.

Tây Phi, nhìn từ những quán hớt tóc

.

Andrew Esiebo, nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp người châu Phi rất thích thú tìm đến với không gian của những người hớt tóc. Hình ảnh những người thợ và quán hớt tóc của họ được xem là nguồn cảm hứng cho tác phẩm của anh.

Andrew Esiebo-trước cửa phòng trưng bày nghệ thuật Nimbus ở Nigeria.
Andrew Esiebo-trước cửa phòng trưng bày nghệ thuật Nimbus ở Nigeria.

Sinh năm 1978 tại Lagos, Nigeria, Andrew Oghenerukewe Esiebo đầu tiên đã tiếp xúc với nhiếp ảnh thông qua cha nuôi của mình, Joseph Esiebo. Ông bắt đầu chụp ảnh sau khi có một món quà từ một người bạn, Jose Maria Ortuño, đó là chiếc máy ảnh đầu tiên trong đời.  Esiebo tham dự lớp học và thực hành nhiếp ảnh từ một nhiếp ảnh gia nổi tiếng và kinh nghiệm, có trụ sở ở Paul Udstrand. Andrew hiện là một trong số phóng viên ảnh trẻ và nổi tiếng. Tác phẩm của ông thường lấy từ cuộc sống đô thị, thôn quê.

Nhiếp ảnh gia Andrew Esiebo được biết đến với các tác phẩm mang tính tài liệu về các hoạt động hằng ngày ở Tây Phi. Ông bỏ ra khoảng thời gian khá dài để nghiên cứu thẩm mỹ và ghi hình các nơi làm tóc khác nhau ở Tây Phi. Nhân dịp giới thiệu về loạt ảnh với đề tài “Quán hớt tóc”, trả lời phỏng vấn báo New York Times, Andrew Esiebo cho biết: “Tiệm hớt tóc là một không gian thân mật, tập hợp mọi người ở các tầng lớp khác nhau, nơi đây mọi người đến hớt tóc và  để thảo luận về những gì họ không thể nói ở trong gia đình mình hoặc ở nơi công cộng, bao gồm cả thời sự, chính trị và thậm chí cả những người đáng yêu hay bị ghét bỏ đối với họ.

Vậy, người thợ hớt tóc là người thân quen hay kẻ lạ? Phải mất một số lượng nhất định của niềm tin để cho phép một người đàn ông, người thợ cắt tóc, đặt một dao cạo sắc lẻm thẳng vào cổ hoặc rê nhịp chiếc kéo nhọn hoắt xung quanh đầu của bạn.

Tiệm hớt tóc trong khu chợ.
Tiệm hớt tóc trong khu chợ.

Đó là lý do tại sao, trong khi thợ cắt tóc bắt đầu như những người xa lạ, nhưng họ sẽ không còn xa lạ trong thời gian làm tóc cho bạn. Họ trở thành tâm đầu ý hợp khi bạn chia sẻ chi tiết thân mật cuộc sống của họ. Các cuộc đàm thoại giữa người thợ cắt tóc và khách hàng có thể bắt đầu với đề tài thể thao, xe hơi hay chính trị, nhưng họ thường kết thúc với những tình tiết, hoàn cảnh hết sức cá nhân mà khách hàng sẽ tâm tình, chia sẻ.

Esiebo bị cuốn hút bởi những sắc thái của mối quan hệ này. Esiebo  đã đi qua bảy quốc gia Tây Phi để tìm hiểu cách thức cắt tóc và chức năng cửa hàng và tài liệu thẩm mỹ như thế nào thường lôi cuốn ở cửa tiệm họ. Cho dù đôi chỗ chỉ duy nhất một chiếc ghế trên vỉa hè hoặc một không gian xen kẽ trong một trung tâm mua sắm.

 Hớt tóc… quốc tế.
Hớt tóc… quốc tế.

Bên trong tiệm hớt tóc, Esiebo đã tìm thấy hình ảnh tôn giáo, nghệ sĩ hip-hop, áp-phích của các đội bóng đá hay các biểu tượng văn hóa toàn cầu. Ông cũng phát hiện ra rằng nhiều khách hàng đã chọn kiểu tóc thường được lấy cảm hứng từ thần tượng âm nhạc mà nhạc sĩ hay ca sĩ là người da màu.

Ở một số nước, ông cho biết, những người có thể nghĩ rằng người đàn ông với tóc cuộn lọn dài là “côn đồ”, trong khi một kiểu tóc không bình thường, trái với tự nhiên thì “có thể nhìn bạn như một nghệ sĩ”. Và, Esiebo còn bộc lộ một tâm nguyện chân thành về tác phẩm chuyên ghi hình hoạt động đời sống quê hương mình. Ông nói: “Hầu hết các nhiếp ảnh gia, những người đến Lagos họ chỉ muốn đi đến các khu nhà ổ chuột, những nơi tang thương, mất mùa, nghèo đói… Còn tôi quan tâm đến những câu chuyện khác-thợ cắt tóc, sống và làm việc trong cuộc sống hằng ngày của cộng đồng”.

Thường thì những tin tức mà chúng ta nhận được chỉ cho thấy nghèo đói, chiến tranh, tội phạm và nạn đói. Bạn có thể tìm thấy những câu chuyện trong các tiệm cắt tóc sôi động, thân mật và rất yêu chuộng nghệ thuật dưỡng tóc ở khắp mọi nơi châu Phi.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.