(ĐNĐT) - Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố các khoản cho vay mới trị giá 75 tỷ euro (102 tỷ USD) cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để cứu trợ các nước trong cuộc suy thoái toàn cầu và hối thúc các cường quốc kinh tế của nhóm G20 tăng gấp đôi nguồn quỹ của IMF.
Các nhà lãnh đạo EU cũng đồng ý tại Hội nghị thượng đỉnh ở Brussels (Bỉ) ngày 20-3 là sẽ tăng gấp đôi quỹ cứu trợ khủng hoảng khẩn cấp, lên 50 tỷ euro, dành cho các nước thành viên không thuộc khối 16 nước sử dụng đồng tiền chung euro hiện đang chịu thiệt hại nặng nề trước khủng hoảng kinh tế.
Tuy nhiên đúng như dự kiến, các nhà lãnh đạo EU đã "lờ đi" việc Mỹ hối thúc tăng quy mô các kế hoạch khuyến khích kinh tế của mình, cho rằng ưu tiên tại thời điểm này là áp dụng chính sách kiềm hãm ngân sách và xiết chặt việc giám sát các trung tâm, sản phẩm, và thị trường tài chính.
Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hôm 18-3 đã tuyên bố bơm hơn 1.000 tỷ USD vào nền kinh tế nước này ngoài gói khuyến khích trị giá 787 tỷ USD, nhưng các nhà lãnh đạo EU vẫn cho rằng kế hoạch kích thích kinh tế nhỏ hơn của họ là đủ để đối phó với cuộc khủng hoảng.
Nhiều nhà phân tích lại cảm thấy không thuyết phục trước những nỗ lực của EU trong việc đương đầu với cuộc khủng hoảng đã đẩy nạn thất nghiệp tăng cao và gây ra sự bất bình lan rộng trong công chúng, trong đó có cả các cuộc biểu tình lên tới 3 triệu người ở Pháp hôm 19-3.
Trong tuyên bố tại hội nghị, các lãnh đạo EU nhấn mạnh quy định đúng đắn và chặt chẽ hơn để tránh để lặp lại cuộc khủng hoảng một lần nữa, kêu gọi các thành viên khác của G20 tăng gấp đôi nguồn quỹ của IMF, đồng thời cho rằng sự phối hợp hành động toàn cầu là hết sức cần thiết để có thể nhanh chóng quay trở lại sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Trong khi đó, một cuộc tranh cãi mới về chế độ bảo hộ mậu dịch của Pháp lại vừa nổ ra tại Hội nghị thượng đỉnh EU. Vấn đề bắt nguồn sau khi Bộ trưởng Công nghiệp Pháp Luc Chatel phát biểu trên radio rằng Renault sẽ di chuyển một phần trong dây chuyền sản xuất của mình từ Slovenia sang một nhà máy ở Flins, gần Paris để tạo ra 400 việc làm ở đó.
Ủy ban châu Âu cho biết sẽ nhanh chóng làm rõ việc này. Một phát ngôn viên của Renault cho biết công ty này dự định tăng lượng sản xuất ở cả Slovenia và Pháp và việc chuyển đổi chỉ với mục đích giải quyết tình trạng giảm sút công suất tại nhà máy ở Slovenia mà thôi.
N.L (Theo Reuters, BBC)
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy chủ trì một cuộc họp báo sau khi Hội nghị thượng đỉnh EU kết thúc vào ngày 20-3. Ảnh: Reuters. |
Tuy nhiên đúng như dự kiến, các nhà lãnh đạo EU đã "lờ đi" việc Mỹ hối thúc tăng quy mô các kế hoạch khuyến khích kinh tế của mình, cho rằng ưu tiên tại thời điểm này là áp dụng chính sách kiềm hãm ngân sách và xiết chặt việc giám sát các trung tâm, sản phẩm, và thị trường tài chính.
Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hôm 18-3 đã tuyên bố bơm hơn 1.000 tỷ USD vào nền kinh tế nước này ngoài gói khuyến khích trị giá 787 tỷ USD, nhưng các nhà lãnh đạo EU vẫn cho rằng kế hoạch kích thích kinh tế nhỏ hơn của họ là đủ để đối phó với cuộc khủng hoảng.
Nhiều nhà phân tích lại cảm thấy không thuyết phục trước những nỗ lực của EU trong việc đương đầu với cuộc khủng hoảng đã đẩy nạn thất nghiệp tăng cao và gây ra sự bất bình lan rộng trong công chúng, trong đó có cả các cuộc biểu tình lên tới 3 triệu người ở Pháp hôm 19-3.
Trong tuyên bố tại hội nghị, các lãnh đạo EU nhấn mạnh quy định đúng đắn và chặt chẽ hơn để tránh để lặp lại cuộc khủng hoảng một lần nữa, kêu gọi các thành viên khác của G20 tăng gấp đôi nguồn quỹ của IMF, đồng thời cho rằng sự phối hợp hành động toàn cầu là hết sức cần thiết để có thể nhanh chóng quay trở lại sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Trong khi đó, một cuộc tranh cãi mới về chế độ bảo hộ mậu dịch của Pháp lại vừa nổ ra tại Hội nghị thượng đỉnh EU. Vấn đề bắt nguồn sau khi Bộ trưởng Công nghiệp Pháp Luc Chatel phát biểu trên radio rằng Renault sẽ di chuyển một phần trong dây chuyền sản xuất của mình từ Slovenia sang một nhà máy ở Flins, gần Paris để tạo ra 400 việc làm ở đó.
Ủy ban châu Âu cho biết sẽ nhanh chóng làm rõ việc này. Một phát ngôn viên của Renault cho biết công ty này dự định tăng lượng sản xuất ở cả Slovenia và Pháp và việc chuyển đổi chỉ với mục đích giải quyết tình trạng giảm sút công suất tại nhà máy ở Slovenia mà thôi.
N.L (Theo Reuters, BBC)