu quả trong bối cảnh nguồn kinh phí còn khá ít ỏi. Tuy nhiên, theo các đơn vị trực tiếp đảm nhận công tác khoán bảo trì này, thời gian đến phải triển khai sớm hơn nữa việc sửa chữa ngay từ khi phát hiện dấu hiệu của sự hư hỏng. Nếu được như vậy, kinh phí sửa chữa có thể giảm đáng kể và cầu đường luôn trong trạng thái tốt nhất. Để làm việc này, cấp kinh phí phải kịp thời. Đây là công việc mà bản thân Khu Quản lý đường bộ 5, cũng như các đơn vị trực tiếp nhận khoán không thể tự giải quyết được vì còn vướng một số thủ tục về tài chính.

Theo ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thành phố cho biết: Đà Nẵng đã bắt đầu triển khai công tác khoán bảo trì đường bộ từ năm 2008, với 6 con đường. Và qua năm 2009 này đã nâng lên 10 con đường.

Mặc dù theo quy định của ngành thì kinh phí bảo trì cho mỗi km đường nội thành là 40 triệu đồng/năm, tuy nhiên trên thực tế, do kinh phí chưa đủ nên mức khoán chỉ 25 triệu đồng/năm. Tuy vậy, qua kiểm tra cho thấy, hình thức khoán này đã phát huy hiệu quả trong việc kịp thời sửa chữa và duy trì tình trạng tốt cho các tuyến đường.


Bài và ảnh: Thanh Vân

;
.
.
.
.
.