Châu Âu thận trọng tăng lãi suất

.

Trong lúc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cân nhắc tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản (tương đương mức tăng 0,75%) vào tuần tới, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng dự kiến công bố mức tăng lãi suất lần đầu tiên trong 11 năm qua.

Trong lúc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cân nhắc tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản (tương đương mức tăng 0,75%) vào tuần tới, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng dự kiến công bố mức tăng lãi suất lần đầu tiên trong 11 năm qua.  Thực tế, quyết định tăng lãi suất của ECB được dự báo liên tục và gần như chắc chắn trong bối cảnh xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ để ứng phó lạm phát tăng đang phổ biến toàn cầu. Quyết định tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới 19 quốc gia nằm trong khối Eurozone và tất nhiên cũng sẽ ảnh hưởng tới những bên có trao đổi thương mại với họ. Xu thế chung Theo tín hiệu được phát đi từ ECB, ngân hàng này trong ngày 21-7 (giờ địa phương) dự kiến tăng lãi suất từ mức hiện tại là -0,5% lên - 0,25% và dự kiến tăng lên 0% vào tháng 9. Mục tiêu của việc duy trì lãi suất âm trước đây là khuyến khích các ngân hàng thương mại vay thêm, song khi mức lạm phát đã vượt qua mốc hơn 8,5% trên toàn Eurozone, ECB cho rằng công cụ kích cầu này không còn cần thiết nữa. Quyết định tăng lãi suất của ECB được cho là tất yếu, vấn đề chỉ là sớm hay muộn, sau một loạt những động thái tăng lãi suất của các ngân hàng lớn gần đây. Thực tế nếu so với các ngân hàng trung ương khác, ECB vẫn chậm hơn trong việc siết chặt chính sách tiền tệ. Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Canada đã tăng lãi suất lên 2,5%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1998 và cũng là mức lãi suất cao nhất kể từ 2008 tới nay. Tương tự, tại Philippines, ngày 14-7, Ngân hàng Trung ương nước này cũng bất ngờ thông báo tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản (tức tăng 0,75 điểm phần trăm) và cũng để ngỏ khả năng còn tăng tiếp lãi suất để ứng phó với sức ép lạm phát lan rộng và vực dậy đồng peso đang mất giá. Thực tế lãi suất đã tăng trên toàn cầu kể từ tháng 12-2021 khi nhiều nước nỗ lực kiềm chế lạm phát và giá cả hàng hóa tăng cao. Ngay từ khi FED công bố các mức tăng lãi suất của họ, giới kinh tế gia đã dự báo sớm có thêm những công bố từ các quốc gia, khu vực khác. Thế khó của EU Thực tế ECB không chỉ cần tăng lãi suất để ứng phó lạm phát, họ còn phải nỗ lực để duy trì sự đoàn kết của các nước trong Eurozone. Tờ Wall Street Journal nhận định, Chủ tịch ECB Christine Lagarde tuần này sẽ đối mặt với thách thức gồm 3 vấn đề lớn là giá cả tăng, tăng trưởng kinh tế chậm và những bất ổn chính trị. Do đó, ngoài việc công bố tăng lãi suất, ECB cũng sẽ phải thuyết phục các nhà đầu tư rằng một công cụ chính sách mới có thể giúp các nền kinh tế dễ tổn thương ở khu vực nam Âu tránh khỏi nguy cơ sa vào tình thế khó khăn hơn khi chi phí vay sẽ tăng theo lãi suất. Việc ECB tăng lãi suất được kỳ vọng sẽ giúp kéo đồng tiền chung Euro khỏi tình huống mất giá đáng kể so với đồng USD khi tỉ giá đã rơi xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua, có lúc 1 Euro không đổi được 1 USD. Thực tế khiến hàng nhập khẩu vào EU tăng giá, càng tăng thêm gánh nặng cho nỗ lực kiềm chế lạm phát của ECB. Khác với FED khi tăng lãi suất chỉ chú trọng mục tiêu kiểm soát lạm phát, ECB sẽ phải lường trước cả việc phải xử lý những tác động tiêu cực sẽ xảy tới các nước thành viên Eurozone. Diễn biến của những lần tăng lãi suất gần nhất trước đây của ECB cũng là điều khiến tổ chức này phải vô cùng thận trọng trước khi ra quyết định. Cụ thể, sau khi tăng lãi suất trong năm 2008 và 2011, ECB đã phải mau chóng đảo ngược quyết định khi Eurozone rơi vào suy thoái. Một phần nguyên nhân là vì việc tăng lãi suất đã khiến lợi suất trái phiếu chính phủ (tức lãi suất trả cho việc sở hữu trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ) cũng như chi phí đi vay (tức là lãi và các chi phí khác mà bên vay phải chịu khi đi vay vốn) đã tăng vọt tại nam Âu và bắc Âu. Các nước như Hy Lạp và Tây Ban Nha đã gánh chịu tình trạng suy thoái nặng nề và kéo dài hơn so với Đức và Pháp. Ngay lúc này, theo Marketplace, nợ công của Hy Lạp cũng đã vượt 190% GDP, trong khi con số này của Ý là khoảng 150% GDP. Nhờ kỳ vọng về việc ECB điều chỉnh tăng lãi suất, trong phiên giao dịch ngày 21-7, đồng Euro tiếp tục đà phục hồi và nhảy lên mức cao nhất trong 2 tuần qua. Cụ thể, đồng Euro tăng 0,3%, 1 Euro đổi được 1,02095 USD. Cùng ngày, Nga khôi phục hoạt động của Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1), đường ống dẫn khí chủ chốt từ nước này sang Đức, sau khi hoàn thành bảo trì. Động thái này khiến châu Âu thở phào, đồng thời giúp phục hồi giá trị của đồng Euro.   LÂM PHONG
Chủ tịch Fed Jerome Powell (bên phải) và Chủ tịch ECB Christine Lagarde tham dự diễn đàn thường niên của ECB tại Sintra (Bồ Đào Nha) cuối tháng 6-2022. Ảnh: Reuters

