Cuộc tranh luận về ăn trái cây dường như không bao giờ dứt. Sau đây xin cung cấp một vài gợi ý về ăn trái cây.
1. Trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất, kali và natri, là thực phẩm tốt thích hợp cho con người hiện đại. Tuy nhiên, trái cây chứa nhiều đường, ăn quá nhiều là không tốt. Người lớn tiêu thụ hằng ngày 200-400 gram trái cây phổ biến như táo, lê, cam, chuối v.v..., ăn 1-2 quả mỗi loại trong ngày.
2. Ăn trái cây trước bữa ăn, hay sau bữa ăn là tốt? Nhìn chung, ăn trái cây trước bữa ăn giúp giảm lượng thức ăn trong bữa ăn, kiểm soát cân nặng, nhưng nếu dạ dày người tương đối yếu, bụng trống ăn trái cây có thể gây khó chịu. Còn ăn trái cây sau bữa ăn có thể gây ra năng lượng dư thừa, cản trở sự hấp thu các khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ruột. Do đó, cách an toàn nhất là ăn trái cây sau bữa ăn một giờ.
3. Ăn được trái cây thì không nên uống nước ép trái cây. Vì nước ép trái cây đã lọc bỏ hết các bã, mà những cặn bã này lại giàu chất dinh dưỡng, và có nhiều cái tốt như chất xơ, để tăng cường cảm giác no, giảm sự hấp thụ cholesterol. Ngoài ra, trong quá trình ép nước trái cây, các tế bào trái cây bị phá vỡ, bao gồm cả vitamin C và chất chống oxy hóa cũng có thể thiệt hại với một mức độ nhất định. Do đó, trái cây có nhiều dinh dưỡng hơn nước ép trái cây. Trái cây tươi ép xong nên uống ngay.
4. Trái cây không thể thay rau quả. Nói chung giá trị dinh dưỡng của trái cây không sánh được bằng với rau quả. Ngoài táo tàu, kiwi, cam, dâu tây, táo gai và một ít loại trái cây khác, hầu hết các trái cây đều chứa ít vitamin. Ví như carotene trong rau quả có nhiều hơn trong các loại trái cây, ngoài xoài, cam quýt và mơ. Canxi, sắt và các yếu tố vi lượng khác trong trái cây không thể so sánh với trong rau xanh. Ngoài ra, hàm lượng đường trong rau nói chung là thấp, ít calo, ăn nhiều cũng không làm ảnh hưởng đến lượng calo hấp thụ. Nhưng ăn quá nhiều trái cây, có quá nhiều quan ngại về lượng đường.
5. Nên ăn thay đổi các loại trái cây. Không nên cho rằng “trái cây này là vua của các loại trái cây”, “trái cây nọ là nữ hoàng của các loại trái cây”. Trên thực tế, các loại trái cây như nhau, mỗi loại có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Nên ăn nhiều loại trái cây, nhiều loại màu sắc, ăn ghép các loại trái cây. Không nên mê tín dị đoan chỉ có loại trái cây đó mới có chất dinh dưỡng cao, mà ăn hoài một hai loại trái cây đó.
6. Không nên ăn trái cây để thay bữa ăn. Mặc dù trái cây giàu đường, vitamin, khoáng chất và chất xơ..., nhưng còn thiếu chất béo, protein và các vitamin tan trong chất béo. Chỉ ăn trái cây để thay bữa ăn thì còn rất xa mới đạt các tiêu chuẩn dinh dưỡng và chế độ ăn uống.
7. Chỉ ăn trái cây để giảm béo là không khoa học. Ăn trái cây không thể giảm béo. Như đã đề cập ở trên: dinh dưỡng trong trái cây không cân đối; nhiệt lượng trong nhiều loại trái cây tuy không phải là thấp, nhưng chỉ dựa vào ăn trái cây để giảm béo không chỉ rất khó thành công, mà nếu có thành công đi nữa thì sẽ làm cho mặt mày ảm đạm, thể chất suy giảm.
8. Những người có bệnh tiểu đường trong tình trạng ổn định lượng đường trong máu có thể ăn các loại trái cây như bưởi, cam, dâu tây, anh đào, v.v...nhưng với số lượng hạn chế.
D.L (Theo NewsCN)