Quốc tế
Thế giới tuần qua: Bất ổn tại Pháp và những diễn biến mới trong xung đột Nga - Ukraine
Trong tuần qua diễn ra một số sự kiện nổi bật như Hội nghị WEF Thiên Tân (Trung Quốc), bạo loạn diễn biến phức tạp tại Pháp và những diễn biến mới trong xung đột Nga – Ukraine.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể “Đương đầu với các cơn gió ngược: Khởi động lại tăng trưởng trong bối cảnh mong manh” tại Hội nghị thường niên WEF lần thứ 14 ngày 27-6-2023. Ảnh: Dương Giang-TTXVN |
Hội nghị WEF Thiên Tân nêu bật vai trò hợp tác trước những thách thức toàn cầu
Từ ngày 26 - 29-6, tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, Hội nghị thường niên lần thứ 14 các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã diễn ra với việc nêu bật tầm quan trọng của sự đoàn kết và hợp tác trước những thách thức toàn cầu.
Trong 3 ngày diễn ra hội nghị, hơn 1.500 đại biểu gồm các quan chức chính phủ, giới doanh nghiệp, học giả và đại diện các tổ chức quốc tế đã thảo luận nhiều chủ đề gồm trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh và biến đổi khí hậu. Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, rủi ro nợ, tăng trưởng chậm lại và khoảng cách giàu nghèo.
Hội nghị WEF Thiên Tân là sự kiện quan trọng hàng đầu, có quy mô lớn thứ hai của WEF sau Hội nghị thường niên tại Davos. Hội nghị năm nay thu hút sự tham dự đông đảo của hơn 1.400 đại biểu là lãnh đạo cấp Thủ tướng-Bộ trưởng 21 quốc gia, lãnh đạo đến từ 850 tập đoàn, cơ quan, tổ chức toàn cầu. Việt Nam là một trong 5 nước được lựa chọn mời tham dự ở cấp Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh Thủ tướng Trung Quốc, New Zealand, Mông Cổ và Barbados.
Trong các bài phát biểu của mình tại các sự kiện, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã chia sẻ với các nhà lãnh đạo Chính phủ và hơn 1.000 doanh nghiệp từ các nước trên thế giới về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chiến lược, mục tiêu phát triển đất nước của Việt Nam; đồng thời nêu các trở ngại kinh tế quan trọng nhất mà Việt Nam và kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn cầu, đề cao chủ nghĩa đa phương và cách tiếp cận toàn dân để ứng phó.
Hội nghị các nhà tiên phong của WEF được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007. Từ đó đến nay, sự kiện này diễn ra hằng năm tại Trung Quốc và được tổ chức luân phiên mỗi năm tại một trong hai thành phố cảng là Thiên Tân hoặc Đại Liên.
Bất ổn tại Pháp
Sau nhiều ngày biểu tình bạo lực liên tiếp liên quan đến vụ cảnh sát bắn chết một thiếu niên 17 tuổi, Pháp đã phải ban hành lệnh giới nghiêm ở ngoại ô thủ đô Paris và triển khai 45.000 cảnh sát được hỗ trợ bởi các phương tiện bọc thép hạng nhẹ để ứng phó với tình hình.
Bất chấp sự hiện diện của lực lượng an ninh, tình trạng cướp bóc vẫn diễn ra tại các thành phố Lyon, Marseille và Grenoble với các nhóm bạo loạn trùm đầu cướp phá các cửa hàng. Người biểu tình cũng đốt ôtô và thùng rác.
Một sĩ quan cảnh sát tại một cuộc biểu tình ở Strasbourg, miền đông nước Pháp ngày 30-6-2023. Ảnh: AP |
Hội nghị WEF Thiên Tân nêu bật vai trò hợp tác trước những thách thức toàn cầu
Từ ngày 26 - 29-6, tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, Hội nghị thường niên lần thứ 14 các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã diễn ra với việc nêu bật tầm quan trọng của sự đoàn kết và hợp tác trước những thách thức toàn cầu.
Trong 3 ngày diễn ra hội nghị, hơn 1.500 đại biểu gồm các quan chức chính phủ, giới doanh nghiệp, học giả và đại diện các tổ chức quốc tế đã thảo luận nhiều chủ đề gồm trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh và biến đổi khí hậu. Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, rủi ro nợ, tăng trưởng chậm lại và khoảng cách giàu nghèo.
