Từ Đà Nẵng, vùng đất sông - biển, chúng tôi về miền Tây Nam bộ mà vẫn không khỏi ngỡ ngàng về một miền sông nước nên thơ, đẹp như cổ tích. Đi trên sông nước này, một cảm nhận khác biệt về đời sống hồn nhiên của người dân nơi đây…
Ở chợ nổi Cái Răng, thuyền bán món gì sẽ treo lên cây bẹo món đó. |
Vẫn là chợ nổi, nhưng mỗi ngày mỗi khác
Mới hơn 5 giờ sáng, còn mịt mùng trong giấc ngủ, tôi đã nghe rõ tiếng máy ghe, máy thuyền kêu phành phạch, tiếng người buôn bán gọi nhau í ới từ bến Ninh Kiều (Cần Thơ) vọng lại. Buổi sớm dọc bến sông thanh bình trong ánh nắng mai đổ muôn hồng nghìn tía. Các cô, các bà từ ghe lên bờ, mang theo những giỏ trái cây chín thơm lừng lựng vừa mua từ chợ nổi Cái Răng. Ngược lại, nhiều người cũng tất tả xuống thuyền để không lỡ chuyến chợ...
Nhiều chiếc xuồng máy nhỏ trang bị sẵn áo phao đậu dọc bến nước, mời chào khách du lịch đi tham quan chợ nổi. Tiếng người đi bộ tập thể dục nói chuyện lào xào. Thấp thoáng tiếng cười của đôi trai gái cùng mặc áo tím hẹn nhau ngồi ngắm nắng trên sông. Tất cả thanh âm quyện lẫn vào nhau như một bản hòa ca ấm êm của cuộc sống.
Ngồi trên tàu du lịch hơn một tiếng mới tới chợ nổi Cái Răng. Xem ra, dân Tây còn ham khám phá sông nước hơn cả ta, khi chúng tôi ghi nhận gần chục chiếc cả xuồng lẫn tàu chở đầy ắp khách nước ngoài cùng xuôi về chợ nổi. Từ xa, những cây bẹo treo trái thơm, củ khoai, chùm ổi lủng lẳng thấp thoáng. Hễ cây bẹo treo món gì, thuyền sẽ bán món đó.
Ông Lâm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm điều hành du lịch của Công ty Du lịch Canthotourist chỉ vào những dáng bẹo liêu xiêu: “Tất cả các cây bẹo đều có cùng một độ nghiêng. Mỗi ngày, thuyền sẽ treo mỗi loại trái khác nhau”. Ví như cùng là khoai lang, nhưng mỗi ngày chùm khoai lại được chủ thuyền treo mỗi kiểu đầy ngẫu hứng, và lại hòa với màu trời riêng của từng ngày. Chính vì thế, theo ông Sơn, người quan sát chợ nổi từng ngày cũng không bao giờ nhàm chán.
Chợ không có tiếng rao mời, cũng chẳng náo nhiệt gọi nhau, nhưng cảnh giao thương diễn ra rất tấp nập. Ồn ã chăng là bởi tiếng reo hò từ những khách du lịch quá thích thú với cảnh mua bán đặc biệt và sự trao đổi hàng hóa giữa khách và chủ thuyền. Những chiếc thuyền con chèo áp sát vào những chiếc tàu du lịch, cắt xoài, thơm mời khách ăn thử.
Sau khi mua mỗi người một bọc trái cây to, khách lấy mì gói, cá hộp, bánh ngọt “thủ” sẵn đổi lại hàng hóa trên thuyền. Những cư dân nhỏ tuổi của sông nước - con của các chủ thuyền - mới 6, 7 tuổi cũng theo cha mẹ ngang dọc mua bán. Một chủ thuyền từ Kiên Giang tới cho hay, đã mười năm nay, cũng như nhiều gia đình khác, cả nhà anh sống với chiếc thuyền mua đi bán lại. Các sinh hoạt như ăn uống, tắm giặt, phơi đồ... đều diễn ra ngay trên thuyền.
