Dù hàng tươi sống “made in Vietnam” là sự lựa chọn hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp (DN) kinh doanh nhà hàng, khách sạn, thì các loại thức uống, đồ trang trí, chén đĩa... được sản xuất trong nước lại chưa đáp ứng được yêu cầu của DN về chất lượng, giá cả và độ thẩm mỹ.
Thực phẩm: hàng ta, ta dùng
Những đồ mây tre trang trí tinh xảo “made in Danang” vẫn chưa được nhiều khách sạn, nhà hàng chọn lựa. |
Trong ngành kinh doanh ăn uống, VSATTP là mối quan tâm hàng đầu, nên nhiều DN cam đoan “phải nhập hàng từ những nơi uy tín”. Ông Trần Thanh Tuấn, Giám đốc hệ thống Nhà hàng bánh tráng thịt heo Trần - Đà Nẵng khẳng định: “Vì vấn đề an toàn cho khách hàng, chúng tôi không nhập hàng tràn lan, mà chủ yếu lấy rau quả từ những DN có thương hiệu của Đà Lạt, còn thịt heo lấy của Công ty Đắc Vinh”.
Giá hợp lý, chất lượng bảo đảm là tiêu chí hàng đầu để họ ưu tiên dùng hàng Việt. Thỉnh thoảng phải mua thêm thực phẩm từ các chợ nếu trong ngày lượng hàng nhà sản xuất cung ứng không đủ, chị Trần Bích Diễm, quản lý Nhà hàng Phì Lũ 3, cảm thấy rất phân vân về chất lượng thịt, cá, rau quả không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bởi theo chị: “Không lấy gì làm cơ sở để biết được sản phẩm đó có an toàn hay không”. Một chủ khách sạn 3 sao cũng tỏ ra lo ngại khi bất đắc dĩ phải dùng hàng chợ: “Nhiều loại rau củ ở chợ không biết là hàng Trung Quốc hay Việt Nam, rất khó phân biệt”. Gần đây, nhiều DN mua thịt, cá từ siêu thị Metro để dễ dàng kiểm soát chất lượng và sự lên xuống của giá cả thị trường.
“Chia tay” chăn - ra - gối - nệm Việt Nam
Để bảo đảm ATVSTP, các DN đều cam đoan chọn rau củ tươi ngon, nhập từ những vùng trồng rau nổi tiếng của Việt Nam. |
|
Tương tự, ông Tuấn dẫn chứng: Loại đĩa thiếc đựng rau có dập chữ nổi mà Trần đang dùng cũng được nhập từ nước ngoài, vì hàng trong nước không đáp ứng được yêu cầu của DN về độ tinh xảo. Nhân viên quản lý khách sạn 3 sao trên cũng cho biết, trừ thức ăn, còn những loại đồ trang trí, chăn - ra - gối - nệm, chén đĩa, lavabo, ly tách được dùng trong khách sạn toàn là đồ Trung Quốc. Nhân viên này so sánh:
“Một bộ chăn, ra, gối... của Việt Nam tới 500-600 nghìn đồng, mua về còn phải đi may. Trong khi đó, hàng Trung Quốc trọn bộ đã may sẵn, có đầy đủ các kích cỡ, phù hợp với nhiều kiểu giường, mẫu mã cực kỳ đẹp, chỉ có giá 300-400 nghìn đồng/bộ. Như vậy, dù muốn dù không, tôi cũng đành “chia tay” hàng Việt”.
Không phải quá đắn đo về giá cả, nhưng các khách sạn 4-5 sao phục vụ khách cao cấp vẫn không đưa đồ trang trí là hàng Việt vào danh mục “sản phẩm cần mua”. Chị Văn Thị Kiều, Trưởng phòng Kinh doanh khách sạn 4 sao Green Plaza cho hay: “Để thể hiện sự sang trọng và xứng đáng tiêu chuẩn 4 sao cho khách sang, các đồ trang trí, chăn nệm của khách sạn phải là đồ đắt tiền, thiết kế tinh xảo, chất lượng bảo đảm. Mà các yêu cầu đó, hàng Việt đều không theo được, nên chúng tôi đều phải nhập hàng từ châu Âu hoặc Nhật Bản”.
Ông Trần Thanh Tuấn, chủ hệ thống Nhà hàng bánh tráng thịt heo Trần: “Tại sao người Đà Nẵng không dùng sản phẩm Đà Nẵng?”. |
Bài và ảnh: HẰNG VANG