Khoa học - Công nghệ

Nga tuyên bố tham vọng xây dựng căn cứ và đưa con người lên Mặt trăng

10:12, 04/09/2015 (GMT+7)

Tham vọng của người Nga là xây dựng cả một căn cứ với phòng thí nghiệm, trạm phóng và hạ cánh cho tàu vũ trụ, thậm chí là xây dựng cả một đài quan sát thiên văn.

Các nhà phi hành gia của Nga có thể sẽ lần thứ hai đặt chân lên Mặt trăng, sau những người Mỹ.
Các nhà phi hành gia của Nga có thể sẽ lần thứ hai đặt chân lên Mặt trăng, sau những người Mỹ.

Đã 40 năm kể từ thời khắc con người đặt chân lên Mặt trăng, tuy nhiên cả 3 phi hành gia lúc đó đều là những người Mỹ. Nước Nga đang có một tham vọng lớn, đó là lập lại sự kiện này một lần nữa, khi mà nước Mỹ đang chuyển hướng tới sao Hỏa.

Roscosmos, cơ quan vũ trụ Nga, cho biết họ đang có kế hoạch không chỉ đưa các phi hành gia của mình lên Mặt trăng, mà còn muốn xây dựng phòng thí nghiệm khoa học và công nghệ trên Mặt trăng, một trạm phóng và hạ cánh cho tàu vũ trụ, thậm chí là xây dựng cả một đài quan sát thiên văn.

Trong khi nước Mỹ xúc tiến chương trình Apollo để đưa con người lên Mặt trăng, Liên Xô cũng cũng tiến hành rất nhiều dự án thử nghiệm với mục đích tương tự. Tuy nhiên sau quá nhiều thất bại, khiến cho dự án này của Liên Xô đã bị đóng cửa với lý do vượt chi phí và không đem lại kết quả thực sự.

Tàu vũ trụ Luna 25 sẽ được đưa lên Mặt trăng để thăm dò địa hình trước khi xây dựng căn cứ.
Tàu vũ trụ Luna 25 sẽ được đưa lên Mặt trăng để thăm dò địa hình trước khi xây dựng căn cứ.

Ngày hôm nay, Roscosmos sẽ chính thức mở lại chương trình này và được gọi là Luna 25. Với nhiệm vụ đầu tiên là đưa tàu vũ trụ thăm dò lên Mặt trăng vào năm 2024 để khảo sát cho việc xây dựng một căn cứ tại đây.

Tàu vũ trụ Luna 25 sẽ sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân với chất phóng xạ plutonium-238. Khi plutonium-238 phân rã tự nhiên nó sẽ tạo ra nhiệt năng và lượng nhiệt này sẽ được chuyển đổi thành điện năng để sử dụng. Tuy nhiên, đây là loại nhiên liệu có nhiều rủi ro và ngay cả NASA cũng không còn sử dụng năng lượng hạt nhân cho tàu vũ trụ, mà thay thế bằng năng lượng Mặt trời.

Roscosmos cũng không phải cơ quan vũ trụ duy nhất có tham vọng đưa con người trở lại Mặt trăng. Cơ quan vũ trụ châu Âu cũng đã công bố kế hoạch đầy tham vọng biến Mặt trăng thành thuộc địa của mình.

Trong khi đó, NASA đã thay đổi mục tiêu của mình ra xa hơn là sao Hỏa với dự án vô cùng tham vọng là đưa con người đặt chân lên sao Hỏa vào năm 2030. Đây chắc chắn sẽ là một bước tiến lớn tiếp theo của loài người trong lịch sử khám phá vũ trụ.

Theo Trí thức trẻ

.