“Thương hồ” mê mải
Buôn bán trên sông là nét đặc thù của các tỉnh ĐBSCL. Ở Cà Mau, du khách không cần phải đợi đến chợ nổi, mà có thể chiêm ngưỡng cảnh mua bán ngay trên đường sông thẳng tiến về Đất Mũi. Những vựa cá, vựa gạo, thậm chí cả... cây xăng với hai nửa trên bờ-dưới nước trải dọc sông. Các tiệm hớt tóc, sửa đồ điện, điện tử, tiệm bán phân, giống cây... đều có mặt.
Các shop di động cũng không ngừng xuôi ngược, rao bán đủ loại hàng hóa từ cá tôm, rau củ đến... thuốc tây. Để di chuyển dễ dàng trên mặt nước, hầu như nhà nào cũng sắm một chiếc vỏ lãi, có giá khoảng 15 triệu đồng, hình dạng như chiếc ghe con, có thể chở được 5-7 người với vận tốc 60km/giờ. Bãi “giữ xe” ở các khu chợ xếp đầy các vỏ lãi được neo vào cọc.
Lấy cảm hứng từ đặc thù mua bán trên sông, ông Lâm Văn Sơn đã “chế” ra tour “Thương hồ”. Chúng tôi may mắn đi tour này giữa đêm trăng 16 lóng lánh trải ánh vàng xuống thuyền. Dưới ánh nến lung linh trong những chiếc lồng đèn được đẽo gọt khéo léo từ quả thơm và đu đủ, du khách mải mê nghe điệu đờn ca tài tử do 4 nghệ nhân kỳ cựu của đất Cần Thơ biểu diễn. Điệu hò Cần Thơ nổi lên trong tiếng đàn guitar phím lõm, tiếng đàn tranh sao mà thi vị.
Theo anh Trần Văn Khiêm, một nghệ nhân trong nhóm này, từ năm 1997, khi Nhà nước bắt đầu phục hồi phong trào cổ nhạc, nhiều nhóm đờn ca tài tử được lập ra, phục vụ trên các tàu du lịch, khu du lịch và nhà hàng trên sông. Có hôm nhiều nơi mời, một nhóm không thể kham hết. Ngoài nghe đờn ca tài tử, dưới trăng thanh gió mát, du khách còn có thể nhẩn nha thưởng thức các món đặc sản của Cần Thơ như ốc bươu nấu tiêu, bánh tét lá cẩm, lá chát cuốn bánh cống... “Thương hồ” được xem là tour “độc” của Canthotourist, đã phục vụ khoảng 4-5 đoàn/tháng với mỗi đoàn từ 10 đến 50 khách gần một năm nay.
Bước lên bờ, chúng tôi vẫn cứ luyến lưu giọng hò câu hát và ánh trăng bát ngát. Mê mải thương hồ, mê mải ai...
Ký của HẰNG VANG
Nhiều chiếc xuồng máy nhỏ trang bị sẵn áo phao đậu dọc bến nước, mời chào khách du lịch đi tham quan chợ nổi. Tiếng người đi bộ tập thể dục nói chuyện lào xào. Thấp thoáng tiếng cười của đôi trai gái cùng mặc áo tím hẹn nhau ngồi ngắm nắng trên sông. Tất cả thanh âm quyện lẫn vào nhau như một bản hòa ca ấm êm của cuộc sống.
Ngồi trên tàu du lịch hơn một tiếng mới tới chợ nổi Cái Răng. Xem ra, dân Tây còn ham khám phá sông nước hơn cả ta, khi chúng tôi ghi nhận gần chục chiếc cả xuồng lẫn tàu chở đầy ắp khách nước ngoài cùng xuôi về chợ nổi. Từ xa, những cây bẹo treo trái thơm, củ khoai, chùm ổi lủng lẳng thấp thoáng. Hễ cây bẹo treo món gì, thuyền sẽ bán món đó.
