.

Trâm ổi, cây thuốc quý

Cây trâm ổi còn gọi là cây thơm ổi, cây ổi Tàu, cây Hoa ngũ sắc vì hoa có 5 màu. Ở miền Trung còn gọi là cây trâm trâm hay nho rừng, là loại cây dại, mọc hoang khắp các vùng miền, rất dễ tìm. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá trâm ổi điều trị lâm sàng một số bệnh mang lại hiệu quả cao.

+ Điều trị bong gân, sai khớp: Lấy một nắm lá trâm ổi nhai với ít rượu trắng đắp lên chỗ bong gân, băng lại thì máu tụ tan ngay, không gây sưng và êm dịu vết thương sau 30 phút đắp lá.
- Nếu vết thương bị sai khớp, thì sau khi sửa lại khớp theo đúng phẫu của khớp rồi bó lá trâm ổi đã nhai với rượu đắp lên vết thương, đắp khoảng 2-3 lần mỗi ngày, nhất là băng lại khi ngủ đêm, nghỉ ngơi 1-3 ngày là khỏi.
- Vết thương chảy máu: nhai mấy lá trâm ổi với muối hột rồi đắp lên vết thương, băng lại là cầm máu ngay và sau đó không sưng đau, không tụ máu.
- Nếu vết thương bị đánh, va chạm gây tụ máu, bầm tím: nhai một nắm lá trâm ổi đắp lên vết thương, ngày 3 lần là máu
tan hết.
- Những người có chứng xuất huyết dưới da bầm tím từng đám, giã một nắm lá trâm ổi với ít rượu đắp lên là hết.
+ Chữa trị viêm khớp: Lá trâm ổi, lá trầu, lá lốt ba thứ bằng nhau, giã nhuyễn trộn với ít rượu trắng, đắp lên nơi khớp đau băng lại, thấy thuốc khô thì bỏ ra. Một ngày băng 2-3 lần, một lần khoảng 2 tiếng đồng hồ.
+ Điều trị chứng viêm họng hạt và các loại viêm họng khác: Lấy 6 lá trâm ổi, 1 lát gừng tươi, 1 hạt muối hột nhỏ. Nhai thật nhuyễn, ngậm trong khoang miệng nuốt từ từ. Lá trâm ổi đặc trị viêm họng hạt, đã trị dứt hẳn không tái phát. Các chứng viêm họng, sau cảm cúm, điều trị từ 5-10 ngày là hết.

Q. Khải (st)
;
.
.
.
.
.