Bánh mì lâu đời nhất thế giới

.

Tại một địa điểm khảo cổ ở phía đông bắc Jordan, các nhà nghiên cứu thuộc dự án khảo cổ Shubayqa khám phá ra những tàn tích chiếc bánh mì nướng còn sót lại của những người hái lượm từ 14.400 năm trước. Đây là bằng chứng trực tiếp lâu đời nhất của bánh mì được tìm thấy cho đến nay, trước sự ra đời của nông nghiệp ít nhất là 4.000 năm.

Một trong những lò nướng nơi bánh mì được phát hiện.
Một trong những lò nướng nơi bánh mì được phát hiện.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Copenhagen, Đại học London và Đại học Cambridge đã phân tích thực phẩm nướng còn lại sau 14.400 năm tuổi ở nơi có đời sống hái lượm Natufian - một địa điểm được gọi là Shubayqa 1, nằm trong sa mạc Đen ở phía đông bắc Jordan.

Các kết quả được công bố trên tạp chí Proceedings của Học viện Khoa học Quốc gia, cung cấp bằng chứng thực nghiệm sớm nhất cho việc sản xuất bánh mì.

“Sự hiện diện của hàng trăm thực phẩm trong lò nướng ở Shubayqa 1 là một sự tìm kiếm đặc biệt, và nó đã cho chúng ta cơ hội để mô tả thực phẩm 14.000 năm tuổi. 24 loại thức ăn được phân tích trong nghiên cứu này cho biết rằng tổ tiên hoang dã đã nghiền, sàng và nhào nắn ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì và yến mạch trước khi nấu.

Có khả năng lúa mạch là loại cỏ dại phổ biến nhất hiện có tại khu vực Shubayqa vào thời điểm đó, nhưng các nhà sản xuất bánh mì đầu tiên tại địa điểm này dường như đã chọn khá thận trọng, để thu hoạch lúa mì. Đó có thể là một lựa chọn rất quan trọng - bởi vì hạt lúa mì hoang dã có nhiều gluten (Gluten là một hỗn hợp của protein lưu trữ cùng với tinh bột trong nội nhũ hạt ngũ cốc) hơn so với lúa mạch hoang dã và do đó sẽ làm cho bột bánh mì có độ dẻo cao hơn, cho phép tạo ra bánh mì flatbread mỏng hơn nhiều. Các mảnh bánh mì được phát hiện cho thấy rằng họ đã chế tạo thành công bánh mì phẳng với bề dày chỉ 5-7 mm.

Hình ảnh của một mảnh bánh mì phẳng được chụp qua kính hiển vi điện tử.
Hình ảnh của một mảnh bánh mì phẳng được chụp qua kính hiển vi điện tử.

“Phần còn lại rất giống với flatbread bánh - mì - mỏng - không - men được xác định vào thời kỳ đồ đá mới tại châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, bây giờ chúng ta biết rằng các sản phẩm giống như bánh mì được sản xuất từ lâu trước khi phát triển nông nghiệp.

Bước tiếp theo là đánh giá liệu việc sản xuất và tiêu thụ bánh mì có ảnh hưởng đến sự xuất hiện của trồng trọt và thuần hóa cây trồng hay không”, nhà khảo cổ học Amaia Arranz Otaegui, Đại học Copenhagen, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết.

Nhà khảo cổ học Tobias Richter, người dẫn đầu cuộc khai quật tại Shubayqa 1 ở Jordan, giải thích: “Chúng tôi quan tâm đặc biệt đến những người hái lượm Natufian vì họ sống qua thời kỳ chuyển tiếp khi mọi người trở nên ít vận động hơn và chế độ ăn của họ bắt đầu thay đổi.

Đá cứng hình lưỡi liềm cũng như các công cụ bằng đá khác được tìm thấy tại các khu vực Natufian ở Levant từ lâu đã khiến các nhà khảo cổ nghi ngờ rằng, con người vào thời đó đã bắt đầu khai thác thực vật theo một cách khác và có lẽ hiệu quả hơn.

Nhưng bánh mì phẳng được tìm thấy tại Shubayqa 1 là bằng chứng sớm nhất về việc làm bánh mì được phục hồi cho đến nay, cho thấy rằng bánh nướng được phát minh trước khi họ trồng cây. Bằng chứng này xác nhận một số ý tưởng của chúng tôi là việc sản xuất bánh mì sớm và vô cùng tốn thời gian dựa trên ngũ cốc hoang dã có thể là một trong những động lực chính cho cuộc cách mạng nông nghiệp sau này, nơi các loại ngũ cốc hoang dã được trồng để cung cấp nguồn thực phẩm”.

Các thực phẩm nướng còn lại được phân tích bằng kính hiển vi điện tử tại phòng thí nghiệm của Đại học London bởi ứng cử viên tiến sĩ Lara Gonzalez Carratero (Viện Khảo cổ học UCL), một chuyên gia về bánh mì thời tiền sử.

Tiến sĩ Amaia Arranz-Otaegui và Ali Shakaiteer lấy mẫu ngũ cốc trong khu vực Shubayqa.
Tiến sĩ Amaia Arranz-Otaegui và Ali Shakaiteer lấy mẫu ngũ cốc trong khu vực Shubayqa.

Ít nhất ba hoặc bốn loại flatbread-bánh mì lát mỏng khác nhau đã được phát hiện tại Shubayqa 1. Tổng cộng có 254 mảnh được tìm thấy trong lò sưởi. Phân tích cho thấy 75% được làm hoàn toàn bằng lúa mì hoang dã (có lẽ là Einkorn hoang dã), 12,5% hoàn toàn từ lúa mạch hoang dã và 12,5% từ hỗn hợp lúa mì hoang dã.

“Bánh mì liên quan đến lao động chế biến bao gồm nghiền ngũ cốc, nhào nặn và nướng bánh. Nó được sản xuất trước các phương pháp canh tác cho thấy sự đặc biệt. Việc tạo ra nhiều thực phẩm đặc biệt này có thể góp phần vào quyết định bắt đầu trồng ngũ cốc.

Tất cả điều này phụ thuộc vào những phát triển phương pháp mới cho phép chúng tôi xác định phần còn lại của bánh mì từ những mảnh vụn rất nhỏ sử dụng độ phóng đại cao”, Giáo sư Dorian Fuller (Viện Khảo cổ học UCL) cho biết.

Những phát hiện cho thấy rằng sản xuất bánh mì dựa trên ngũ cốc hoang dã có thể đã khuyến khích thợ săn hái lượm để trồng ngũ cốc, và do đó góp phần vào cuộc cách mạng nông nghiệp trong thời kỳ đồ đá mới.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.
.