Y tế - Sức khỏe
Làm thế nào để phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sau khi bị đột quỵ?
Những người không may bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) thì sức khỏe dường như đã mất đi hơn một nửa. Họ rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất cảm giác, ăn uống khó khăn, tiểu tiện không tự chủ, và có khi nằm liệt giường… mọi sinh hoạt phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thân chăm sóc. Thật khó để phục hồi sức khỏe như ban đầu. Tại sao lại như vậy? Và cần làm gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân sau khi bị đột quỵ?.
Bởi vì, sau một cơn đột quỵ, do vỡ mạch máu hoặc tắc mạch máu, mọi cơ quan trong cơ thể người bệnh dường như mất chức năng hoạt động, kèm theo việc ăn uống không được đáp ứng đủ và phải điều trị bằng các loại thuốc trong thời gian lâu dài, nên hầu hết bệnh nhân sau đột quỵ đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Vì vậy bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù đắp sự mất mát các chức năng thông thường (chẳng hạn như không cử động được bàn tay hoặc cánh tay thì cần phải ăn uống, tập vật lý trị liệu và dùng thuốc để các cơ tay chân nhanh chóng hồi phục, giảm mức độ liệt có thể). Theo thời gian, có thể sau 1-2 tháng bệnh, nhân đột quỵ sẽ thấy đỡ mệt mỏi hơn và dần dần hồi phục sức khỏe nếu được chăm sóc và điều trị hợp lý.
Vấn đề sức khỏe thường gặp ở bệnh nhân sau khi bị đột quỵ:
Bệnh nhân bị đột quỵ sức khỏe yếu hẳn, bởi vì đa số bệnh nhân thường ăn kém, ngủ kém, không tập luyện đầy đủ, dinh dưỡng kém hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị.
Do ảnh hưởng của bệnh đột quỵ, nên mọi sinh hoạt cá nhân như: vệ sinh, tắm giặt, thay quần áo, nói chuyện hoặc vận động đều khó khăn, cần sự hỗ trợ của người nhà và sự nỗ lực rất nhiều của bệnh nhân.
Khi não bộ bị mất máu sẽ kèm theo những thay đổi trong tư duy và trí nhớ làm cho bệnh nhân giảm sút, gây lú lẫn, không nhớ và không hiểu người khác nói.
Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hơn do những thay đổi về cảm xúc. Đương đầu với sự chán nản, lo âu, tức giận và buồn bã có thể làm bệnh nhân kiệt sức. Cảm giác trầm cảm, buồn bã thường gặp sau đột quỵ. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi hơn do trầm cảm. Trầm cảm là hiện tượng rất thường gặp sau đột quỵ. Do đó người nhà cần hiểu tâm lý bệnh nhân, chăm sóc, động viên an ủi để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Làm thế nào để phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sau khi bị đột quỵ?
Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sau khi bị đột quỵ, cần kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập và kết hợp dùng An cung ngưu hoàng tốt nhất. Có thể tham khảo chế độ ăn uống và luyện tập như sau:
- Về chế độ ăn uống: Thức ăn cho bệnh nhân đột quỵ phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3-4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như: gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà-phê…
Trong thức ăn cần giảm muối và nước, do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước nên dễ bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém hay nếu ăn quá mặn dễ làm cho huyết áp tăng cao dẫn đến tái phát bệnh. Nếu bệnh nhân suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc vào lượng nước tiểu bài tiết trong 24 giờ. Hạn chế muối ở mức 4 - 5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như: dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, patê, xúc xích…
- Về chế độ luyện tập: Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, cần có sự giúp đỡ từ người thân. Người nhà phải giúp bệnh nhân thay đổi tư thế nằm 4 tiếng/lần để tránh loét người. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.
Đối với trường hợp nhẹ hơn, tùy mức độ di chứng liệt, cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hàng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người thân chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.
Chế độ luyện tập ở giai đoạn đầu:
Tập vận động nửa người bên liệt bao gồm các khớp:
Khớp vai: Gấp, duỗi, giạng, khép, xoay trong, xoay ngoài
Khớp khuỷu: Gấp, duỗi khuỷu, quay sấp, xoay ngửa cẳng tay.
Khớp cổ tay: Gấp, duỗi, nghiêng trong, nghiêng ngoài khớp cổ tay.
Các ngón tay: Gấp, duỗi, dạng, khép các ngón tay.
Khớp háng: Gấp, duỗi, dạng, khép, xoay trong, xoay ngoài.
Khớp gối: Gấp, duỗi.
Khớp cổ chân: Gấp, duỗi.
Các ngón chân: Gấp, duỗi, dạng, khép.
Chế độ luyện tập ở giai đoạn sau:
Tập vận động có trợ giúp.
Tập vận động ở các tư thế: nằm, ngồi, đứng, đi.
Tập thực hiện các hoạt động tự chăm sóc bản than (lau mặt, lau tay chân...).
Tập nói, giao tiếp (với những bệnh nhân thất ngôn).
Chế độ luyện tập giai đoạn hòa nhập:
Phòng ngừa di chứng và tái phát.
Các dụng cụ trợ giúp cần thiết cho giai đoạn này: trợ giúp đi lại, trợ giúp sinh hoạt, trợ giúp làm việc…
Tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng, vui chơi thư giãn…tạo cuộc sống vui tươi lành mạnh…