Covid-19 tại ASEAN hết 7-6: Lào mở lại đường bay nội địa; Thái Lan bắt đầu tiêm chủng đại trà

.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 7-6, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 22.205 ca mắc bệnh Covid-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 82.100 người.

Tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở thủ đô Bangkok sáng 7-6. Ảnh: Ngọc Quang – Phóng viên TTXVN tại Thái Lan
Tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở thủ đô Bangkok sáng 7-6. Ảnh: Ngọc Quang – Phóng viên TTXVN tại Thái Lan

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì Covid-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia và Myanmar.

Tại ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục đà hạ nhiệt so với 1 tháng trước đây, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm và số ca tử vong không quá cao như cách đây 1 tháng. Song trong 1 ngày qua, Indonesia vẫn là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất Đông Nam Á.

Trong khi đó, diễn biến dịch bùng phát nghiêm trọng ở Philippines, biến nước này thành môt trong những ổ dịch nóng của khu vực. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao nhiều ngày liên tiếp và cao thứ hai trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong trong ngày 7-6 cũng đứng thứ ba toàn khối.

Malaysia tình hình vẫn vô cùng đáng quan ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng nhất khu vực, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh suốt mấy tuần vừa qua.

Ngày 7-6, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 82 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ 2 trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định phong tỏa toàn quốc, một bước đi hết sức cứng rắn và khó khăn.

gười dân chờ xét nghiệm Covid-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 30-5-2021. Ảnh: THX/TTXVN
gười dân chờ xét nghiệm Covid-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 30-5-2021. Ảnh: THX/TTXVN

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua báo cáo 139 ca bệnh mới và có 3 trường hợp tử vong sau nhiều ngày không ghi nhận.

Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 7-6 ghi nhận thêm trên 2.419 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 33 người. Dù vậy, so với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đã giảm khá nhiều.

Campuchia dịch bệnh đang ở tình trạng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 589 bệnh nhân mới và 3 ca tử vong trong một ngày qua. “Sự cố cộng đồng” mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành.

Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 9-5-2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 9-5-2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 82.103 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 382 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 4.201.441 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 3.803.667 trường hợp.

Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, có 9-11 các nước thành viên ASEAN ghi nhận các ca Covid-19 mới.

 
Một máy bay của hãng Laos Airlines. Ảnh: AloTrip.com
Một máy bay của hãng Laos Airlines. Ảnh: AloTrip.com

Hãng Hàng không quốc gia Lào (Lao Airlines) cho biết sẽ bắt đầu nối lại các chặng bay nội địa sau khi Chính phủ nước này nới lỏng các biện pháp phòng ngừa trong bối cảnh tình hình dịch Covid - 19 tại nước tiếp tục có dấu hiệu lắng dịu.

Giám đốc kinh doanh của hãng Lao Airlines, ông Noudeng Chanthaphasouk cho biết các chặng bay nội địa sẽ được nối lại trong tuần này.

Trong thông báo gia hạn lệnh phong tỏa lần thứ 3 ra ngày 4-6 vừa qua, Văn phòng Chính phủ Lào cho phép nối lại các hoạt động vận tải đường bộ và đường không từ thủ đô Viêng Chăn đi các tỉnh – trừ khu vực có ca lây nhiễm cộng đồng (Vùng Đỏ) - phục vụ những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin ngừa Covid–19 được ít nhất 1 tháng.

Liên quan tới tình hình Covid -19 tại Lào, ngày 7-6, Bộ Y tế nước này cho biết tình hình dịch bệnh tại nước này trong 24 giờ qua tiếp tục lắng dịu khi ghi nhận 5 ca nhiễm mới với chỉ 1 ca cộng đồng, số còn lại đều là các ca nhập cảnh cách ly ngay. Đến nay, Lào ghi nhận tổng cộng 1.968 ca mắc Covid – 19, trong đó 1.720 người được chữa khỏi bệnh và 3 ca tử vong.

Tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 tại Narathiwat, Thái Lan, ngày 7-6-2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 tại Narathiwat, Thái Lan, ngày 7-6-2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại Thái Lan, chiến dịch tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 trên toàn quốc của Thái Lan đã chính thức bắt đầu ngày 7-6 với hai nhóm đầu tiên đã đăng ký trước là người cao tuổi và những người có bệnh nền.

Thứ trưởng Bộ Y tế Sathit Pitutecha cho biết nhiều bệnh viện đã hoãn lịch tiêm chủng đặt trước vì lo ngại sẽ không nhận đủ vắc-xin. Tuy nhiên, bộ sẽ cố gắng đảm bảo người cao tuổi và những người có bệnh nền đã đăng ký được ưu tiên tiêm trước. Sau đó, bộ sẽ giao thêm vắc-xin tiếp nhận từ công ty AstraZeneca.

