Kinh tế

Tìm đầu ra cho rau an toàn

Bài cuối: Đâu là giải pháp?

07:38, 14/04/2016 (GMT+7)

Nông dân Đà Nẵng đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất rau an toàn (RAT), nhưng đến nay, thương hiệu RAT Đà Nẵng vẫn loay hoay tìm chỗ đứng. Làm sao để RAT Đà Nẵng có đầu ra bền vững là bài toán khó mà ngành nông nghiệp thành phố gian nan tìm lời giải.

Cần triển khai giải pháp đồng bộ để thương hiệu rau an toàn Đà Nẵng đến với người tiêu dùng.
Cần triển khai giải pháp đồng bộ để thương hiệu rau an toàn Đà Nẵng đến với người tiêu dùng.

Cần hệ thống nhận diện sản phẩm

Theo Ban Quản lý chợ Đầu mối Hòa Cường, lượng RAT sản xuất tại các địa phương ở Đà Nẵng và Quảng Nam chỉ chiếm 3-5% trong tổng số lượng rau về chợ, thế nhưng cũng chỉ được gọi dưới cái tên chung chung là… rau quê. Số rau quê này được các thương lái đem về bán tại các chợ lẻ cũng chịu “số phận” nổi trôi như rau thường. “Người đi chợ chỉ cần biết rau quê là rau sạch chứ nói rau của vùng này, vùng nọ nhiều khi họ không biết”, chị N.T.L, tiểu thương bán rau tại chợ Đầu mối Hòa Cường cho biết.

Trong khi đó, RAT được sản xuất trên các cánh đồng rau tại Đà Nẵng hiện chưa có bao bì, thiếu các chứng nhận về an toàn… nên người tiêu dùng hoặc không biết hoặc chưa “mặn mà”. “Theo tôi nghĩ, để RAT Đà Nẵng được người dân thành phố biết và chọn mua thì cần có hệ thống nhận diện sản phẩm ghi trên bao bì như thương hiệu, ngày sản xuất, tiêu chuẩn an toàn... Tất nhiên việc đóng bao bì sẽ khiến giá RAT đắt hơn rau thường, nhưng phải làm để tạo dựng thương hiệu cho RAT Đà Nẵng. Ngành nông nghiệp nên hỗ trợ ban đầu về chi phí bao bì để giá RAT có sức cạnh tranh trên thị trường”, ông Trần Văn Hoàng, Giám đốc HTX sản xuất RAT La Hường đề xuất.

Hiện chỉ duy nhất ở HTX Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ An Hải Đông có hệ thống nhận diện sản phẩm của làng rau La Hường; vì thế rau bán được giá và tiêu thụ cũng nhanh hơn. Dù giá rau La Hường đắt hơn so với rau chợ nhưng người tiêu dùng vẫn ưu ái chọn mua vì có sự nhận diện sản phẩm này.

Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền, người mua rau bộc bạch: “Dù giá rau La Hường bán ở quầy đắt hơn so với rau ở chợ, nhưng tôi vẫn chọn mua vì rau ngon mà lại bảo đảm sức khỏe cho gia đình”. Theo HTX Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ An Hải Đông, do nhu cầu sử dụng RAT của người dân ngày càng tăng nên doanh thu bán rau La Hường của HTX cũng tăng đều qua các năm từ 20-25%.

Các chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, vấn đề tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm RAT Đà Nẵng không đơn thuần là đưa rau vào trường học, bếp ăn tập thể, nhà hàng… mà làm sao để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng mới là điều quan trọng. Ngoài việc xây dựng hệ thống nhận diện sản phẩm trên bao bì thì việc quảng bá sản phẩm, xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng cũng là giải pháp quan trọng.

Mở chuỗi cửa hàng bán lẻ

Hiện nguồn rau trồng ở Đà Nẵng chỉ đáp ứng được từ 20-30% nhu cầu của người dân, còn lại phải nhập ở các tỉnh khác về. Tuy nhiên, nghịch lý là trong khi nông dân trồng RAT đang “đau đầu” với bài toán đầu ra cho sản phẩm thì đại đa số người tiêu dùng lại khó tiếp cận được rau bảo đảm chất lượng.

Ông Lê Văn Phiếu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân quận Cẩm Lệ cho hay: “Hiện vẫn chưa có phân khúc thị trường dành riêng cho sản phẩm RAT, ở các chợ lẻ cũng chưa có khu dành riêng để bán. Để RAT Đà Nẵng đến tay người tiêu dùng, tôi nghĩ, ngành nông nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ rộng khắp trên địa bàn thành phố”.

