.

Sẵn sàng là điểm đến của thế giới

.

LTS: Sau thành công trong việc tổ chức đoàn famtrip Nga đến Đà Nẵng khảo sát khả năng hợp tác du lịch và mở đường bay Moscow-Đà Nẵng vào tháng 9-2011, khi trở về các nhà báo tham gia đoàn đã có các bài viết giới thiệu về Đà Nẵng đăng trên các báo giấy và báo điện tử của Liên bang Nga. Sau đây là bài viết của nhà báo Bisoev (Báo Tin tức mới-Nga). Đầu đề của Báo Đà Nẵng.

Khách du lịch nước ngoài tham quan Đà Nẵng bằng xích lô. 							          Ảnh: Quốc TÍN
Khách du lịch nước ngoài tham quan Đà Nẵng bằng xích lô. Ảnh: Quốc TÍN

Trong tâm trí của nhiều người Nga, Việt Nam là một đất nước của thế giới thứ ba, nơi có những con người làm việc chăm chỉ nhưng lại nghèo. Trên thực tế, đây là một tư tưởng khuôn mẫu xa xưa: nền kinh tế của người bạn Liên Xô trước đây đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng, và mức sống phát triển ngang tầm với châu Âu. Chỉ trong những năm gần đây, mối quan hệ hợp tác giữa Liên bang Nga và Việt Nam đã giảm xuống nhiều. Rất tiếc rằng, không phải vì về mặt địa lý.

Người ta nói rằng, 20 năm trước đây, trên các đường phố của Việt Nam ngập tràn hình ảnh tiếng Nga. Ngày nay người ta thật khó khăn để tìm lại được hình ảnh “Vĩ đại và hùng mạnh”. Chỉ sau 20 - 30 năm, những người lớn đã quên đi tiếng Nga, còn những người trẻ tuổi thì sẵn sàng nói tiếng Anh, ngôn ngữ mà đã thay thế cả “tiếng Pháp” và “tiếng Nga thân thiện”.

Con đường đến bán đảo Đông Dương quả thật không gần chút nào, nhưng điều này cũng không có gì thay đổi được. Tất cả những thứ còn lại – là một huyền thoại. Ngoài điều này ra, phố cổ Hội An nổi tiếng, những bãi biển nguyên sơ trong sạch tuyệt vời của thành phố Đà Nẵng, những cảnh quan độc đáo của Vịnh Hạ Long đã thu hút khách du lịch trên toàn thế giới chứ không chỉ riêng Nga. Mặc dù Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga với niềm tự hào về con số 50.000 khách du lịch đến nghỉ ngơi trong một năm, nhưng nếu so sánh với nhu cầu phổ biến về du lịch của người Nga thì chưa phải là con số gì lớn lao. Tuy nhiên, một vài năm trước đây, con số này đã có chiều hướng gia tăng. Nhưng người Nga đến đây không như đến Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Khách du lịch lựa chọn Việt Nam đa số đến từ vùng Viễn Đông. Trong phần châu Âu của Liên bang Nga thậm chí người ta còn không hình dung ra rằng, Việt Nam - từ lâu đã là một nước độc lập.

Tại một trong những trường học của Đà Nẵng, người ta đã kể với tôi rằng, trước đây, mỗi một thanh niên đều có mơ ước sau khi tốt nghiệp cấp 3 sẽ được đi học tại Mátxcơva. Chính vì thế một số người đã thành công, một số người coi là thật sự may mắn. Hầu như tất cả mọi thứ trên đất nước đều có thể gặp các chuyên gia người Nga, các giáo viên, bác sĩ và các nhà dầu khí. Những con tàu Liên Xô cũ đã rẽ sóng biển, đem lại cho ngư dân Việt Nam những tư liệu về sự di cư của đàn cá. Trong các khu vực ven biển, chiếc máy bay IL-16 với những vệ tinh lớn trên thân máy bay, mà khi có sự thay đổi về khí hậu và thời tiết, đôi khi đi vào vùng sương mù để kiểm tra tác động của nó trên các tuyến đường bay.