Hội nghị WEF Thiên Tân là sự kiện quan trọng hàng đầu, có quy mô lớn thứ hai của WEF sau Hội nghị thường niên tại Davos. Hội nghị năm nay thu hút sự tham dự đông đảo của hơn 1.400 đại biểu là lãnh đạo cấp Thủ tướng-Bộ trưởng 21 quốc gia, lãnh đạo đến từ 850 tập đoàn, cơ quan, tổ chức toàn cầu. Việt Nam là một trong 5 nước được lựa chọn mời tham dự ở cấp Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh Thủ tướng Trung Quốc, New Zealand, Mông Cổ và Barbados.
Trong các bài phát biểu của mình tại các sự kiện, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã chia sẻ với các nhà lãnh đạo Chính phủ và hơn 1.000 doanh nghiệp từ các nước trên thế giới về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chiến lược, mục tiêu phát triển đất nước của Việt Nam; đồng thời nêu các trở ngại kinh tế quan trọng nhất mà Việt Nam và kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn cầu, đề cao chủ nghĩa đa phương và cách tiếp cận toàn dân để ứng phó.
Hội nghị các nhà tiên phong của WEF được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007. Từ đó đến nay, sự kiện này diễn ra hằng năm tại Trung Quốc và được tổ chức luân phiên mỗi năm tại một trong hai thành phố cảng là Thiên Tân hoặc Đại Liên.
Bất ổn tại Pháp
Sau nhiều ngày biểu tình bạo lực liên tiếp liên quan đến vụ cảnh sát bắn chết một thiếu niên 17 tuổi, Pháp đã phải ban hành lệnh giới nghiêm ở ngoại ô thủ đô Paris và triển khai 45.000 cảnh sát được hỗ trợ bởi các phương tiện bọc thép hạng nhẹ để ứng phó với tình hình.
Bất chấp sự hiện diện của lực lượng an ninh, tình trạng cướp bóc vẫn diễn ra tại các thành phố Lyon, Marseille và Grenoble với các nhóm bạo loạn trùm đầu cướp phá các cửa hàng. Người biểu tình cũng đốt ôtô và thùng rác.
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã triệu tập một cuộc họp với nhiều bộ trưởng để xem xét tình hình. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã rút ngắn chuyến đi Bruxelles dự thượng đỉnh EU trở về Paris chủ trì một cuộc họp khẩn để xử lý khủng hoảng.
Tổng thống Pháp khuyến cáo các bậc cha mẹ kiểm soát không để con em mình tham gia các cuộc bạo loạn trên đường phố. Theo ông Macron, có tới 1-3 trong số các đối tượng bị cảnh sát bắt giữ là "những người trẻ hoặc rất nhỏ tuổi", chỉ khoảng 14-15 tuổi.
Nhà lãnh đạo 45 tuổi này nhận định trò chơi điện tử bạo lực đã góp phần kích động những vụ bạo loạn tại Pháp hiện nay. Ông cho rằng những hình ảnh thực tế cho thấy một số thanh niên dường như đang "tái hiện" trên đường phố các trò chơi điện tử bạo lực mà họ say mê.
Ngoài ra, Tổng thống Macron cũng kêu gọi các nền tảng truyền thông xã hội gỡ bỏ những "nội dung đặc biệt nhạy cảm” liên quan đến những vụ bạo loạn này. Ông nêu rõ: "Các nền tảng và mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong những sự kiện diễn ra gần đây. Chúng tôi nhận thấy những nền tảng này - gồm Snapchat, TikTok và một số ứng dụng khác - đóng vai trò là nơi tổ chức các cuộc tụ tập bạo lực, tạo ra những kịch bản bạo lực khiến một số thanh niên mất kết nối với thực tế". Ông cũng cho biết thêm sẽ triển khai thêm cảnh sát chống bạo loạn để kiểm soát tình hình.
Nhật báo Công Giáo La Croix cho rằng giới trẻ đang mất lòng tin vào lực lượng bảo vệ an ninh. Các cuộc bạo loạn xảy ra sau thảm kịch này cho thấy một hố sâu ngăn cách hai phe: cảnh sát và một bộ phận không nhỏ các thanh thiếu niên sống tại những khu bình dân.
Những diễn biến mới trong xung đột Nga - Ukraine
Theo nhật báo Le Monde, hơn ba tuần sau khi phát động những cuộc phản công, Ukraine đang tìm cách trấn an quốc tế về tiến độ của các chiến dịch quân sự, trong khi những thành quả đạt được có vẻ vẫn còn khiêm tốn. Bộ trưởng Quốc Phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết trong một cuộc phỏng vấn được tờ Financial Times của Anh đăng hôm 28-6 rằng các cuộc phản công hiện tại chỉ là “khúc dạo đầu” cho những chiến dịch lớn hơn trong thời gian tới.
