Giáo dục

Giới trẻ học lịch sử ở bảo tàng

09:18, 22/12/2015 (GMT+7)

Cùng với người dân và du khách, rất nhiều học sinh sinh viên ở Đà Nẵng đã tìm đến “địa chỉ đỏ” - Bảo tàng Khu V để tìm hiểu về lịch sử đấu tranh của quân và dân ta, nhất là trong tháng 12 hướng tới kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12).

Các em học sinh đến tham quan Bảo tàng Khu V - Đà Nẵng
Các em học sinh đến tham quan Bảo tàng Khu V - Đà Nẵng

Theo thống kê chưa đầy đủ ở Bảo tàng Khu V Đà Nẵng, chỉ tính riêng từ đầu tháng 12 tới nay, đã có hơn 2.500 lượt khách đến tham quan; cả tháng 12, ước có hơn 3.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan Bảo tàng, trong đó có hơn 2.000 học sinh, sinh viên ở các trường học tại Đà Nẵng và khu vực miền Trung.

Nhiều trường học ở Đà Nẵng, sau khi dẫn đoàn học sinh tiêu biểu đến tham quan bảo tàng, đã mời cán bộ, chiến sĩ ở bảo tàng về trường nói chuyện chuyên đề nhân dịp kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2015) như các trường THCS Tây Sơn, THCS Nguyễn Khuyến... Những câu chuyện kể xoay quanh chủ đề lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam thu hút hàng ngàn lượt học sinh lắng nghe. Nhiều em sinh sau đó đã tự tìm đến bảo tàng để học lịch sử qua những câu chuyện của từng hiện vật đang được giữ gìn, trưng bày nơi đây.

Khu trưng bày ngoài trời trưng bày các loại vũ khí có thể khối lớn như: máy bay, xe tăng, xe bọc thép
Khu trưng bày ngoài trời trưng bày các loại vũ khí có thể khối lớn như: máy bay, xe tăng, xe bọc thép
Khu trưng bày trong nhà ở Bảo tàng Khu V
Khu trưng bày trong nhà ở Bảo tàng Khu V

Bảo tàng lịch sử quân sự cách mạng nằm giữa lòng Đà Nẵng có diện tích trưng bày hơn 8.800 m². Trong đó, khu ngoài trời có diện tích hơn 5.400 m² là nơi trưng bày các loại vũ khí có thể khối lớn như: máy bay, xe tăng, xe bọc thép, các loại pháo từ 75mm đến 175mm…, các loại vũ khí của địch bị quân và dân Khu 5 đánh bại thu được và sử dụng lại để đánh địch trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Khu trưng bày bên trong có tổng diện tích các tầng, phòng hơn 3.300 m² là nơi trưng bày hàng ngàn hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử ra đời, lịch sử đấu tranh và chiến thắng của lực lượng vũ trang Quân khu V trong hơn 70 năm qua.

Một một hình ảnh, một tư liệu, hiện vật ở bảo tàng là một câu chuyện sống động về lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân ta. Đó là câu chuyện về chiếc mủng hai đáy của ông bà Hồ Lễ Phương ở Hòa Cường (Đà Nẵng). Chiếc mủng do chính tay ông bà đan, thoạt trông giống như một chiếc mủng bình thường, nhưng thực tế bên ngoài được tạo thêm một lớp đáy rất khó phát hiện. Ông bà đã dùng chiếc mủng này để chuyển tài liệu bí mật cho con trai là đồng chí Hồ Lễ Ân, cán bộ cách mạng hoạt động ở thành phố an toàn suốt từ 1965 đến 1970. Chiếc mủng đã được ông bà trao tặng lại cho Bảo tàng.

Đó là câu chuyện về đôi dép của chị Phan Thị Mùa - nữ biệt động thành Đà Nẵng. Năm 1972, chị được giao nhiệm vụ đánh vào kho xăng của địch ở ngã ba Trưng Nữ Vương - Núi Thành (Đà Nẵng). Chị xin vào làm công nhân ở kho xăng. Mỗi ngày vào kho xăng chị đều bí mật chuyển một ít thuốc nổ ngay dưới đế đôi dép lê này. Suốt 4 tháng, từ tháng 4/1972 - tháng 8/1972, chị đã vận chuyển được 4kg thuốc nổ làm nên chiến công phá hủy kho xăng của địch vào tháng 8/1972.

Khung trưng bày tổ hợp hiện vật, hình ảnh đội du kích Ba Tơ - một trong những tổ chức tiền thân của Lực lượng vũ trang Quân khu V thành lập tháng 3/1945; tổ hợp hiện vật phong trào tự cung tự cấp của quân dân Khu V trong kháng chiến chống Pháp... mang trong đó những câu chuyện lịch sử gieo cho thế hệ trẻ lòng tự hào về Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có quân và dân Đà Nẵng.

Xe xủa đồng chí Cẩn (tức Huỳnh Sâm) biệt động thành Đà Nẵng dùng vận chuyển vũ khí phục vụ chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968.
Xe xủa đồng chí Cẩn (tức Huỳnh Sâm) biệt động thành Đà Nẵng dùng vận chuyển vũ khí phục vụ chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968.
Đèn gương của các nữ chiến sĩ dân quân ở ngã ba Đồng Lộc - Hà Tĩnh dùng đèn hiệu cho xe bộ đội ra vào chiến trường (1965-1968)
Đèn gương của các nữ chiến sĩ dân quân ở ngã ba Đồng Lộc - Hà Tĩnh dùng đèn hiệu cho xe bộ đội ra vào chiến trường (1965-1968)
Máy in lăn tay phục vụ các hội nghị và chiến dịch từ 1970 - 1979
Máy in lăn tay phục vụ các hội nghị và chiến dịch từ 1970 - 1979
Máy in lăn tay phục vụ các hội nghị và chiến dịch từ 1970 - 1979
Hình ảnh tư liệu của bộ đội Nam tiến và bộ đội Phú Yên
Quần áo, quân trang, chăn... của dân quân khu V.
Quần áo, quân trang, chăn... của dân quân khu V.
Những sản phẩm của ngành quân y khu V (1950 - 1951)
Những sản phẩm của ngành quân y khu V (1950 - 1951)
Hàng ngàn hình ảnh, tư liệu, hiện vật chứa hàng ngàn câu chuyện và bài học lịch sử
Hàng ngàn hình ảnh, tư liệu, hiện vật chứa hàng ngàn câu chuyện và bài học lịch sử

Nhiều dòng cảm tưởng đã được ghi lại sau khi khách tham quan Bảo tàng, học sinh Nguyễn Hồng Anh (Trường THCS Tây Sơn, Đà Nẵng) chia sẻ: “Chính ở Bảo tàng, em đã nhớ những kiến thức sử học ở nhà trường với những hiện vật, hình ảnh sống động, thực như chính niềm tự hào mà em đang có sau khi tham quan Bảo tàng. Đây là nơi em muốn giới thiệu mọi người đến ở Đà Nẵng”.

Theo Dân trí

.