Nhưng đến bây giờ ở Đà Nẵng chỉ có một dự án chung duy nhất với Liên bang Nga trên lĩnh vực sản xuất lốp xe đặc biệt đối với các nhà máy đúc của Yaroslavl. Sau chuyến thăm của Tổng thống Mevedev đã khuyến khích chính quyền địa phương phát triển, hy vọng có thể khôi phục lại quan hệ với nước ta. Nhưng chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Nga vẫn chỉ là một “nghi thức xã giao”.

Người Việt Nam, khi nhìn vào nước Nga, họ đều nhận thức rõ một điều rằng, đất nước này và các cơ hội đã không còn. Chính vì vậy người ta bây giờ đều hướng về nước Mỹ, nơi mà đang từ từ quay trở lại Đông Dương bằng con đường kinh tế. Rõ ràng rằng Việt Nam đang phát triển rất mạnh trong lĩnh vực đầu tư. Những hướng dẫn viên địa phương đã chỉ ra những dải đất kỳ diệu với những bãi cát biển ở ngay dưới chân đèo Hải Vân, nơi mà có thể nhìn thấy nhiều người Mỹ. Cách đây không lâu ở đây là một làng đánh cá, nhưng bây giờ người Mỹ sẽ xây một mạng lưới khách sạn sang trọng tại nơi này.

Mặc dù những năm chiến tranh kéo dài triền miên và cuộc cách mạng đã trôi qua hàng thế kỷ, đất nước này vẫn giữ lại được một nền văn hóa và bản sắc dân tộc độc đáo. Các tàn tích của sự hủy diệt, chiến tranh và sự nghèo đói đều đã được xóa sạch. Ngày nay, Việt Nam có thể xây dựng một thị trường du lịch và tham quan với bất kỳ ai quan tâm. Và công việc ở đây thậm chí không đơn giản chỉ là việc chính quyền quản lý hay xây dựng các khách sạn hiện đại và cơ sở hạ tầng. Ở nơi này đơn giản chỉ là muốn tạo cho bạn cảm giác thoải mái trong suốt chuyến lưu trú của mình. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng tất cả đều là dành để chào đón bạn. Không chỉ riêng ở trong khách sạn, nơi mà các nhân viên có nghĩa vụ chào hỏi, mà cả trên đường phố, trong cửa hàng và cả siêu thị. Đó là một truyền thống.

Người dân ở đây rất đẹp, đặc biệt là những cô gái trong những bộ trang phục truyền thống áo dài với hàng loạt các màu sắc khác nhau. Trên đường phố không có người nào cầm chai bia, cooktail hay thậm chí là một cái gì đó tăng thêm sức lực.

Ở đây không có phân biệt “tinh thần yêu nước” hay “tinh thần dân tộc” của riêng ai, mặc dù ở đây có rất nhiều nhóm dân tộc khác nhau - khoảng gần 60 dân tộc. Theo nghĩa này, Việt Nam rất giống với Nga. Không có ai lên tiếng về việc nhất thiết phải có quy định đối với một số quyền lợi của dân tộc, mặc dù dân tộc Kinh chiếm 86% dân số. Cơ hội và pháp luật là bình đẳng cho tất cả mọi người. Số lượng cán bộ thực thi pháp luật tính trên đầu người cũng tương đương với chúng ta. Nhưng không nơi nào nhìn thấy cảnh sát: không có trên phố, không có trên các con đường, cũng không phải đang lái xe riêng mà trong các bộ quân phục. Đối với việc này, có lẽ do thành phố ít có tội phạm. Đặc biệt là ở Đà Nẵng, nơi được xem là trung tâm du lịch chính của Việt Nam. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Võ Duy Khương đã nói rằng, họ có một không gian yên bình như vậy là nhờ các lực lượng an ninh cùng với các đồng nghiệp của mình luôn biết cách để lập lại trật tự.

Không khí thanh bình như vậy diễn ra trên tất cả các đường phố. Trong suốt một tuần chúng tôi không một lần nhìn thấy cảnh sát giao thông của Việt Nam, không thấy một chiếc xe cảnh sát nào. Nhưng mỗi lần, chúng tôi đều có thể cảm nhận được sự có mặt của họ với những phương pháp làm việc hiệu quả.

