.

Tranh, tượng và biếm họa về Charles Dickens

.

Vào ngày 7-2 vừa qua, rất nhiều hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà văn Anh Charles

Charles Dickens –tượng của Henry Dexter (1806-1876).
Charles Dickens –tượng của Henry Dexter (1806-1876).

Dickens tổ chức bên bờ Đại Tây Dương. Charles Dickens (7-2-1812 - 9-6-1870) là tiểu thuyết gia người Anh nổi tiếng nhất thời đại Nữ hoàngVictoria. Tác phẩm và đời sống của ông là nguồn cảm hứng phong phú cho các nhà điện ảnh, làm phim nhựa, phim truyền hình, phim hoạt hình và chuyển thể sang tác phẩm sân khấu.

Trong số tiểu thuyết đã đưa lên màn ảnh của ông, nhiều người vẫn hâm mộ cuồng nhiệt đến Oliver Twist và không ít độc giả trên thế giới đã từng đọc ngấu nghiến, say mê tập sách dày đến 900 trang, bán tự truyện David Copperfield. Hiện nay, một bộ phim đang thực hiện dựa theo tiểu thuyết Great Expectations (Những mong chờ cao quý), dự tính hoàn tất và phát hành vào cuối năm nay. Bên cạnh sự yêu mến của độc giả, hình ảnh nhà văn Charles Dickens còn để lại qua hàng trăm tác phẩm nghệ thuật, minh họa với nhiều thể loại do những họa sĩ, nhà điêu khắc, biếm họa đương thời thực hiện.

 

Đầu tiên phải kể đến bức tranh chân dung Charles Dickens  được vẽ sớm nhất, lúc nhà văn chỉ tròn 18 tuổi do Janet Barow, bà dì của Dickens, người am hiểu về Dickens một cách tường tận, sâu sắc. Bức chân dung miêu tả được nét đặc trưng của Dickens.

Cũng được nhắc đến với bức tranh màu nước có bố cục khá hoành tráng của Robert William Buss, một họa sĩ làm việc ở Chapman và Hall, hai nhà xuất bản tác phẩm của Dickens. Robert W. Buss được chọn làm họa sĩ minh họa cho tiểu thuyết  Pickwick, là người rất ngưỡng mộ tiểu thuyết của Charles

Charles Dickens-Tranh biếm họa của Charles Lyall.
Charles Dickens-Tranh biếm họa của Charles Lyall.

Dickens, ông dành thời gian vẽ nhiều bức tranh về Dickens. Bức vẽ màu nước ở đây vẽ  Dickens đang ngồi suy tư giữa gian phòng làm việc, trước mặt là tất cả hình ảnh và các nhân vật trong các tiểu thuyết của chính tác giả. Bức vẽ thực hiện sau khi Dickens qua đời nhưng không thể hoàn tất được vì họa sĩ Robert W. Buss lìa trần bởi cơn bạo bệnh vào năm 1875.

Đến George Cruikshank, một họa sĩ chuyên vẽ minh họa khác. Ông đã vẽ nhiều chân dung của Charles Dickens ở tuổi 25. Sau khi vẽ sơ phác bằng ký họa bằng bút chì, bút than, George Cruikshank chuyển hình vẽ của mình sang chất liệu sơn dầu hoặc khắc in, một loại hình tranh khắc trên đá hoặc gỗ rồi phát hành.

Charles Dickens đến và đi tham quan nhiều nơi trên đất Mỹ. Lần thứ nhất vào năm 1842 và lần thứ hai năm 1867, trong thời gian ở đây có một số họa sĩ và nhà điêu khắc người Mỹ thực hiện chân dung của Dickens. Tượng bán thân Dickens của nhà điêu khắc Henry Dexter chẳng hạn. Theo lời kể của George Washington Putnam, từng là thư ký riêng của Dickens “Vào những lúc nhà văn Charles Dickens ăn sáng hay ngồi đọc thư thì nhà điêu khắc Henry Dexter tìm đến. Ông im lặng vào việc của mình một cách tôn trọng. Thỉnh thoảng, nhà điêu khắc Henry Dexter mới bước đến xem hoặc kiểm

Dickens’ Dream - Robert W. Buss (1804-1875)\
Dickens’ Dream - Robert W. Buss (1804-1875)\

định kích thước các chi tiết trên khuôn mặt Dickens rồi trở về bàn tượng tròn tiếp tục điều chỉnh mô hình tượng. Sau 4 tháng làm việc cần mẫn, bức tượng bán thân của  nhà điêu khắc Henry Dexter hoàn tất với vẻ đẹp trẻ trung, nam tính đã làm Charles Dickens hết sức hài lòng”.

Charles Dickens, (49 tuổi) ảnh của George Herbert Watkins.
Charles Dickens, (49 tuổi) ảnh của George Herbert Watkins.

Về nhiếp ảnh phải kể đến tác phẩm nhiếp ảnh của George Herbert Watkins. Đây là một trong nhiều tác phẩm tiêu biểu về chân dung nhà văn Charles Dickens tại Bảo tàng Quốc gia Anh. Ngoài ra còn phải nhắc đến khá nhiều tranh biếm họa về Charles Dickens đã xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông từ trước đến nay như chân dung Charles Dicken của Charles Lyall, tranh biếm của Mark Parisi, v.v…

Sinh thời, nhà văn đã tạo được sự mến mộ và hứng khởi lớn lao của giới làm nghệ thuật vì thế, thật khó kể đầy đủ số lượng tác phẩm nghệ thuật tranh, tượng hay minh họa, về Charles Dickens ở đây.
HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.