Văn hóa - Giải trí
Đường phố Đà Nẵng xưa và nay
Và mãi cho đến năm 1954, một khoảng thời
gian dài đến 66 năm, Đà Nẵng mới nâng tổng số đường phố lên 45, với hầu hết con
đường đều mang tên người Pháp. Tuy nhiên, hầu như tất cả phố xá đều được tập
trung bên tả ngạn sông Hàn, còn bên hữu ngạn gần như “trắng”, từ những con đường
cho đến những công trình dân sinh. Chính vì thế một thời gian dài, trong dân
gian có câu ca thật nhiều tâm trạng:
Đứng bên ni sông Hàn
Ngó bên tê Hà Thân nước xanh như tàu lá.
Đứng bên tê Hà Thân
Nhìn qua đất Hàn phố xá thênh thang.
Thời chế độ Mỹ - ngụy, một vài trục đường chính được thảm nhựa tạm bợ,
thiếu các điều kiện hạ tầng đi kèm. Hệ thống giao thông của thành phố chỉ thực
sự được xây dựng nhanh và nhiều từ sau ngày Đà Nẵng giải phóng. Trong khoảng thời
gian từ 1975 đến 2002, Đà Nẵng đã có tổng cộng 214 con đường, gấp 5 lần thời
Pháp thuộc với hạ tầng cơ sở tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, hệ thống giao thông
của thành phố thực sự có bước nhảy vọt một cách kỳ diệu là sau năm 1997, khi Đà
Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thành phố đã có thêm hơn 100
con đường mới, nâng tổng số chiều dài các con đường lên 1.200 km, trong đó đường
chính ở nội thị chiếm đến 50%.
Điều đáng nói là những con đường mới trong vòng 10 năm qua tại thành phố
đều đẹp, mang dáng dấp hiện đại, hạ tầng cơ sở rất đồng bộ. Trong số này có những
con đường rộng lớn, rất đẹp như đường Phạm Văn Đồng, đường Nguyễn Tất Thành, đường
Sơn Trà - Điện Ngọc, đường Trần Hưng Đạo, đường 30 tháng 4, đường Điện Biên Phủ,
đường 2-9, đường Cách mạng Tháng Tám..., hay đường có kiến trúc rất độc đáo như
đường Bạch Đằng. Vượt lên tất cả và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân
thành phố và cả bạn bè bốn phương chính là sự đồng lòng của cả Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân thành phố để làm nên những kỳ tích mà rất ít địa phương khác
có thể làm nổi.
Ai đã từng sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng hoặc có dịp ghé qua thì lúc
này đây, khi trở lại thăm thành phố đều ngỡ ngàng trước sự đổi thay diệu kỳ
này. Một vịnh Đà Nẵng có địa thế rất đẹp như vậy, thế nhưng một thời dài, không
mấy người dám đặt chân đến đây vì môi trường bị ô nhiễm trầm trọng bởi hàng
ngàn ngôi nhà lụp xụp bám bờ vịnh để làm nơi sinh sống, đánh bắt hải sản....
Còn “...bên Hà Thân”, một thời cũng là điểm nhức nhối của thành phố với những
dãy nhà chồ ọp ẹp và kèm theo đó vô số tệ nạn nảy sinh ảnh hưởng đến đời sống văn
hóa xã hội của thành phố. Bây giờ, bên vịnh Đà Nẵng là đường Nguyễn Tất Thành
xinh đẹp.
Tương tự, xóm nhà chồ xưa kia giờ đây nhường chỗ cho con đường Trần Hưng
Đạo với vóc dáng hiện đại, chạy dọc bờ đông con sông Hàn. Còn nữa, đường Phạm Văn
Đồng chạy từ cầu Sông Hàn thẳng ra biển dù không dài lắm, chỉ với 1.600 mét đi
qua vùng đất cát xưa kia bỏ hoang, giờ đây đã mang một bộ mặt hoàn toàn mới: hiện
đại, phóng khoáng, nối trung tâm thành phố với biển xanh, cát trắng. Đặc biệt, đường
ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc như một nét vẽ phóng khoáng, mềm mại ôm suốt hết
30 km bờ biển được tặng danh hiệu là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành
tinh do Tạp chí Forbes bình chọn.
Có rất nhiều ví dụ như thế về “công cuộc khai hoang mở đường” của chính
quyền và nhân dân thành phố. Trong quá trình lao động nhọc nhằn xây dựng những
con đường đẹp đẽ ấy, một bộ phận nhỏ dân cư phải hy sinh quyền lợi trước mắt để
được cái lớn hơn cho quê hương. Giao thông thực sự trở thành đòn bẩy góp phần
cho thành phố phát triển mọi mặt, từ văn hóa-xã hội, kinh tế đến an ninh, quốc
phòng. Đặc biệt, với lợi thế là cửa ngõ cuối cùng ra biển Đông, hệ thống giao
thông thành phố là một phần quan trọng của tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây. Đây
được xem là cơ hội để nền kinh tế thành phố bước vào “đường băng để sẵn sàng cất
cánh” trong thời gian đến.
Bài và ảnh:
TRẦN LUÂN SƠN