.

Chiến lược của Trung Quốc tại Trung Đông

.

(ĐNĐT)- Trung Quốc sẽ hợp tác và cạnh tranh, nhưng sẽ tránh đối đầu với các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu ở Trung Đông.

Theo giới chuyên gia phân tích, kể từ thập niên 1990, Trung Quốc bắt đầu lấp khoảng trống mà Liên Xô để lại và không ngừng cải thiện quan hệ với các nước Trung Đông, đặc biệt là Iran, Syria và Ả Rập Xê Út. Tuy nhiên, theo tạp chí The Diplomat, các chuyên gia Trung Quốc tin rằng, chính phủ của họ vẫn thiếu các đòn bẩy mạnh để tạo ảnh hưởng trực tiếp cho các vấn đề Trung Đông và lâu nay vẫn đóng vai trò quan sát nhiều hơn.

Trong thập kỷ tới, Trung Quốc có khả năng tăng cường đầu tư của mình và do đó, đòi hỏi tiếng nói lớn hơn ở Trung Đông. Trung Quốc có thể là người đến trễ so với thế lực chính trị toàn cầu, nhưng vì sự tương tác sâu sắc với các nước lớn khác nên sẽ yêu cầu sự chú ý nhiều hơn ở Trung Đông.

Trung Quốc có khả năng tăng cường đầu tư của mình và do đó đòi hỏi tiếng nói lớn hơn ở Trung Đông
Trung Quốc có khả năng tăng cường đầu tư của mình và do đó đòi hỏi tiếng nói lớn hơn ở Trung Đông

Trung Đông là một khu vực nóng bỏng nhất với các vấn đề gây tranh cãi và căng thẳng đấu tranh ngoại giao. Do đó, cho phép Trung Quốc một cơ hội để truyền bá các nguyên tắc ngoại giao của mình là tôn trọng chủ quyền của các nước khác và phản đối bên ngoài can thiệp công việc nội bộ của một quốc gia, cũng như tăng cường quyền lực mềm.

Ngoài việc cung cấp cho Trung Quốc một cơ hội đảm bảo nguồn cung năng lượng, Trung Đông sẽ tiếp tục làm chậm tốc độ của sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược về phía Đông của Hoa Kỳ vì các vấn đề phức tạp của nó.

Ngoài ra, các nước trong khu vực sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc trong thập kỷ tới khi trung tâm quyền lực toàn cầu tiếp tục dịch chuyển về phía Đông. Các nước Trung Đông coi Trung Quốc như là một đối tác quan trọng, có thể giúp họ mở rộng không gian quốc tế, cân bằng ảnh hưởng của các cường quốc trước đây và thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, thập kỷ tới có thể chứng kiến chiến lược "hướng Đông" của các nước trong khu vực được đưa vào thực hiện.

Bên cạnh đó, đầu tư của Trung Quốc ở Trung Đông sẽ tăng dần để không làm xáo trộn sự cân bằng địa chính trị và kinh tế của khu vực này. Vì vậy, chính sách ngoại giao của Trung Quốc sẽ phải chuẩn bị để đối mặt với những thách thức của Trung Đông như thiếu an ninh và các thỏa thuận về tài chính.

Trung Quốc hiểu rằng các yếu tố bên ngoài khác cũng ảnh hưởng đến tình hình ở Trung Đông. Ví dụ, Trung Quốc đã phủ quyết nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về cuộc khủng hoảng Syria được ba nước phương Tây ủng hộ, một phần vì những gì đã xảy ra tại Libya và sự chuyển dịch chiến lược về phía đông của Mỹ.

Trung Quốc sẽ hợp tác và cạnh tranh, nhưng sẽ tránh đối đầu với các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu ở Trung Đông. Quan hệ Trung-Mỹ không nên, và không thể “trắng tay” ở Trung Đông. Việc Mỹ sẽ mất vị trí thống trị của mình trong khu vực đang ngày càng trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, đầu tư chiến lược của Trung Quốc ở Trung Đông sẽ không nhằm mục đích chấm dứt tầm ảnh hưởng truyền thống của Mỹ trong khu vực.

Trung Quốc chỉ vừa đặt chân ở Trung Đông và sự tham gia này không nhằm chấm dứt sự thống trị của Mỹ. Vì Trung Quốc không có lợi ích cốt lõi ở Trung Đông nên họ có thể đạt được một thỏa hiệp với Hoa Kỳ về các vấn đề khu vực.

Trung Đông sẽ tiếp tục gặp bất ổn và các cường quốc khu vực sẽ cạnh tranh để thiết lập quyền bá chủ trong thập kỷ tới. Trung Quốc sẽ cố gắng tạo sự khác biệt trong các vấn đề như vậy.

Vĩnh Thụy (tổng hợp)

;
.
.
.
.
.