Cuối tuần trước, công ty AstraZeneca đã chuyển giao lô vắc-xin ngừa Covid-19 được sản xuất tại Thái Lan gồm 1,8 triệu liều, nhưng phải mất 3 ngày để đảm bảo vắc-xin được phân phối đến từng tỉnh. Do đó, Thái Lan sử dụng thêm vắc-xin Sinovac để đảm bảo có đủ vắc-xin trong 7 ngày đầu tiên của chiến dịch tiêm chủng đại trà ở những tỉnh có diện tích nhỏ và trung bình.

Trong khi đó, nhiều tỉnh có số lượng người đặt lịch tiêm vượt quá lượng vắc-xin nhận được, do đó vắc-xin đã được tiêm hết trước khi có những lô mới đến. Trước thực trạng này, Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul nhấn mạnh rằng các tỉnh trưởng và giám đốc sở y tế phải quản lý việc phân phối vắc-xin ở địa phương và khẳng định tất cả người dân Thái Lan sẽ được tiêm chủng theo mục tiêu của chính phủ.

Tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 tại Pattani, Thái Lan, ngày 7-6-2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 tại Pattani, Thái Lan, ngày 7-6-2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại thủ đô Bangkok, 25 địa điểm tiêm chủng ngoài các bệnh viện đã được chuẩn bị. Chính quyền thành phố dự kiến ban đầu sẽ có 70.000 người được tiêm chủng mỗi ngày, sau đó giảm dần xuống còn 38.000 - 50.000 người/ngày. Tiến độ sẽ phụ thuộc vào số lượng vắc-xin mà địa phương này nhận được từ Bộ Y tế.

Chính phủ Thái Lan hy vọng đến cuối tháng 12 tới sẽ có 50 triệu người, tức 70% dân số, được tiêm chủng ngừa Covid-19. Hiện nay, nước này đã chính thức đặt mua được 61 triệu liều vắc-xin từ AstraZeneca và 6 triệu liều từ công ty Sinovac của Trung Quốc, đồng thời đang tìm cách có thêm 8 triệu liều vắc-xin từ hãng Sinovac và 25 triệu liều vắc-xin từ Pfizer và Johnson & Johnson nhằm đạt mục tiêu có 100 triệu liều vắc-xin vào cuối năm nay. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng có kế hoạch đặt mua thêm 50 triệu liều vắc-xin cho năm tới vì nhiều khả năng sẽ cần phải tiêm nhắc lại, đặc biệt nếu có nhiều biến thể mới xuất hiện.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện ở Thái Lan đầu năm ngoái đến nay, quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận tổng cộng 179.886 ca nhiễm, trong đó có 1.269 người không qua khỏi.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan và từng bước mở cửa nền kinh tế, trong tuần này, Philippines sẽ mở đợt tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 cho khoảng 35 triệu người lao động làm việc ngoài nơi cư trú, chẳng hạn như nhân viên giao thông công cộng,

Kế hoạch trên là giai đoạn tiếp theo của chiến dịch tiêm chủng được Philippines triển khai hồi tháng 3 năm nay với các đối tượng ưu tiên được tiêm đầu tiên là các nhân viên chăm sóc y tế, người cao tuổi và có bệnh lý nền.

Trao đổi với báo giới, người phát ngôn của Tổng thống Harry Roque cho biết những người đủ điều kiện tiêm chủng trong giai đoạn mới này, bao gồm cả người lao động trong khu vực phi chính thức, sẽ có thể đăng ký tiêm chủng từ ngày 9-6 tới.

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân tại Manila, Philippines, ngày 12-5-2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Nhân viên y tế tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân tại Manila, Philippines, ngày 12-5-2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Cho đến nay, Philippines đã nhận được hơn 9 triệu liều vắc-xin, hầu hết do công ty công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc cung cấp. Tuy nhiên, quốc gia này được dự báo sẽ mất nhiều thời gian để đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 70 triệu người trong số 110 triệu dân trong năm nay.

Chương trình tiêm chủng của Philippines cũng đang tụt hậu so với một số nước láng giềng, với chỉ 4,4 triệu người được tiêm mũi đầu tiên và hơn 1,5 triệu người đã được tiêm đủ liều. Bộ trưởng Thương mại Ramon Lopez nhấn mạnh việc mở rộng chiến dịch tiêm chủng cho nhiều người sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy việc mở cửa lại nền kinh tế.

Philippines, quốc gia đang phải đối phó với một trong những làn sóng dịch Covid-19 tồi tệ nhất bùng phát ở châu Á, đã ghi nhận 1,27 triệu ca mắc và gần 22.000 ca tử vong.

Theo Báo Tin tức

;
;
.
.
.
.
.