Thị trường sách thiếu nhi nói chung, truyện tranh nói riêng trên địa bàn Đà Nẵng đang bị thả nổi. Các đợt kiểm tra gần đây của cơ quan chức năng đã không phát hiện được những cuốn truyện “bất thường” dành cho trẻ em. Lý do là vì... kiểm tra chung chung.
Phụ huynh nơm nớp nỗi lo
Truyện tranh “mát mẻ” kiểu này tràn ngập trên mạng và đến nay cơ quan quản lý vẫn... bó tay? |
Mang tâm trạng lo ngại như chị Bình, chị Trần Thị Xuân Hương, ở phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà cho biết, cách đây 2 năm, chị tình cờ phát hiện cậu con trai đang học lớp 8 đọc những truyện tranh có hình vẽ rất thô tục và bạo lực. Khi được hỏi, cậu bé khai thật là những tập sách này do một người bạn trong lớp thuê ở tiệm, đọc xong đứa này chuyền cho đứa kia. Chị Thủy tiết lộ: “Không kể những nét vẽ thô vụng cố tình phô bày thân thể, cách dùng câu chữ trong các tập truyện mang tính gợi dục với mật độ đậm đặc gây phản cảm! Ngoài ra, các nhân vật luôn nhận mình là người háo sắc, đắm mình trong các mối quan hệ yêu đương, ghen tuông; sở thích bộc lộ chỉ là được yêu, được ở gần người yêu; làm các hành vi vụng trộm ngay trong lớp học, lơ đãng khi thầy giảng bài... Từ đó tôi cấm tiệt con đọc và kiểm soát gắt loại truyện như thế, tôi cũng theo dõi trên báo thấy có các quyết định đình chỉ xuất bản mấy loại truyện đó, nhưng cứ lo là chúng sẽ đọc ở lớp, ở những buổi đi học thêm, thậm chí đọc ở trên mạng...”.
Trong khi đó, chị Phạm Thị Phương Lan, ở số 83 Yết Kiêu thì kỹ tính hơn khi tự tay mua truyện tranh về cho con đọc. Nhưng với chị, cũng thật khó kiểm soát những loại truyện thiếu lành mạnh vì phòng các con đều được kết nối Internet. “Là giáo viên nên mình biết ngành Giáo dục Việt Nam chưa chú trọng môn giáo dục giới tính cho các em thiếu nhi. Kiến thức càng thiếu hụt, các em càng tò mò và muốn khám phá”, chị Lan chia sẻ. Chị Lan cho rằng, những truyện có hình ảnh “mát mẻ”, khêu gợi có tác động rất lớn đến tâm lý lứa tuổi thanh - thiếu niên. Nó kích thích những “phản ứng hung tính” hoặc dục tính ở con người, đặc biệt ở lứa tuổi chưa trưởng thành về mặt nhân cách, thiếu chín chắn, thiếu kỹ năng sống và khả năng ứng phó với những tác động xấu bên ngoài như các em.
Cơ quan chức năng: Chưa thanh, kiểm tra sách dành riêng cho trẻ em
Ông Nguyễn Hữu Bình cho biết, trước đây Bộ TT-TT gửi văn bản yêu cầu Thanh tra của Sở TT-TT Đà Nẵng thu hồi một số tập truyện đã phát hành như: “Chàng trai trong truyện tranh”, “Ichigo - Kỷ niệm xanh”, “Hội học sinh”, “Girl Comics - Lần đầu trải nghiệm”, “Crazy kiss”, “Good kis - Nụ hôn đầu” do NXB Thanh Hóa xuất bản; “Lilim kiss”, “Mặt trời bé con” do NXB VH-TT xuất bản. Thanh tra Bộ cũng yêu cầu đình chỉ phát hành các xuất bản phẩm có nội dung tiêu cực đến tính giáo dục thẩm mỹ của lứa tuổi thanh thiếu niên như “Video girl - Chuyện phim em gái” - 3 tập, “Change 123 - Tam nữ hiệp”, 3 tập do NXB Thanh Hóa xuất bản. “Nhưng trước khi tiến hành thanh tra, hình như các NXB đã biết thông tin và thông báo cho các nơi phát hành, nên ở Đà Nẵng không thu hồi được những cuốn sách có tựa như trên”. |
Việc quản lý truyện tranh tràn lan trên Internet, theo bà Đoan Anh và ông Nguyễn Hữu Bình, Phó Chánh Thanh tra Sở thì đây là công việc vượt ngoài khả năng cho tới thời điểm hiện tại. Bởi với những máy chủ đặt ở nước ngoài, chúng ta khó bề can thiệp. Hơn nữa, địa chỉ các trang mạng thay đổi liên tục và nội dung được phát tán với đủ kênh khác nhau khiến hoạt động ngăn chặn không thể triệt để.
Theo ông Bình, nếu phát hiện địa điểm phát hành hay tiệm thuê truyện sai phạm như cho lưu hành truyện tranh cấm thì cơ sở sẽ bị lập biên bản và phạt hành chính theo nghị định. Có điều, “những người cho thuê truyện thường có kinh tế khó khăn, một quyển sách chỉ được thuê vài trăm đồng nên phạt nặng thì lấy gì họ nộp”, ông Bình nói. Thêm vào đó, về phía cấp Sở chỉ làm theo “lệnh” của Bộ là thu hồi sách nằm trong danh mục cấm do Cục Xuất bản đưa ra. Nếu trong quá trình kiểm tra, Thanh tra Sở phát hiện sách có nội dung xấu thì cũng không thể tịch thu ngay mà phải gửi ý kiến lên cấp trên...
HOÀNG NHUNG - THU HOA
TIN LIÊN QUAN |
---|