Khi tiểu thuyết Rừng Nauy xuất hiện, Haruki Murakami đã trở thành thần tượng của giới trẻ Nhật Bản. Sau Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển, Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời… cây bút đương đại bậc thầy này tiếp tục trở lại với độc giả Việt Nam qua tác phẩm Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới - một hành trình xuống thế giới ngầm mang màu sắc Kafka dưới lòng Tokyo hiện đại.
|
Còn tại vùng đất kỳ lạ được gọi là Chốn tận cùng thế giới, nơi bao quanh bởi bức tường thành chỉ có chim bay qua được, con người ở vùng đất này sống lặng lẽ, không khổ đau, không lo lắng, vì họ đã bỏ lại cái bóng của mình ngoài tường thành. Nhân vật “tôi” có nhiệm vụ là đọc các “giấc mơ xưa” tại thư viện, nhưng do mới tách ra khỏi cái bóng của mình chưa lâu, anh vẫn còn khả năng gợi lại ký ức, vẫn cảm thấy bất an trong xứ sở hoàn hảo này. Anh đứng trước hai lựa chọn, hoặc dấn thân vào những hiểm nguy vô hình để tìm đường thoát ra, hoặc ở lại và vĩnh viễn từ bỏ tâm hồn mình, một khi cái bóng đã chết hẳn…
Hai nhân vật có liên quan gì đến nhau, chốn tận cùng thế giới nằm ở đâu, và thế giới lụi tàn sẽ dẫn đến điều gì? Những câu hỏi siêu hình về số phận, bản sắc con người trong xã hội bị thống trị bởi các tổ chức bí hiểm đầy sức mạnh – là chủ đề quen thuộc mà Murakami đã từng sử dụng trong Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển… Để tạo ra một “khái niệm kỳ bí mang tên Hiệu ứng Murakami” bởi khi đọc sách của ông người ta trở nên trầm lặng, vì bắt buộc phải chìm đắm vào một trạng thái thiền.
Một tác phẩm khoa học giả tưởng, truyện trinh thám và bản tuyên ngôn của chủ nghĩa hậu hiện đại kết hợp trong cuốn tiểu thuyết dung lượng đồ sộ. Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới với những tưởng tượng sáng tạo phóng túng và một trạng thái lắng đọng sâu xa của tâm thức, thêm một lần nữa tạo thêm danh tiếng cho Haruki Murakami trên toàn thế giới, tác phẩm đã được trao giải văn học Tanizaki uy tín của Nhật Bản.
Nguyên Khang