.

Carlos Slim: "Vua Midas" đẻ ra tiền

.
(ĐNĐT) - Tỷ phú người Mexico, Carlos Slim là người giàu nhất thế giới năm 2011 với tài sản trị giá 74 tỷ USD.  Ông trùm truyền thông này tỏ rõ tài năng kinh doanh khi mới 10 tuổi, lúc ông nhét đầy túi quần những đồng peso nhờ bán đồ uống và bánh snacks cho gia đình mình.

Mô tả ảnh.
"Vua Midas" Carlos Slim (Ảnh: Reuters)
Hơn một nửa thế kỷ sau đó, ở tuổi 70, năm 2010, Slim đã sở hữu một tài sản lên tới 53,5 tỷ USD, soán ngôi nhà sáng lập hãng Microsoft Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới. Năm 2011, ông vẫn là người giàu nhất thế giới với tài sản lên đến 74 tỷ USD, theo công bố của Forbes ngày 9-3.

Lúc còn trẻ, Carlos Slim luôn tính toán sổ sách về những gì mà ông kiếm được và chi tiêu, cũng như đã mua một khoản nợ tiết kiệm của chính phủ để từ đó ông học được những bài học có giá trị về lãi suất tích lũy.
 
Slim học được những bài học kinh doanh đầu tiên từ cha mình, Julian Slim Hadda, một người Lebanon nhập cư đến Mexico vào đầu những năm 1900. Ông mở cửa hàng tạp hóa “Star of the Orient” (tạm dịch Ngôi sao phương Đông” và mua rẻ các tài sản trong suốt cuộc Cách mạng Mexico.

Sau khi học cơ khí, Slim thành lập một công ty bất động sản và làm việc với tư cách là một nhà buôn trên thị trường chứng khoán Mexico.

Khi tài sản tăng lên, ông lại mở một nghề môi giới vào giữa thập niên 1960, và một thập niên sau ông lại bắt đầu những đặt tính của một nhà buôn có thương hiệu bằng việc mua lại các công ty đang sụp đổ, kể cả một công ty thuốc lá. Ông mua lại các cửa hàng lớn và các tiệm cà phê nhãn hiệu Sanborn, một công ty khai thác mỏ và các nhà sản xuất dây và cáp điện.

Hoạt động kinh doanh tạo nên tên tuổi của ông diễn ra vào năm 1990 khi ông và đối tác của mình mua lại công ty viễn thông nhà nước Telmex đang thua lỗ với giá 1,7 tỷ USD và chuyển nó thành một cổ máy đẻ ra tiền. Sau đó, ông tách ra một công ty có tên gọi là America Movil và mở rộng nó để trở thành công ty di động lớn thứ 4 thế giới.

 
Những thương gia làm nhiều việc tốt bằng cách tạo ra công ăn việc làm và tài sản thông qua đầu tư, chứ không phải là bằng việc làm như những ông già Noel
 
Tỷ phú Carlos Slim
Vào năm 1987, khi thị trường chứng khoán tụt dốc trong nhiều cơn khủng hoảng tại Mexico, Slim đã thấy các cơ hội mà nơi đó, nhiều người lo sợ về các thảm họa, ông đã mua lại các cổ phiếu hạ giá và bán khi chúng hồi phục.
 
Vào năm 2008, ông đã mua một cổ phần nhỏ tại tờ New York Times khi cổ phiếu của nó rớt giá. Giờ đây, chứng chỉ mà ông được xác nhận đã cho nhà xuất bản này vay 250 triệu USD có thể đem lại cho ông hơn 80 triệu USD nữa và có thể đem lại 16% cổ phần trong công ty cho Slim. Thế mà ông lại nói rằng, ông chẳng có lợi lộc gì trong việc trở thành một người có quyền lực trong giới truyền thông tại Mỹ.
 
Đế chế kinh doanh bao la của ông bao gồm các cửa hàng nổi tiếng tại Mexcio, các hãng viễn thông, khách sạn, nhà hàng, giàn khoan dầu, công ty xây dựng và ngân hàng Inbursa. Vì vậy, người ta khó có một ngày nào mà không đóng góp cho ông một ít tiền tại nước này. Bên ngoài Mexico, Slim còn có các cổ phần tại các tập đoàn có thanh thế như tập đoàn bán lẻ Saks và Công ty New York Times Co.

"Vua Midas"
 
Mặc dù bị chỉ trích độc quyền, ông vẫn có một triết lý giản đơn là làm ra tiền. “Tài sản như một vườn cây ăn quả, với nó, bạn phải làm sao cho cây sinh trưởng, tái đầu tư cho nó lớn hơn hoặc chuyển hóa nó sang các khu vực khác”, ông nói.

Slim được mệnh danh là "vua Midas", “cú chạm biến thành vàng” như truyền thuyết, vì buộc các công ty đang giẫy chết phải sống dậy và biến nó thành gà đẻ trứng vàng.

Slim từng nói rằng: “Chúng tôi biết rằng, các cuộc khủng hoảng thường mang tính tạm thời và không có cuộc khủng hoảng nào kéo dài 100 năm, và luôn luôn có những sự phóng đại. Mỗi khi có một cuộc khủng hoảng buộc phải có những điều chỉnh, thì hành động thái quá lại kéo đến, cùng với nhiều điều mà người ta chưa đánh giá đúng mức.”

Slim đã chuyển giao việc điều hành các công ty của mình cho 3 người con trai và các đối tác kinh doanh trung thành nhưng ông vẫn có trách nhiệm rõ ràng khi xuất hiện trước giới truyền thông cùng họ.

Tài sản khổng lồ của Slim tăng dần theo cuộc đời tằn tiện của ông. Giờ đây, ông vẫn sống trong ngôi nhà mà ông đã sống 40 năm qua và lái chiếc xe Mercedes Benz cổ lỗ sĩ, cho dù nó được bọc thép và được vệ sĩ hộ tống. Ông tránh xa các máy bay, thuyền buồm và các thứ tài sản sang trọng khác như những người thượng lưu Mexico.
 
Ông đã trở nên quan tâm hơn đến cuộc chiến chống nghèo đó, mù chữ và tình trạng y tế tồi tệ tại Mỹ Latinh và thúc đẩy các dự án thể thao cho người nghèo. Tuy vậy, ông không bao giờ có ý góp tài sản cho các quỹ từ thiện như Bill Gates và tỷ phú Warrent Bufftet đã làm.

“Những thương gia làm nhiều việc tốt bằng cách tạo ra công ăn việc làm và tài sản thông qua đầu tư, chứ không phải là bằng việc làm như những ông già Noel”, ông nói.

Quang Hiển (Theo Reuters)
;
.
.
.
.
.