Tại tiểu bang Miami, Mỹ đang là điểm nóng thu hút giới buôn tranh nghệ thuật nhiều nơi tìm đến. Đặc biệt ở đó là “kho tàng” phong phú, càng ngày càng tăng số lượng tranh của các họa sĩ Cuba, tập trung ở hai phòng tranh chuyên môn quảng cáo, giới thiệu họa phẩm của các họa sĩ châu Mỹ - Latinh.
Ngoài hội họa ra, giới buôn bán các vật dụng mỹ thuật, mỹ nghệ của Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha, trước đây phải tìm đến các nước châu Âu, nay chúng có thể tìm thấy ở Miami. Phòng tranh Art Basel Miami Beach đã hoạt động tại Miami 9 năm qua, chủ yếu là giới thiệu, triển lãm và bán tác phẩm nghệ thuật. Năm nay, phòng tranh Art Basel Miami trưng bày hàng trăm bức tranh của Wilfredo Lam. Giữa tháng 12 vừa qua, một họa phẩm của ông được vẽ từ năm 1944 đã bán với giá 3 triệu USD tại phòng trưng bày này.
Từ số lượng đáng kinh ngạc đó, người ta có thể suy đoán được đời sống phong phú và sức làm việc của tác giả. Ông sinh ở Sagua, lớn lên ở San Alejandro, Cuba. Trong thời gian này ông thường vẽ về đề tài tĩnh vật và trưng bày triển lãm dưới sự bảo trợ của hiệp hội họa sĩ và điêu khắc Havana. Năm 1923, ông đến Tây Ban Nha tiếp tục học mỹ thuật. Không lâu sau, Wilfredo Lam trở thành hội viên của Fernando Alvarez de Sotomayor và Frequented the Prado, Hội Mỹ thuật chính thống tại Marid. Ông đã đi đến nhiều nước thuộc châu Mỹ - Latinh sống và vẽ. Nhưng về sau, xứ sở Tây Ban Nha là nơi ông sống lâu dài nhất nhưng đến khi tình hình chính trị đất nước này rối loạn thì ông đến ở Paris và tìm gặp Picasso qua thư giới thiệu của một người thân. Từ đó, Wilfredo Lam được Picasso kết nạp vào nhóm hội họa tiền phong Parisian avant-garde, nơi tập hợp nhiều họa sĩ nổi tiếng ở Paris lúc bấy giờ như Henri Matisse, Fernand Leger, Joan Miro và Benjamin Peret.
Giai đoạn này ông vẽ minh họa và trình bày cho nhóm nhà văn và nhà thơ hiện đại và siêu thực Pháp. Trong đó có thơ của Andre Breton, Max Ernst, Oscar Dominguez, Victor Brauner và Pierre Mabille. Từ đó, tranh của Wilfredo Lam mang nhiều dấu ấn của nhóm nghệ sĩ tiền phong. Tranh ông có khi theo trường phái lập thể, có khi trừu tượng hay biểu hiện, có khi siêu thực. Tuy nhiên, trong số tranh đồ sộ của ông đang trưng bày tại phòng tranh Art Basel Miami Beach hiện nay thì những bức về đề tài tĩnh vật hoặc phong cảnh của Cuba, quê hương ruột thịt của ông vẫn gây ấn tượng đậm nét. Wilfredo Lam mất năm 1982.
HOÀNG ĐẶNG