Cuối năm thường là thời điểm hàng giả, hàng nhái bùng phát mạnh mẽ nhất. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đứng trước nhiều rủi ro khi mua sắm.
Hàng gia dụng có thương hiệu thường bị làm nhái. (ảnh có tính minh họa) |
Trong đó, Chi cục QLTT kiểm tra, xử lý 1 doanh nghiệp, phạt tiền 15 triệu đồng về hành vi vi phạm, sản xuất rượu giả xuất xứ hàng hóa nhãn hiệu Kiwon, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn của 2.736 chai rượu. Chi cục còn kiểm tra, xử lý 8 cơ sở kinh doanh quần áo may mặc sẵn, phạt tiền 40 triệu đồng về hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn về tên thương mại, biểu tượng kinh doanh để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa của mình và của doanh nghiệp khác, nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Và mới đây nhất là việc phát hiện hạt dưa có chứa chất cấm gây ung thư, gây xôn xao dư luận.
Do nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán tăng mạnh, nên tình trạng sản xuất, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng nhái cũng sẽ tăng lên, với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Theo các cơ quan chức năng, các mặt hàng thường được làm giả, hàng nhái trong thời điểm này tập trung chủ yếu vào các mặt hàng rượu ngoại, áo quần may sẵn, kẹo bánh các loại, hạt dưa, hàng thực phẩm chế biến, đồ điện gia dụng…
Nên mua rượu ở các điểm kinh doanh uy tín. |
|
Trong đó, lực lượng Quản lý thị trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng mở đợt cao điểm chống hàng lậu, hàng giả; đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, các điểm kinh doanh hàng Tết, kho bãi tập kết hàng, các hoạt động khuyến mại, vận chuyển buôn bán hàng hóa, đặc biệt là các nguồn hàng từ các tỉnh đưa về Đà Nẵng… nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần bình ổn giá cả thị trường, không thể xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa giả tạo, giá cả tăng đột biến.
Bài và ảnh: Phương Uyên