.

Hillary Clinton tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016?

.

(ĐNĐT) - Đảng Dân chủ Mỹ dường như đã sẵn sàng lựa chọn ứng cử viên cho đảng mình để tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016 sau khi Tổng thống Obama mãn nhiệm. Và Hillary Clinton có thể là một trong những sự lựa chọn dù đảng Dân Chủ và cả bà Clinton chưa hề khẳng định điều này.

Bà Hillary Clinton xếp ở vị trí thứ hai trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2008. Nếu bà Hillary là đảng viên đảng Cộng hòa thì gần như chắc chắc bà sẽ được chọn là ứng cử viên tranh cử chức tổng thống vào năm 2016.

Tuy nhiên, Hillary Clinton lớn hơn tổng thống đương nhiệm Barack Obama 14 tuổi. Bất cứ đảng nào cũng không bao giờ muốn đề cử một ứng cử viên tranh cử chức lãnh đạo nước Mỹ quá nhiều tuổi so với người tiền nhiệm của đảng mình.

Bà Hillary Clinton
Bà Hillary Clinton

Có ý kiến cho rằng, việc đề cử bà Hillary sẽ làm dấy lên làn sóng tranh luận về tiêu chuẩn đạo đức đối với sự nghiệp chính trị ở “Nhà Trắng” của cựu Tổng thống Clinton, và thậm chí liên quan đến vấn đề hậu sự nghiệp chính trị sau khi rời Nhà Trắng của ông Clinton. Dựa trên bản kê khai thu nhập hàng năm của bà Hillary, CNN chỉ ra rằng, cựu Tổng thống Bill Clinton kiếm được tổng cộng 89 triệu đô la nhờ tài diễn thuyết sau khi rời Nhà Trắng vào năm 2001. Chỉ tính riêng trong năm 2011, vị cựu tổng thống này đã có 16 bài diễn thuyết ở 11 quốc gia, thu về tổng cộng 6,1 triệu đô la.

Vấn đề này liên quan đến đạo đức người chồng của người chịu trách nhiệm về công tác ngoại giao của nước Mỹ từ việc kiếm rất nhiều tiền có nguồn gốc nước ngoài. Hãy đặt lại câu hỏi rằng: Đảng Dân chủ mong muốn dành bao nhiêu thời gian để tranh luận về vấn đề đạo đức liên quan đến nguồn thu nhập từ nước ngoài của cựu Tổng thống Clinton khi họ đề cử ứng cử viên tổng thống năm 2016?

Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất mà đảng Dân chủ phải đối mặt nếu đề cử bà Hillary vào ghế tổng thống không phải là việc bị soi xét lại quá khứ, mà sẽ khai ngòi trở lại những tranh luận về vấn đề đạo đức, và điều này sẽ làm cho đảng này sao lãng việc đổi mới cần thiết trong đảng của họ.

Cựu tổng thống Bill Clinton là người đã làm dấy lên cuộc tranh luận trong đảng Dân chủ của ông vào năm 1992 khi ông nêu ra ý tưởng "đổi mới đảng Dân chủ". Ông Barack Obama cũng làm dấy lên làn sóng tương tự vào năm 2008 khi ông đưa ra những lời chỉ trích mạnh mẽ đối với các chính sách đối nội dưới thời Tổng thống Clinton và cả việc bỏ phiếu cho việc mở cuộc chiến tranh tại Iraq của bà Hillary Clinton. Tuy nhiên, nếu bà Hillary Clinton được đề cử tham gia tranh chức tổng thống vào năm 2016 do bà có thế mạnh về tài chính, danh tiếng, và theo cảm giác chung là  "đến lượt của mình", thì điều này sẽ dẫn đến việc đảng Dân chủ một lần nữa lại bỏ qua việc đổi mới cần thiết trong đảng mình.

Theo phân tích của CNN, những vấn đề sau đây có thể xảy ra cho cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016:

Một ứng cử viên trong đảng Dân chủ có thể được đề cử dựa trên nền tảng giữ lời hứa việc thực hiện những ý tưởng của ông Obama trước khi nhậm chức tổng thống như đóng cửa nhà tù ở vịnh Guantanamo và chấm dứt các vụ sát hại có chủ đích, v.v….

Số đảng viên khác của đảng Dân chủ có thể là những người đã từng ủng hộ ông Bill Clinton trong suốt thập niên 1990, và họ cũng chính là những người đang bày tỏ quan ngại rằng, chính quyền Obama đã trôi dạt quá xa về cánh tả: chi tiêu quá nhiều, không quan tâm đến việc giải quyết thâm hụt ngân sách quốc gia, và can thiệp sâu vào khối doanh nghiệp .

Trong khi đó, số đảng viên còn lại của đảng này là những người bảo vệ hết mình cho di sản Obama, hoặc chạy theo hướng hiện đại hóa theo phương châm của ông George H.W. Bush là "theo đuổi mục tiêu đến cùng” trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 1988.

Một cuộc tranh luận gay gắt sẽ nổ ra với việc quy tụ những suy nghĩ thấu đáo về việc đảng Dân chủ có thể làm gì để thống lĩnh đất nước của họ nếu được quay trở lại việc đắc cử tổng thống 3 nhiệm kỳ (điều này rất có khả năng xảy ra vì sự suy yếu liên tiếp về chính trị đảng Cộng hòa).

Chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton mong muốn sẽ dập tắt bất cứ cuộc tranh luận nào có nguy cơ bùng phát. Chiến dịch này cũng sẽ tiếp tục theo xu hướng kế thừa việc đề cử ứng cử viên vào ghế tổng thống và sau đó chức tổng thống được xem như là một bất động sản được quyền thừa kế hợp pháp: một món nợ lâu đời và đã đến thời điểm phải thu hồi lại.

Nếu được đắc cử, ứng cử viên sẽ được nhậm chức tổng thống mà không cần đến việc có một nền tảng nào, hay không cần thực hiện quá nhiều nhiệm vụ. Thật sự đây không phải là một cách thức áp dụng cho một chính khách có ảnh hưởng nhất thế giới hoặc cho một nền dân chủ lành mạnh.

Hồng Loan (theo CNN)

;
.
.
.
.
.