.

Triển vọng tốt đẹp cho thương mại Trung Quốc - ASEAN

.

(ĐNĐT)- Thương mại giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt mức cao kỷ lục 400,9 tỷ USD vào năm 2012. Đây là cơ sở để ASEAN và Trung Quốc có thể đạt mốc 500 tỷ USD giá trị thương mại song phương vào năm 2015.

Hội nghị tham vấn Bộ trưởng kinh tế ASEAN - Trung Quốc lần thứ 11 tổ chức tại Siem Reap, Campuchia
Hội nghị tham vấn Bộ trưởng kinh tế ASEAN - Trung Quốc lần thứ 11 tổ chức tại Siem Reap, Campuchia

Hàng năm, thương mại Trung Quốc và ASEAN tăng 10,2%, so với tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc là 6,2% trong năm 2012.

Vào tháng 11-2002, Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện và cắt giảm thuế đáng kể trên hơn 500 loại mặt hàng trong năm 2004.

Ngoài ra, Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc và ASEAN (CAFTA) có hiệu lực vào tháng 1-2010. Và một năm sau khi thực hiện, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản và Liên minh châu Âu, lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN.

Thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 292,8 tỷ USD trong năm 2010, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm 2009. Sản lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước ASEAN tăng 44,8% lên 154,56 tỷ USD trong cùng một năm. Trong năm 2010, ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc, sau EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm 2011, thương mại giữa hai bên tăng hơn 20% lên con số 362,85 tỷ đô la Mỹ, tăng gấp 6,6 lần năm 2002.

Trung tâm ASEAN-Trung Quốc ước tính rằng, ASEAN có khả năng trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong 2-3 năm tới.

Năm 2013, nhiệm vụ chính trong việc tiếp tục thúc đẩy thương mại song phương là tăng cường thông tin liên lạc và bổ sung giữa các ngành công nghiệp khác nhau của hai nền kinh tế.

Để phát triển các mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, các biện pháp cần thực hiện là tiếp tục mở cửa thị trường hàng hóa giao dịch và loại bỏ thuế quan đối với nhiều sản phẩm hơn nữa trong vài năm tới.

Nhu cầu rất lớn về thị trường và các nhóm khác nhau của người tiêu dùng ở Trung Quốc đã cung cấp cơ hội ngày càng tăng cho các công ty đến từ khối ASEAN. Hiện vẫn còn nhiều sản phẩm hàng hóa mà hai bên có thể bổ sung cho nhau như: hóa chất, cơ khí và các sản phẩm thiết bị giao thông vận tải…

Tháng 8-2012, ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand đã nhất trí về việc ra đời Hiệp định đối tác hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây sẽ là thị trường tự do mậu dịch lớn nhất trên thế giới.

Với một nửa người tiêu dùng trên thế giới và một phần ba giá trị GDP toàn cầu, RCEP bắt đầu các thủ tục đàm phán trong tháng 1 này. Các cuộc đàm phán trong số 16 quốc gia dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2015. Đây sẽ là cơ hội để tiếp tục gia tăng kim ngạch thương mại giữa ASEAN với Trung Quốc trong thời gian tới.

Vĩnh Thụy (Chinadaily)

;
.
.
.
.
.