Ấn tượng giải pháp chống thấm đường hầm của Sika

.

Ngày 26-8, tại hội thảo quốc tế lần thứ 4 về “Hạ tầng giao thông với phát triển bền vững” (TISDIC-2023) do Trường Đại học (ĐH) Bách khoa, ĐH Đà Nẵng và Tổng hội Xây dựng Việt Nam phối hợp tổ chức; hai chuyên đề “Giảm tác động phát thải CO2 từ xi măng - Phát triển bền vững Vượt Kỳ Vọng” và “Hệ thống màng chống thấm thế hệ mới cho đường hầm SikaProof®-110” của Sika Việt Nam đã gây ấn tượng với hội đồng khoa học, cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng.

Ông Philippe Doriot, Giám đốc Kỹ thuật khối châu Á Thái Bình Dương (APAC) chia sẻ về hệ thống màng chống thấm thế hệ mới cho đường hầm SikaProof®-110” của Sika.
Ông Philippe Doriot, Giám đốc Kỹ thuật khối châu Á Thái Bình Dương (APAC) chia sẻ về hệ thống màng chống thấm thế hệ mới cho đường hầm SikaProof®-110” của Sika.

Theo dự báo chung của thị trường xây dựng, lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những thập kỷ tới tại châu Á, đặc biệt là tại những khu vực được ví như “thỏi nam châm” của nguồn vốn FDI hiện nay như Việt Nam. Chính vì thế, bên cạnh việc tìm kiếm các giải pháp trong xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng thì doanh nghiệp vẫn phải bảo đảm việc giảm thiểu lượng phát thải C02 ra môi trường.

Hệ thống màng chống thấm thế hệ mới cho đường hầm SikaProof®-110” của Sika được đánh giá là một công nghệ cực kỳ ưu việt vì khắc phục được những nhược điểm đã tồn tại hàng thập kỷ so với phương pháp thi công truyền thống. Ngoài ra, khả năng bám dính toàn bộ giúp giảm độ dày của màng chấm thấm đã góp phần vào việc giảm thiểu phát thải C02 so với các loại màng không bám dính truyền thống từ 30 đến 50%.

Sika trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm tại hội thảo.
Sika trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm tại hội thảo.

Với chuyên đề “Giảm tác động phát thải CO2 từ xi măng - Phát triển bền vững Vượt Kỳ Vọng”, Sika giới thiệu giải pháp thay thế cát và xi măng, giải pháp tái chế bê tông. Cụ thể, phụ gia Sika giúp kích hoạt và thúc đẩy đại trà công nghệ ứng dụng đất sét nung và LC3, giảm tới 50% clinker bằng cách thêm vật liệu bổ sung xi măng vào công thức. Công nghệ đất sét nung có thể giảm 30-40% lượng khí C02 so với xi măng thông thường.

“Những giải pháp mà Sika mang đến hội thảo lần này là nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đồng hành với mục tiêu giúp giảm phát thải khí nhà kính, chung tay cùng Chính phủ Việt Nam trên hành trình “Net zero carbon” vào năm 2050”, ông Philippe Doriot, Giám đốc Kỹ thuật khối châu Á Thái Bình Dương (APAC) tại Sika chia sẻ.

PV

;
;
.
.
.
.
.