3.000 phòng và 7.000 lao động tăng thêm là nhu cầu thực tế của ngành du lịch Đà Nẵng trong 3 năm tới. Trong tình hình trình độ học vấn và kỹ thuật của nhân lực miền Trung thấp hơn so với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, các nhà quản lý du lịch sẽ làm gì để tăng số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực đặc thù này?
Sinh viên chỉ thích đứng chỗ “ngon ngon"
Đại diện Đại học Duy Tân và Furama Resort ký kết biên bản hợp tác đào tạo nguồn nhân lực. |
Sau cuộc khảo sát mới đây trên 40 khách sạn, nhà nghỉ ở Đà Nẵng, ông Christian Schoen, Cố vấn Chương trình Hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam (EU-VPSSP) chỉ rõ: Nhân lực Đà Nẵng chưa đáp ứng được nhu cầu của 2 luồng khách riêng biệt - nội địa và quốc tế; sự lôi kéo nhân lực giỏi giữa các doanh nghiệp đang diễn ra gay gắt. Tổng Giám đốc điều hành khách sạn Furama, ông Duncan Maclean cho thấy sự khó khăn của doanh nghiệp mình trong việc tuyển dụng lao động chuyên nghiệp, có tay nghề và giỏi quản lý.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp thích tuyển dụng sinh viên ngoại ngữ hơn sinh viên được đào tạo chuyên ngành du lịch. Bởi “Sinh viên ngành du lịch thường yếu về ngoại ngữ, chúng tôi ưu tiên tuyển sinh viên ngoại ngữ, sau đó sẽ tiếp tục đào tạo nghiệp vụ du lịch cho họ trong khoảng thời gian ngắn”, ông Trịnh Bằng Có, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch thành phố lý giải. Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh lại đưa ra thực tế khác: Sinh viên ra trường bậc đại học không nhiều, chủ yếu là trung cấp, sơ cấp. Thêm vào đó, học viên các trường nghiệp vụ du lịch lại “đổ dồn” vào học các ngành “ngon ngon” như lễ tân, hướng dẫn viên du lịch, số đăng ký học các nghiệp vụ khác (buồng phòng, bếp...) chiếm tỷ lệ thấp.
Và đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút về chất lượng dịch vụ, làm suy giảm lượng khách. Như vậy, các nhà đầu tư lớn trong tương lai, sẽ xem xét lại hiệu quả đầu tư của mình vào Đà Nẵng, và tiếp tục cân nhắc kỹ lưỡng đối với các dự án khác.
Thị trường cần tới đâu, đào tạo tới đó
|
Ở đó, doanh nghiệp sẽ cho biết họ cần gì, và sinh viên sẽ được định hướng: nếu muốn làm việc ở các khách sạn và nhà hàng cao cấp, họ phải có tiêu chuẩn gì. Từ đó, mỗi sinh viên sẽ có hướng tự rèn luyện, tích lũy kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ sao cho khi ra trường sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu của nhà tuyển dụng”. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay, theo ông, là các trường chưa tổ chức được hội thảo. Về phía doanh nghiệp, họ cũng chưa sẵn sàng nhân sự và kế hoạch cụ thể cho hoạt động có ý nghĩa dài hạn này.
Liên kết giữa các trường đào tạo du lịch, doanh nghiệp và ngân hàng
Theo ông Huỳnh Tấn Vinh, trong thực tế, khi các trường tăng chất lượng đào tạo để phù hợp với nhu cầu của nhiều dự án du lịch lớn, mang tầm vóc quốc tế, kinh phí đào tạo theo đó sẽ tăng lên. Vì thế, các ngân hàng cần có chính sách phù hợp để học sinh, sinh viên ngành du lịch vay vốn học tập. Trong hội thảo “Nhu cầu nguồn nhân lực Đà Nẵng” ngày 22-5, đại diện Chi nhánh Đà Nẵng, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank) đã cam kết sẽ thực hiện thêm nhiều chương trình hỗ trợ vay vốn, giảm tối đa sự phiền nhiễu về thủ tục cho học sinh, sinh viên. Ông Huỳnh Tấn Vinh cũng đề nghị các trường xem xét mức độ thực tế trong hoạt động thực tập của sinh viên, biến kỳ thực tập thành một khoảng thời gian tích lũy kinh nghiệm, chứ không phải thực tập cho có, để lấy chữ ký về làm báo cáo tốt nghiệp.
Sắp tới, một số trường có đào tạo ngành du lịch như Đại học Kinh tế, Đại học Duy Tân cũng sẽ liên kết với nhiều doanh nghiệp du lịch cùng đào tạo và tăng thời lượng thực hành cho sinh viên. Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Trương Bá Thanh khẳng định: “Chúng tôi sẽ không “giao khoán” hoàn toàn việc thực tập cho doanh nghiệp như trước đây, mà sẽ phối hợp giữa hai bên để đạt hiệu quả đào tạo cao nhất”.
Bài và ảnh: HẰNG VANG