Nhiều giải pháp khôi phục và phát triển doanh nghiệp (DN) hậu suy thoái kinh tế vừa được ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, cùng nhiều chuyên gia kinh tế khác chia sẻ với các DN miền Trung qua buổi hội thảo ngày 28-10 do Công ty APAVE Việt Nam & Đông Nam Á phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng đã tới dự.
Coi trọng cả thị trường xuất khẩu và nội địa
Gần 200 đại biểu tham dự hội thảo. |
Trong tình hình kim ngạch xuất khẩu 9 tháng giảm mạnh, chỉ đạt 41,736 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái, ông đề nghị các DN phải chú ý khai thác những lợi thế như nhiều mặt hàng xuất khẩu như thủy tinh, chè tăng, trong khi dệt may chỉ giảm 1%; nhiều mặt hàng xuất sang Trung Quốc tăng khá như hải sản, nhựa, rau quả; doanh số hàng hóa bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ 9 tháng tăng 18,6%.
Như vậy, nếu năng lực cạnh tranh của sản phẩm được cải thiện, DN hoàn toàn có thể tăng được lượng xuất khẩu và mức bán hàng trên thị trường nội địa. Song song với xuất khẩu, DN phải quan tâm đúng mức thị trường nội địa, vốn là thị trường đầy tiềm năng, với doanh số bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ năm 2008 vào khoảng 60 tỷ USD.
Nói đến vai trò của Nhà nước thời hậu khủng hoảng, ông khẳng định: “Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, gắn với công khai minh bạch các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế-xã hội là điều cần thiết nhất. Tiếp đó, các giải pháp khác như: hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, nâng cao năng lực quản trị của Nhà nước... phải được thực hiện”. Để các DN có thể phát triển đúng hướng, ông cho rằng Nhà nước phải định hướng yêu cầu phát triển và hỗ trợ khu vực tư nhân theo các định hướng đó.
Đổi mới quản trị và phát triển nguồn nhân lực
|
“Chúng tôi trải thảm đỏ để thu hút nhân tài từ bên ngoài. Bên cạnh đó, mạnh dạn giao quyền cho lãnh đạo trẻ, dám nghĩ, dám làm”. Còn giải pháp của ông Nguyễn Quang Dy, Cố vấn cấp cao của APAVE Việt Nam & Đông Nam Á, là chú trọng phát triển cán bộ quản lý tiềm năng và các kỹ sư giỏi, đồng thời có các cơ chế động viên, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận trẻ, đầy nhiệt huyết và nhân lực để “lọc máu”, tăng tính hiệu quả cho bộ máy.
Ngoài ra, ông Phú đặc biệt nhấn mạnh việc đổi mới phương thức marketing, bán hàng như tham gia đấu thầu các dự án khó, có giá trị gia tăng, tránh những chủ đầu tư không quan tâm đến vấn đề chất lượng... Việc mở rộng thị trường ra những khu vực ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đặc biệt tập trung triển khai dịch vụ tại các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Bắc Phi – Trung Cận Đông, theo ông Phú là cách tiếp cận tốt nhất để DN giảm thiểu rủi ro do suy thoái kinh tế gây ra.
Bài và ảnh: P.KHÁNH