CLB Sản xuất và tiêu thụ rau Hòa Vang cũng đang tìm kiếm địa điểm để mở cửa hàng rau sạch ở quận Hải Châu nhằm đưa thương hiệu của vùng rau Hòa Vang đến với giới công chức, viên chức, người lao động trong thành phố.

“Việc hình thành các cửa hàng rau sạch trong thời điểm hiện nay là thật sự cần thiết để người tiêu dùng có thể tiếp cận được với nguồn thực phẩm sạch, đồng thời là điều kiện cấp thiết để duy trì các HTX rau sạch ổn định sản xuất. Tuy nhiên, việc tìm địa điểm mở cửa hàng bán lẻ cho vùng rau Hòa Vang rất khó khăn, một mặt giá thuê mặt bằng cao rồi phải thuê nhân viên bán hàng nữa”, bà Ngô Thị Hạnh, Phó phòng NN&PTNT huyện Hòa Vang trăn trở.

Để thương hiệu RAT Đà Nẵng đến tận tay người tiêu dùng, theo các chuyên gia nông nghiệp, các HTX RAT cần phát triển thêm kênh bán hàng trực tuyến. Điều này không những giúp người trồng RAT mở rộng thị trường mà còn mở ra hướng phát triển hiện đại và bền vững trong việc tiêu thụ nông sản nói chung, RAT nói riêng.

“Chúng tôi rất muốn lập trang thông tin điện tử để bán rau qua mạng vì hiện nay lượng người truy cập mạng xã hội ngày càng tăng. Tuy nhiên, với những người nông dân quen “chân lấm tay bùn” như chúng tôi thì việc lập trang thông tin điện tử rất khó khăn. Chúng tôi rất cần hỗ trợ về mặt kỹ thuật, cách thức kinh doanh qua mạng, cách thức quảng bá để làm sao tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng khi mua rau qua mạng”, ông Nguyễn Văn Dũng, Tổ trưởng Tổ sản xuất RAT ở thôn Yến Nê, xã Hòa Tiến nói.

Thiết nghĩ, việc đầu tư, phát triển sản xuất RAT của ngành nông nghiệp thành phố không nên dừng lại ở mô hình mà cần có chính sách, biện pháp hỗ trợ xây dựng thương hiệu nhằm giúp RAT “sản xuất tại Đà Nẵng” có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Bài và ảnh: HOÀNG HÂN