Xu thế chung

Theo tín hiệu được phát đi từ ECB, ngân hàng này trong ngày 21-7 (giờ địa phương) dự kiến tăng lãi suất từ mức hiện tại là -0,5% lên - 0,25% và dự kiến tăng lên 0% vào tháng 9. Mục tiêu của việc duy trì lãi suất âm trước đây là khuyến khích các ngân hàng thương mại vay thêm, song khi mức lạm phát đã vượt qua mốc hơn 8,5% trên toàn Eurozone, ECB cho rằng công cụ kích cầu này không còn cần thiết nữa.

Quyết định tăng lãi suất của ECB được cho là tất yếu, vấn đề chỉ là sớm hay muộn, sau một loạt những động thái tăng lãi suất của các ngân hàng lớn gần đây. Thực tế nếu so với các ngân hàng trung ương khác, ECB vẫn chậm hơn trong việc siết chặt chính sách tiền tệ.

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Canada đã tăng lãi suất lên 2,5%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1998 và cũng là mức lãi suất cao nhất kể từ 2008 tới nay. Tương tự, tại Philippines, ngày 14-7, Ngân hàng Trung ương nước này cũng bất ngờ thông báo tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản (tức tăng 0,75 điểm phần trăm) và cũng để ngỏ khả năng còn tăng tiếp lãi suất để ứng phó với sức ép lạm phát lan rộng và vực dậy đồng peso đang mất giá.

Thực tế lãi suất đã tăng trên toàn cầu kể từ tháng 12-2021 khi nhiều nước nỗ lực kiềm chế lạm phát và giá cả hàng hóa tăng cao. Ngay từ khi FED công bố các mức tăng lãi suất của họ, giới kinh tế gia đã dự báo sớm có thêm những công bố từ các quốc gia, khu vực khác.

