Ấn tượng 'Hồn Việt'

.

Được Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đưa vào biểu diễn phục vụ người dân và du khách từ tháng 7-2019, chương trình nghệ thuật “Hồn Việt” (“The Soul of Vietnam”) bước đầu đón nhận những tình cảm yêu mến của khán giả và du khách.

“Hồn Việt” là một chương trình mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và vùng Quảng Nam-Đà Nẵng nói riêng. Trong suốt 60 phút của chương trình, khán giả khám phá những nét tinh túy của nghệ thuật Tuồng truyền thống thông qua những trích đoạn Tuồng kinh điển và nghệ thuật hóa trang đặc trưng của Tuồng xứ Quảng; hòa mình với không khí rộn ràng của các ngày hội làng quê và lắng đọng với những bản hòa nhạc trầm hùng của dàn nhạc dân tộc Việt Nam...

Chương trình được biểu diễn thường xuyên vào lúc 19 giờ 45 các ngày trong tuần (trừ thứ tư), vào lúc 17 giờ 30 ngày chủ nhật và biểu diễn theo yêu cầu tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, 155 Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Liên hệ đặt vé: Hồng Anh (0911400505), Linh (0935727910).

Dưới đây là một số hình ảnh về chương trình nghệ thuật “Hồn Việt”:

Hòa tấu nhạc cụ dân tộc, trong đó có sự tham gia của cây đàn đá - một loại nhạc cụ có nguồn gốc lâu đời, trên dưới 3.000 năm.
Hòa tấu nhạc cụ dân tộc, trong đó có sự tham gia của cây đàn đá - một loại nhạc cụ có nguồn gốc lâu đời, trên dưới 3.000 năm.
Hoạt cảnh “Ngày hội quê tôi”, kể lại câu chuyện chồng già cõng vợ trẻ đi trẩy hội làng.
Hoạt cảnh “Ngày hội quê tôi”, kể lại câu chuyện chồng già cõng vợ trẻ đi trẩy hội làng.
Múa “Apsara trăng trên tháp cổ” - một điệu múa độc đáo của người Chăm từ xa xưa.
Múa “Apsara trăng trên tháp cổ” - một điệu múa độc đáo của người Chăm từ xa xưa.
Trích đoạn Tuồng “Nguyệt Cô hóa cáo”: Nguyệt Cô là một con cáo trắng, tu luyện ngàn năm mà hóa thành một cô gái xinh đẹp, nhờ có viên ngọc quý cô trở nên bất khả chiến bại. Tuy nhiên vì si tình nên bị Tiết Giao lừa đoạt mất ngọc quý. Mất ngọc, Nguyệt Cô phải quay về lại kiếp cáo. Trích đoạn được NSƯT Thanh Tiền thể hiện với động tác vũ đạo điêu luyện, khả năng diễn xuất tài tình, lột tả được cái hay của nghệ thuật tuồng.
Trích đoạn Tuồng “Nguyệt Cô hóa cáo”: Nguyệt Cô là một con cáo trắng, tu luyện ngàn năm mà hóa thành một cô gái xinh đẹp, nhờ có viên ngọc quý cô trở nên bất khả chiến bại. Tuy nhiên vì si tình nên bị Tiết Giao lừa đoạt mất ngọc quý. Mất ngọc, Nguyệt Cô phải quay về lại kiếp cáo. Trích đoạn được NSƯT Thanh Tiền thể hiện với động tác vũ đạo điêu luyện, khả năng diễn xuất tài tình, lột tả được cái hay của nghệ thuật tuồng.
Các nghệ sĩ uyển chuyển với màn múa Chăm “Bến nước tình yêu”.
Các nghệ sĩ uyển chuyển với màn múa Chăm “Bến nước tình yêu”.
Chương trình còn giới thiệu nghệ thuật hóa trang các nhân vật tuồng. Nhìn hóa trang, trang phục thì có thể biết nhân vật đó tính cách như thế nào.
Chương trình còn giới thiệu nghệ thuật hóa trang các nhân vật tuồng. Nhìn hóa trang, trang phục thì có thể biết nhân vật đó tính cách như thế nào.
Những nghệ sĩ chụp hình giao lưu với khách sau khi kết thúc chương trình.
Những nghệ sĩ chụp hình giao lưu với khách sau khi kết thúc chương trình.
Tiết mục độc tấu đàn bầu - một loại nhạc cụ độc đáo của dân tộc Việt Nam với chỉ một dây duy nhất.
Tiết mục độc tấu đàn bầu - một loại nhạc cụ độc đáo của dân tộc Việt Nam với chỉ một dây duy nhất.

Ảnh trang này: Xuân Sơn

Một chương trình nghệ thuật đặc sắc

Anh Lee Won Jun, du khách đến từ Daegu (Hàn Quốc): Lần đầu tôi đi xem chương trình và nhận thấy cách tổ chức có nhiều điểm giống với sân khấu Nanta Show đầy sức hút ở Seoul. Song, Hồn Việt là sự tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu hơn. Chương trình đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc.

Chị Tuyết Nhi (quận Thanh Khê): Qua phương tiện truyền thông, tôi biết và tìm đến xem chương trình Hồn Việt. Tôi rất ấn tượng. Có thể nói đây là chương trình đạt đỉnh cao về chất lượng nghệ thuật; qua đó, giúp người xem cảm nhận được những nét đặc sắc nhất của văn hóa truyền thống Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Hội An, Phó Giám đốc Sở VH-TT thành phố: Đến thời điểm hiện tại, “cái được” của Hồn Việt về mặt nghệ thuật là sự phong phú với nhiều trích đoạn, tiết mục đặc sắc, trình độ nghệ thuật nhuần nhuyễn và ít nhiều đã để lại ấn tượng tốt đẹp với du khách. Đặc biệt là “chất” tuồng vẫn được duy trì đúng hướng, không sai lệch.

Ông Huỳnh Đức Trung, Trưởng phòng Quản lý lữ hành (Sở Du lịch): Ngành du lịch thành phố đã phối hợp với ngành văn hóa và các đơn vị liên quan quảng bá về Tuồng Hồn Việt tại các triển lãm, hoạt động lữ hành trong và ngoài nước như một sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố. Bên cạnh đó, Sở Du lịch đề nghị các doanh nghiệp lữ hành đưa “Hồn Việt” vào các tour phục vụ du khách, từng bước kết nối, tạo thói quen cho du khách.

Các nghệ sĩ sẽ cháy hết mình trên sân khấu

Đến lúc này, chúng tôi đã yên tâm về nội dung chương trình biểu diễn của Hồn Việt, cái chính là phải tìm cách đổi mới về cách tiếp cận, cách khai thác để tìm ra khán giả. Thời gian đầu sẽ rất khó khăn nhưng chúng tôi chấp nhận và sẽ cháy hết mình trên sân khấu vì để tạo một điểm đến phải là quá trình chứ không phải ngày một ngày hai. Hiện có 15 đơn vị đã hứa sẽ đồng hành, chia sẻ cùng với nhà hát trong việc đưa khách đến với Hồn Việt.

Ông Trần Ngọc Tuấn,
Giám đốc Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh

NGỌC HÀ - XUÂN SƠN thực hiện



 

;
;
.
.
.
.
.