Ở trên núi, một vụ tai nạn đã xảy ra lúc nửa đêm gần đèo Hải Vân. Toàn bộ lực lượng cứu hộ đã có mặt. Ở đầu bên kia đèo, hai hướng đều là những con đường nhỏ và hẹp. Hàng loạt xe tải, xe kéo xếp dài hàng kilômét. Lúc đó tôi có cảm giác rằng nhóm khách du lịch Nga kia sẽ phải nghỉ đêm lại đây vì tắc đường. Nhưng chỉ sau có 15 – 20 phút, một đoạn ách tắc giao thông khổng lồ như vậy đã được xử lý, các phương tiện giao thông tiếp tục chuyển bánh nhanh chóng và sớm thấy lại một dòng ô-tô có nhịp độ như ban đầu.

Chuyện này đã nói lên một điều rằng, những thanh tra giao thông của Việt Nam đã nhanh chóng di chuyển lên phía trên và đẩy hai chiếc ô-tô xuống bên đường để làm thông thoáng con đường. Đối với họ, điều chủ yếu chính là không để giao thông bị chậm trễ và ách tắc. Để xác định nguyên nhân của vụ tai nạn - điều này, tất nhiên là quan trọng, nhưng đó là sau khi các hoạt động giao thông trở lại bình thường. Chúng tôi thật sự cảm thấy tôn trọng và thán phục họ trước hành động này.

Phương tiện chính trên các đường phố đô thị đông đúc là xe gắn máy, những phương tiện phù hợp đối với những người có thu nhập trung bình. Nếu bạn giới thiệu kinh nghiệm về quản lý giao thông của Việt Nam tại Mátxcơva, có thể sẽ giải quyết được vấn đề tắc nghẽn giao thông. Và điều này có thể hao tốn hàng trăm tỷ đồng.

Tất nhiên là cũng sẽ có những người hoài nghi. Đối với họ có thể thiết lập một mức giá đặc biệt: Nếu bạn muốn đi vào trung tâm bằng ô-tô – hãy trả tiền tùy theo các mức độ khác nhau. Và chúng ta có thể nhẹ nhàng di chuyển trên các đường phố nhỏ và lớn của thành phố mà không sợ cảnh sát giao thông với những cây gậy sọc, cũng không sợ bị trễ giờ làm hoặc thậm chí tồi tệ hơn: trễ một cuộc hẹn.

Việt Nam, tất nhiên vẫn còn là một nước nông nghiệp. Nói chính xác rằng, đất nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo. Trước đây thu hoạch mỗi năm một vụ, sau đó là hai vụ. Bây giờ có thể trồng ba vụ nhờ có khí hậu tốt và thời gian thu hoạch hợp lý. Ngày nay trên những cánh đồng lúa thường xuyên có thể thấy được những người dân mang ủng cao su và sử dụng thiết bị. Ở đây đang tích cực thực hiện hiện đại hóa nông nghiệp.

So với Lào, Campuchia và thậm chí là các nước láng giềng như Thái Lan, ở đây không có nhiều di tích lịch sử xưa cổ. Nhưng một trong những kho tàng thú vị nhất - đó là những dấu ấn của Vương quốc cổ xưa Chămpa. Từng khối đất được xếp chồng lên nhau tạo nên ngôi tháp cổ đồng đều và vững chắc mà các nhà xây dựng sẽ không thể tìm ra phương pháp. Những viên đá được dính với nhau vững chắc như truyền thống của dân tộc nhỏ bé này. Nhiều bộ tộc đã đến với đất Việt để gìn giữ ngôn ngữ và bản sắc của họ như là con cháu của người Chăm. Đây cũng là ý tưởng của đất nước Việt Nam - trở thành một quốc gia văn minh nhưng không mất đi những bản sắc dân tộc đã được hình thành một cách đáng ngạc nhiên tại một nơi thuộc bán đảo Đông Dương này.

 

;
.
.
.
.
.