Văn hóa - Giải trí

Hàng ngàn người trẩy hội Quán Thế Âm

14:12, 27/03/2016 (GMT+7)

ĐNĐT - Sáng 27-3 (tức ngày 19-2 âm lịch), lễ chính của Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra tại chùa Quán Thế Âm (quận Ngũ Hành Sơn) thu hút hàng vạn chư tôn, tăng ni, phật tử, đạo hữu cùng người dân, du khách tham gia.

Từ sáng sớm, hàng vạn chư tôn, tăng, ni, phật tử, đạo hữu ăn mặc chỉnh tề, tập trung về lễ đài chính, thành tâm cầu nguyện.
Từ sáng sớm, hàng vạn chư tôn, tăng ni, phật tử, đạo hữu ăn mặc chỉnh tề, tập trung về lễ đài chính, thành tâm cầu nguyện.

 

Mở đầu phần lễ, các chư tôn, tăng ni, phật tử, đạo hữu cùng nhau ôn lại nguồn gốc và ý nghĩa ngày Lễ vía đức Phật Quán Thế Âm. Kế tiếp là những nghi lễ Phật giáo truyền thống và phần cầu nguyện của đạo hữu cho quốc thái dân an, thả bong bóng cầu nguyện hòa bình cho nhân loại, đất nước. Chiêm ngưỡng sự tái hiện hình tượng Phật bà Quán Thế Âm trang nghiêm nhưng không kém phần lung linh, huyền ảo.

Từ lâu, lễ hội Quán Thế Âm không những chỉ dành cho những người theo đạo Phật mà còn là một sự kiện mang nét văn hóa tâm linh, thôi thúc mọi người khắp nơi tìm về chung vui, hòa mình trong cảm giác bình an, đậm nét truyền thống dân tộc.
Từ lâu, lễ hội Quán Thế Âm không chỉ dành cho những người theo đạo Phật mà còn là một sự kiện mang nét văn hóa tâm linh, thôi thúc mọi người khắp nơi tìm về chung vui, hòa mình trong cảm giác bình an, đậm nét truyền thống dân tộc.

 

Cung kính vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm thánh thiện.
Cung kính vía đức Bồ tát Quán Thế Âm thánh thiện.

 

Phần tái hiện hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong phần chính của lễ hội là phần được người dân mong chờ nhất.
Phần tái hiện hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm là phần chính của lễ hội. Đây cũng là phần được người dân mong chờ nhất.

Lễ hội Quán Thế Âm tổ chức lần đầu tiên vào năm 1960, nhân lễ khánh thành tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại động Hoa Nghiêm trên núi Thủy Sơn, phía tây Ngũ Hành Sơn. Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian dài.

Đến ngày Lễ vía đức Phật bà Quán Thế Âm năm 1991 (nhằm ngày 19-2 năm Tân Mùi), Lễ hội Quán Thế Âm được khôi phục trở lại với nhiều hoạt động đậm nét văn hóa dân tộc.

Từ đó hàng năm qua mỗi lần tổ chức, lễ hội lại có tầm vóc quy mô hơn, thu hút đông đảo khách hành hương, du khách trong và ngoài nước tham dự. Năm 2000 đánh dấu một mốc quan trọng khi Lễ hội Quán Thế Âm được Tổng cục Du lịch Việt Nam xếp vào danh sách một trong 15 lễ hội trên toàn quốc và đưa vào chương trình quảng bá văn hóa du lịch với mục tiêu “Việt Nam - Điểm đến thiên niên kỷ mới”.

Tham dự Lễ hội Quán Thế Âm, mỗi người tìm thấy được sự thanh tịnh, những điều tốt đẹp từ Phật giáo, hòa mình trong không khí hội hè, soi mình vào bản sắc văn hóa dân tộc để ngày một sống đẹp hơn, qua đó trải nghiệm và tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử - văn hóa Phật giáo của dân tộc. 

ĐẮC MẠNH - NGỌC HÀ

.