Ông Lâm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm điều hành du lịch của Công ty Du lịch Canthotourist chỉ vào những dáng bẹo liêu xiêu: “Tất cả các cây bẹo đều có cùng một độ nghiêng. Mỗi ngày, thuyền sẽ treo mỗi loại trái khác nhau”. Ví như cùng là khoai lang, nhưng mỗi ngày chùm khoai lại được chủ thuyền treo mỗi kiểu đầy ngẫu hứng, và lại hòa với màu trời riêng của từng ngày. Chính vì thế, theo ông Sơn, người quan sát chợ nổi từng ngày cũng không bao giờ nhàm chán.
Nghe đờn ca tài tử trên thuyền. |
Sau khi mua mỗi người một bọc trái cây to, khách lấy mì gói, cá hộp, bánh ngọt “thủ” sẵn đổi lại hàng hóa trên thuyền. Những cư dân nhỏ tuổi của sông nước - con của các chủ thuyền - mới 6, 7 tuổi cũng theo cha mẹ ngang dọc mua bán. Một chủ thuyền từ Kiên Giang tới cho hay, đã mười năm nay, cũng như nhiều gia đình khác, cả nhà anh sống với chiếc thuyền mua đi bán lại. Các sinh hoạt như ăn uống, tắm giặt, phơi đồ... đều diễn ra ngay trên thuyền.
“Thương hồ” mê mải
Buôn bán trên sông là nét đặc thù của các tỉnh ĐBSCL. Ở Cà Mau, du khách không cần phải đợi đến chợ nổi, mà có thể chiêm ngưỡng cảnh mua bán ngay trên đường sông thẳng tiến về Đất Mũi. Những vựa cá, vựa gạo, thậm chí cả... cây xăng với hai nửa trên bờ-dưới nước trải dọc sông. Các tiệm hớt tóc, sửa đồ điện, điện tử, tiệm bán phân, giống cây... đều có mặt.
Các shop di động cũng không ngừng xuôi ngược, rao bán đủ loại hàng hóa từ cá tôm, rau củ đến... thuốc tây. Để di chuyển dễ dàng trên mặt nước, hầu như nhà nào cũng sắm một chiếc vỏ lãi, có giá khoảng 15 triệu đồng, hình dạng như chiếc ghe con, có thể chở được 5-7 người với vận tốc 60km/giờ. Bãi “giữ xe” ở các khu chợ xếp đầy các vỏ lãi được neo vào cọc.
Lấy cảm hứng từ đặc thù mua bán trên sông, ông Lâm Văn Sơn đã “chế” ra tour “Thương hồ”. Chúng tôi may mắn đi tour này giữa đêm trăng 16 lóng lánh trải ánh vàng xuống thuyền. Dưới ánh nến lung linh trong những chiếc lồng đèn được đẽo gọt khéo léo từ quả thơm và đu đủ, du khách mải mê nghe điệu đờn ca tài tử do 4 nghệ nhân kỳ cựu của đất Cần Thơ biểu diễn. Điệu hò Cần Thơ nổi lên trong tiếng đàn guitar phím lõm, tiếng đàn tranh sao mà thi vị.
Theo anh Trần Văn Khiêm, một nghệ nhân trong nhóm này, từ năm 1997, khi Nhà nước bắt đầu phục hồi phong trào cổ nhạc, nhiều nhóm đờn ca tài tử được lập ra, phục vụ trên các tàu du lịch, khu du lịch và nhà hàng trên sông. Có hôm nhiều nơi mời, một nhóm không thể kham hết. Ngoài nghe đờn ca tài tử, dưới trăng thanh gió mát, du khách còn có thể nhẩn nha thưởng thức các món đặc sản của Cần Thơ như ốc bươu nấu tiêu, bánh tét lá cẩm, lá chát cuốn bánh cống... “Thương hồ” được xem là tour “độc” của Canthotourist, đã phục vụ khoảng 4-5 đoàn/tháng với mỗi đoàn từ 10 đến 50 khách gần một năm nay.
Bước lên bờ, chúng tôi vẫn cứ luyến lưu giọng hò câu hát và ánh trăng bát ngát. Mê mải thương hồ, mê mải ai...
Ký của HẰNG VANG