Trong cuộc phỏng vấn công bố ngày 30-6, Tổng tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Ukraine Valery Zaluzhny cho biết các kế hoạch phản công của nước này đang gặp khó khăn do thiếu hỏa lực, từ máy bay chiến đấu hiện đại đến đạn pháo.
Trả lời phỏng vấn với tờ Washington Post, ông Zaluzhny bày tỏ thất vọng về việc phương Tây chuyển giao vũ khí theo cam kết diễn ra chậm chạp. Ông nói: "Tôi thấy bực mình" khi một số người ở phương Tây chỉ trích về sự khởi đầu và diễn biến chậm chạp cuộc phản công”.
Tướng Zaluzhny lưu ý rằng Ukraine vẫn đang chờ đợi những máy bay chiến đấu F-16 mà các đồng minh hứa hẹn. Ngoài ra, Tướng Zaluzhny cũng phàn nàn rằng số lượng đạn pháo mà Ukraine có chỉ bằng một phần nhỏ của Nga.
Trong khi đó, truyền thông Đức cho rằng phán hòa bình cho cuộc khủng hoảng này có thể diễn ra trong tháng 7. Về hỗ trợ kinh tế để tái thiết Ukraine, Ban điều hành IMF đã hoàn thành đánh giá đợt đầu tiên về chương trình cho vay trị giá 15,6 tỷ USD dành cho Ukraine, cho phép Kiev ngay lập tức rút 890 triệu USD để hỗ trợ ngân sách nước này.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định rằng phương Tây muốn bằng cách nào đó đóng băng cuộc xung đột ở Ukraine để câu giờ nhằm "bơm" thêm vũ khí vào nước này.
Phát biểu họp báo, ông Lavrov đã cáo buộc các nước phương Tây áp dụng cách tiếp cận "phân liệt" đối với cuộc xung đột này. Theo ông, phương Tây trước tiên muốn thấy Nga thất bại trên chiến trường, sau đó mới thúc đẩy hòa bình ở Ukraine.
Leo thang căng thẳng Israel - Palestine
Căng thẳng ngày càng leo thang tại Bờ Tây trong vài ngày qua khi xảy ra đụng độ gây thương vong giữa những người định cư Do Thái và người Arab Palestine. Nguyên nhân xuất phát từ các kế hoạch xây dựng thêm 5.623 nhà ở mới tại một số khu định cư ở Bờ Tây, trong đó có 1.057 nhà tại Eli, nơi tuần trước xảy ra vụ 2 tay súng Palestine nã súng làm 4 người Israel thiệt mạng. Các kế hoạch xây dựng thêm nhà định cư được Israel phê duyệt ngày 26-6 vừa qua. Giới quan sát nhận định động thái này có thể làm leo thang hơn nữa căng thẳng giữa Israel và Palestine.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã kêu gọi quy trách nhiệm cho những thủ phạm gây ra tình hình xung đột bạo lực giữa những người định cư Israel với người Palestine ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng trong những ngày gần đây.
Ngày 28-6, phát biểu tại Hội đồng Đối ngoại Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington đã cảnh báo Israel rằng tình trạng bùng phát căng thẳng với người Palestine sẽ khiến tiến trình mở rộng các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với các quốc gia Arab, trong đó có Saudi Arabia, gần như không thể thực hiện được.
Ngoại trưởng Mỹ đưa ra cảnh báo trên trong các cuộc điện đàm với người đồng cấp Israel Eli Cohen và Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu. Ông Blinken nêu rõ: “Chúng tôi đã nói với bạn bè và đồng minh ở Israel rằng nếu bạo lực bùng phát ở khu vực sân sau của họ thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều, nếu không muốn nói là không thể, để thực sự làm sâu sắc thêm các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ hiện có cũng như mở rộng sang các quốc gia khác, trong đó có Saudi Arabia”.
Các khu định cư nằm ở khu Bờ Tây bị Israel chiếm đóng trong cuộc Chiến tranh Trung Đông năm 1967. Người Palestine và phần lớn cộng đồng thế giới coi việc mở rộng các khu định cư là một trở ngại lớn đối với việc kiến tạo hòa bình giữa Israel và Palestine. Vòng đàm phán hòa bình gần đây nhất giữa Israel và Palestine đã đình trệ từ tháng 3-2014 do những mâu thuẫn sâu sắc về hoạt động xây nhà định cư của Israel cũng như các vấn đề an ninh và biên giới.
Theo Báo Tin tức