Nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

.

Báo Đà Nẵng vừa đăng tải tuyến bài "Giải pháp phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" phản ánh những kết quả, khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp liên kết nhằm đẩy mạnh phát triển vùng. Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 21-4-2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội, UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành Công văn số 4959/UBND-SKHĐT ngày 9-9-2022 xác định các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng.

Các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đề nghị và mong muốn Đại học Đà Nẵng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển ở khu vực. Ảnh: TRIỆU TÙNG
Các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đề nghị và mong muốn Đại học Đà Nẵng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển ở khu vực. Ảnh: TRIỆU TÙNG

Theo đó, UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan Trung ương liên quan khẩn trương lập và trình phê duyệt quy hoạch cấp tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đển năm 2050; phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương liên quan và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu chung về các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển, các công trình trọng điểm, dự án lớn triển khai trên địa bàn phục vụ công tác điều phối các hoạt động liên kết vùng.

Đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cấp thẩm quyền bố trí nguồn lực đầu tư từ ngân sách cho các công trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng nhưng khó thu hút nhà đầu tư bên ngoài; tăng cường thu hút kêu gọi đầu tư theo các hình thức đối tác công tư (PPP), đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, phát huy lợi thế về giao thông đường thủy của vùng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm huy động đa dạng các nguồn lực, kết hợp nguồn vốn giữa Trung ương và địa phương; đẩy mạnh thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài (FDI), vốn tư nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác đế triển khai các dự án trọng điếm, có tính chất đột phá, thúc đấy liên kết vùng; tổng hợp danh mục các dự án thu hút đầu tư, nhất là các dự án FDI dựa trên các tiêu chí lựa chọn như: có giá trị gia tăng và sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, có suất đầu tư cao, hệ số sử dụng đất thấp...

Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút các dự án phát triển công nghệ cao; nâng cao hiệu quả sử dụng đất, lan tỏa phát triển khoa học công nghệ, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội thành phố; ưu tiên thu hút các dự án có hàm lượng khoa học công nghệ lớn, doanh nghiệp khoa học công nghệ phù hợp.

Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các dự án tại các khu công nghiệp bằng nhiều giải pháp tối ưu hóa tỷ lệ xây dựng và tăng chiều cao tầng các nhà máy, xí nghiệp. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng có trách nhiệm đẩy mạnh thu hút FDI phù hợp quá trình hội nhập và có chọn lọc các dự án có trình độ công nghệ cao, thân thiện môi trường, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực vùng có lợi thế; hướng vào các đối tác giàu tiềm năng, nhất là các nước phát triển, đồng thời tiếp tục mở rộng đối với các đối tác đã đầu tư nhiều vào vùng.

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt các hoạt động điều phối liên kết giữa các bộ và địa phương trong vùng KTTĐMT; phát huy vai trò động lực, kết nối vùng KTTĐMT, kịp thời đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là các khu vực gây bức xúc cho người dân. Thực hiện nghiêm việc đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là tại các khu đô thị để tạo nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng thúc đẩy liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội và thuận lợi cho người dân.

Các sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong tất cả các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong mọi hoạt động của nền kinh tế.

Về nâng cao tính liên kết vùng, UBND thành phố giao các sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ tăng cường liên kết vùng, tiểu vùng và liên kết giữa các tỉnh miền Trung với Tây Nguyên, hợp tác cùng phát triển.

UBND thành phố cũng giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và đề nghị Đại học Đà Nẵng tập trung đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm chất lượng và cơ cấu ngành hợp lý; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực trong một sổ lĩnh vực: lãnh đạo quản lý, khoa học công nghệ, giao thông vận tải, dịch vụ, du lịch, chế biến chế tạo... đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý và sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của doanh nghiệp/thị trường lao động và đặc điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Đà Nẵng là cực tăng trưởng của một trong bốn vùng kinh tế động lực quốc gia
Ngày 14-9, tại hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã công bố một số nhiệm vụ trọng tâm trong quy hoạch tổng thể quốc gia. Theo đó, trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay, lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất (vùng lõi) để hình thành các vùng động lực quốc gia, bao gồm: tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Hạ Long, Vân Đồn); tứ giác Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu; vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi và tam giác Cần Thơ - An Giang (Long Xuyên) - Kiên Giang (Rạch Giá, Phú Quốc) với những cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. 

TRIỆU TÙNG

;
;
.
.
.
.
.