Thế khó của EU

Thực tế ECB không chỉ cần tăng lãi suất để ứng phó lạm phát, họ còn phải nỗ lực để duy trì sự đoàn kết của các nước trong Eurozone. Tờ Wall Street Journal nhận định, Chủ tịch ECB Christine Lagarde tuần này sẽ đối mặt với thách thức gồm 3 vấn đề lớn là giá cả tăng, tăng trưởng kinh tế chậm và những bất ổn chính trị. Do đó, ngoài việc công bố tăng lãi suất, ECB cũng sẽ phải thuyết phục các nhà đầu tư rằng một công cụ chính sách mới có thể giúp các nền kinh tế dễ tổn thương ở khu vực nam Âu tránh khỏi nguy cơ sa vào tình thế khó khăn hơn khi chi phí vay sẽ tăng theo lãi suất.

Việc ECB tăng lãi suất được kỳ vọng sẽ giúp kéo đồng tiền chung Euro khỏi tình huống mất giá đáng kể so với đồng USD khi tỉ giá đã rơi xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua, có lúc 1 Euro không đổi được 1 USD. Thực tế khiến hàng nhập khẩu vào EU tăng giá, càng tăng thêm gánh nặng cho nỗ lực kiềm chế lạm phát của ECB. Khác với FED khi tăng lãi suất chỉ chú trọng mục tiêu kiểm soát lạm phát, ECB sẽ phải lường trước cả việc phải xử lý những tác động tiêu cực sẽ xảy tới các nước thành viên Eurozone.

Diễn biến của những lần tăng lãi suất gần nhất trước đây của ECB cũng là điều khiến tổ chức này phải vô cùng thận trọng trước khi ra quyết định. Cụ thể, sau khi tăng lãi suất trong năm 2008 và 2011, ECB đã phải mau chóng đảo ngược quyết định khi Eurozone rơi vào suy thoái. Một phần nguyên nhân là vì việc tăng lãi suất đã khiến lợi suất trái phiếu chính phủ (tức lãi suất trả cho việc sở hữu trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ) cũng như chi phí đi vay (tức là lãi và các chi phí khác mà bên vay phải chịu khi đi vay vốn) đã tăng vọt tại nam Âu và bắc Âu. Các nước như Hy Lạp và Tây Ban Nha đã gánh chịu tình trạng suy thoái nặng nề và kéo dài hơn so với Đức và Pháp. Ngay lúc này, theo Marketplace, nợ công của Hy Lạp cũng đã vượt 190% GDP, trong khi con số này của Ý là khoảng 150% GDP.

Nhờ kỳ vọng về việc ECB điều chỉnh tăng lãi suất, trong phiên giao dịch ngày 21-7, đồng Euro tiếp tục đà phục hồi và nhảy lên mức cao nhất trong 2 tuần qua. Cụ thể, đồng Euro tăng 0,3%, 1 Euro đổi được 1,02095 USD. Cùng ngày, Nga khôi phục hoạt động của Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1), đường ống dẫn khí chủ chốt từ nước này sang Đức, sau khi hoàn thành bảo trì. Động thái này khiến châu Âu thở phào, đồng thời giúp phục hồi giá trị của đồng Euro. 

Gói trừng phạt thứ 7 của EU với Nga
Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thêm gói trừng phạt thứ 7 với Nga liên quan tới chiến dịch quân sự nước này phát động tại Ukraine từ ngày 24-2. Theo Euronews, gói này bao gồm việc cấm nhập khẩu vàng từ Nga, trong đó bao gồm cả vàng trang sức, và đóng băng các tài khoản của ngân hàng Sberbank - ngân hàng lớn nhất của Nga. Nga được coi là nhà xuất khẩu vàng lớn thứ 4 thế giới. Quyết định trừng phạt được thông qua trong chiều 20-7, chỉ 5 ngày sau khi Ủy ban châu Âu đề xuất biện pháp này. Kể từ ngày 24-2, EU đã áp trừng phạt với nhiều hàng hóa của Nga, trong đó có than đá, rượu vodka, xi-măng, gỗ, hải sản,…. Khí đốt, nguồn thu chính và lớn nhất của Moscow, hiện vẫn đang được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt của EU.

LÂM PHONG

;
;
.
.
.
.
.