Cần hệ thống nhận diện
sản phẩm
Theo Ban Quản lý chợ Đầu mối Hòa Cường, lượng RAT sản xuất tại các địa phương ở Đà Nẵng và Quảng Nam chỉ chiếm 3-5% trong tổng số lượng rau về chợ, thế nhưng cũng chỉ được gọi dưới cái tên chung chung là… rau quê. Số rau quê này được các thương lái đem về bán tại các chợ lẻ cũng chịu “số phận” nổi trôi như rau thường. “Người đi chợ chỉ cần biết rau quê là rau sạch chứ nói rau của vùng này, vùng nọ nhiều khi họ không biết”, chị N.T.L, tiểu thương bán rau tại chợ Đầu mối Hòa Cường cho biết.
Trong khi đó, RAT được sản xuất trên các cánh đồng rau tại Đà Nẵng hiện chưa có bao bì, thiếu các chứng nhận về an toàn… nên người tiêu dùng hoặc không biết hoặc chưa “mặn mà”. “Theo tôi nghĩ, để RAT Đà Nẵng được người dân thành phố biết và chọn mua thì cần có hệ thống nhận diện sản phẩm ghi trên bao bì như thương hiệu, ngày sản xuất, tiêu chuẩn an toàn... Tất nhiên việc đóng bao bì sẽ khiến giá RAT đắt hơn rau thường, nhưng phải làm để tạo dựng thương hiệu cho RAT Đà Nẵng. Ngành nông nghiệp nên hỗ trợ ban đầu về chi phí bao bì để giá RAT có sức cạnh tranh trên thị trường”, ông Trần Văn Hoàng, Giám đốc HTX sản xuất RAT La Hường đề xuất.
Hiện chỉ duy nhất ở HTX Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ An Hải Đông có hệ thống nhận diện sản phẩm của làng rau La Hường; vì thế rau bán được giá và tiêu thụ cũng nhanh hơn. Dù giá rau La Hường đắt hơn so với rau chợ nhưng người tiêu dùng vẫn ưu ái chọn mua vì có sự nhận diện sản phẩm này. Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền, người mua rau bộc bạch: “Dù giá rau La Hường bán ở quầy đắt hơn so với rau ở chợ, nhưng tôi vẫn chọn mua vì rau ngon mà lại bảo đảm sức khỏe cho gia đình”. Theo HTX Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ An Hải Đông, do nhu cầu sử dụng RAT của người dân ngày càng tăng nên doanh thu bán rau La Hường của HTX cũng tăng đều qua các năm từ 20-25%.
Các chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng, vấn đề tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm RAT Đà Nẵng không đơn thuần là đưa rau vào trường học, bếp ăn tập thể, nhà hàng… mà làm sao để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng mới là điều quan trọng. Ngoài việc xây dựng hệ thống nhận diện sản phẩm trên bao bì thì việc quảng bá sản phẩm, xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng cũng là giải pháp quan trọng.
Mở chuỗi cửa hàng bán lẻ    
Hiện nguồn rau trồng ở Đà Nẵng chỉ đáp ứng được từ 20-30% nhu cầu của người dân, còn lại phải nhập ở các tỉnh khác về. Tuy nhiên, nghịch lý là trong khi nông dân trồng RAT đang “đau đầu” với bài toán đầu ra cho sản phẩm thì đại đa số người tiêu dùng lại khó tiếp cận được rau bảo đảm chất lượng. Ông Lê Văn Phiếu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân quận Cẩm Lệ cho hay: “Hiện vẫn chưa có phân khúc thị trường dành riêng cho sản phẩm RAT, ở các chợ lẻ cũng chưa có khu dành riêng để bán. Để RAT Đà Nẵng đến tay người tiêu dùng, tôi nghĩ, ngành nông nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ rộng khắp trên địa bàn thành phố”.
CLB Sản xuất và tiêu thụ rau Hòa Vang cũng đang tìm kiếm địa điểm để mở cửa hàng rau sạch ở quận Hải Châu nhằm đưa thương hiệu của vùng rau Hòa Vang đến với giới công chức, viên chức, người lao động trong thành phố. “Việc hình thành các cửa hàng rau sạch trong thời điểm hiện nay là thật sự cần thiết để người tiêu dùng có thể tiếp cận được với nguồn thực phẩm sạch, đồng thời là điều kiện cấp thiết để duy trì các HTX rau sạch ổn định sản xuất. Tuy nhiên, việc tìm địa điểm mở cửa hàng bán lẻ cho vùng rau Hòa Vang rất khó khăn, một mặt giá thuê mặt bằng cao rồi phải thuê nhân viên bán hàng nữa”, bà Ngô Thị Hạnh, Phó phòng NN&PTNT huyện Hòa Vang trăn trở.
Để thương hiệu RAT Đà Nẵng đến tận tay người tiêu dùng, theo các chuyên gia nông nghiệp, các HTX RAT cần phát triển thêm kênh bán hàng trực tuyến. Điều này không những giúp người trồng RAT mở rộng thị trường mà còn mở ra hướng phát triển hiện đại và bền vững trong việc tiêu thụ nông sản nói chung, RAT nói riêng. “Chúng tôi rất muốn lập trang thông tin điện tử để bán rau qua mạng vì hiện nay lượng người truy cập mạng xã hội ngày càng tăng. Tuy nhiên, với những người nông dân quen “chân lấm tay bùn” như chúng tôi thì việc lập trang thông tin điện tử rất khó khăn. Chúng tôi rất cần hỗ trợ về mặt kỹ thuật, cách thức kinh doanh qua mạng, cách thức quảng bá để làm sao tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng khi mua rau qua mạng”, ông Nguyễn Văn Dũng, Tổ trưởng Tổ sản xuất RAT ở thôn Yến Nê, xã Hòa Tiến nói.
Thiết nghĩ, việc đầu tư, phát triển sản xuất RAT của ngành nông nghiệp thành phố không nên dừng lại ở mô hình mà cần có chính sách, biện pháp hỗ trợ xây dựng thương hiệu nhằm giúp RAT “sản xuất tại Đà Nẵng” có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều người tiêu dùng biết đến.
Bài và ảnh: HOÀNG HÂN
.