Dù các lực lượng Công an, CSGT, Đội trật tự du lịch được tăng cường tại nhiều điểm đón khách tàu biển, nạn chèo kéo, cò mồi khách vẫn không giảm. Sau khi báo chí liên tục phản ánh về tình hình trên, các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp cần thiết. Nhưng liệu đó có phải là thuốc “đặc trị” cho “căn bệnh” gần như đã kháng thuốc?
6 vây 1
Du khách giữa vòng vây người bán hàng, cò mồi và tài xế taxi. |
Không chỉ chèo kéo khách mua hàng, họ còn đi theo khách vào shop, đặt giá với taxi, rồi buộc chủ shop, tài xế taxi phải trả tiền “cò”. Tại khu vực trước Nhà hát Trưng Vương, chúng tôi chứng kiến không ít trường hợp cò đập cửa ầm ầm vào taxi đang chở khách vì tài xế không chịu trả tiền. Có cả một số bác tài xích lô du lịch cùng nhiều lái xe taxi cũng tham gia vào đội chèo kéo. Ông Trần Văn Thanh, Đội trưởng Đội Quy tắc đô thị quận Hải Châu cho hay, các xe taxi đậu quanh quẩn các khu vực đón khách, còn tài xế cứ theo khách kì nèo.
Tình trạng trên khiến ông Nguyễn Thành Lưu, Giám đốc Chi nhánh Saigontourist - Đà Nẵng (đơn vị khai thác tàu biển mạnh nhất miền Trung) bức xúc: “Khách hàng than phiền với chúng tôi rất dữ. Ở TP. Hồ Chí Minh cũng có chuyện chèo kéo bán hàng, nhưng việc cò mồi như ở đây là quá sức!”. Theo ông Nguyễn Phúc Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), do số lượng công an và bảo vệ trật tự tại các điểm trên khá ít và hoạt động chưa thật chu đáo, hơn nữa, khách du lịch đi khắp thành phố nên không lực lượng nào có thể theo suốt để kiểm soát tình hình.
Thêm công an, có chấm dứt chèo kéo?
Xích lô du lịch cũng tham gia vào việc tranh giành khách. |
|
Đồng thời, căn cứ lượng khách đến trong mỗi đợt, quận sẽ điều phối các lực lượng bảo vệ an ninh trật tự thích hợp. Ông Toàn cũng đề nghị công an sử dụng camera, máy ghi âm, máy chụp ảnh lưu lại hình ảnh cò mồi, chèo kéo để có bằng chứng xử phạt theo các tội gây rối trật tự công cộng, cản trở người thi hành công vụ... Sở VH-TT-DL cũng làm việc với hãng taxi Mai Linh về việc chấn chỉnh hoạt động của mình tại các điểm đón khách, nếu không, Sở có thể kiến nghị với UBND thành phố thay thế bằng một hãng khác. Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng hiến kế:
“Lấy kinh nghiệm ở Huế, 1-2 công an cắm chốt thường xuyên ở điểm du lịch, trong khi đó cảnh sát cơ động tuần tra, rảo quanh các tuyến phố và có biện pháp xử lý đối với những tay chèo kéo, cò mồi”.
Để giải quyết tận gốc vấn đề, ông Sơn cho rằng nên tổ chức thành các lô, quầy bán hàng để người lao động có việc làm, chấm dứt nạn chèo kéo khách. Việc hỗ trợ công ăn việc làm cho các đối tượng trên đã được nhiều cơ quan tính tới. Tuy nhiên, bà Nguyễn Châu Loan, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu, phát triển du lịch (Sở VH-TT-DL) lại đưa ra thực tế: “Các hộ buôn bán hàng rong trên đỉnh Hải Vân quan sau khi được chính quyền hỗ trợ lại tiếp tục “hành nghề”. Nghĩa là không loại trừ trường hợp được hỗ trợ rồi, những người khác sẽ theo “gương” đó ra chèo kéo khách để được hỗ trợ”.
|
Bài và ảnh: HẰNG VANG