Đà Nẵng cuối tuần

THẾ GIỚI QUA ẢNH

Chống lãng phí lương thực

07:03, 15/08/2015 (GMT+7)

Bốn câu chuyện khác nhau trên thế giới được tờ Guardian (Anh) ghi lại về cách người dân chống lãng phí lương thực.

Các tình nguyện viên của tổ chức từ thiện độc lập  FareShare (được thành lập từ năm 2004 ở Anh) thu nhặt lương thực bị vứt bỏ phân phối cho 2.023 tổ chức từ thiện khác trên khắp nước Anh. Năm ngoái, FareShare đã phân phối 7.360 tấn lương thực, cung cấp 15,3 triệu bữa ăn và tiết kiệm cho công tác từ thiện trên toàn nước Anh khoảng 19 triệu bảng.
Các tình nguyện viên của tổ chức từ thiện độc lập FareShare (được thành lập từ năm 2004 ở Anh) thu nhặt lương thực bị vứt bỏ phân phối cho 2.023 tổ chức từ thiện khác trên khắp nước Anh. Năm ngoái, FareShare đã phân phối 7.360 tấn lương thực, cung cấp 15,3 triệu bữa ăn và tiết kiệm cho công tác từ thiện trên toàn nước Anh khoảng 19 triệu bảng.
Chàng trai 23 tuổi Zhang Qinyu ở tỉnh Thiểm  Tây – nơi trồng cây ăn trái lớn nhất Trung Quốc – đã có sáng kiến dùng mạng Internet để liên lạc giữa người nông dân trồng cây ở quê anh bán được hàng hóa nhiều hơn, nhanh hơn (thay vì phải đổ bỏ) cho người dân thành thị nghèo, với giá rẻ hơn nhiều so với trước. Năm 2014, lượng lương thực Trung Quốc bị vứt bỏ lên tới 32 tỷ  USD.
Chàng trai 23 tuổi Zhang Qinyu ở tỉnh Thiểm Tây – nơi trồng cây ăn trái lớn nhất Trung Quốc – đã có sáng kiến dùng mạng Internet để liên lạc giữa người nông dân trồng cây ở quê anh bán được hàng hóa nhiều hơn, nhanh hơn (thay vì phải đổ bỏ) cho người dân thành thị nghèo, với giá rẻ hơn nhiều so với trước. Năm 2014, lượng lương thực Trung Quốc bị vứt bỏ lên tới 32 tỷ USD.
Người mẹ có 7 đứa con, Hasifa Nakaziba ở ngôi làng Nambale cách thủ đô Kampala của Uganda hơn 100km buộc phải thường xuyên bán non bắp và đậu vì không biết cách bảo quản sau thu hoạch, thường mất 30% sản lượng. Chương trình Lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc đã tập huấn cho những người phụ nữ về cách bảo quản lương thực, cung cấp những dụng cụ cất giữ lương thực tránh chuột, sâu bọ... để bán với giá cao hơn và ít hư hại hơn. Chương trình dự kiến sẽ triển khai tới 42.000 gia đình nông dân nghèo ở Uganda.
Người mẹ có 7 đứa con, Hasifa Nakaziba ở ngôi làng Nambale cách thủ đô Kampala của Uganda hơn 100km buộc phải thường xuyên bán non bắp và đậu vì không biết cách bảo quản sau thu hoạch, thường mất 30% sản lượng. Chương trình Lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc đã tập huấn cho những người phụ nữ về cách bảo quản lương thực, cung cấp những dụng cụ cất giữ lương thực tránh chuột, sâu bọ... để bán với giá cao hơn và ít hư hại hơn. Chương trình dự kiến sẽ triển khai tới 42.000 gia đình nông dân nghèo ở Uganda.
Hai tổ chức từ thiện Food Rescue (trong ảnh là nhà sáng lập Food Rescue) và Foodsharing nhập lại thành một ở nước Đức đã thu hút gần 8.000 tình nguyện viên ở ba nước Đức, Thụy Sĩ và Áo. 3 năm qua, những tình nguyện viên đã phân phát trực tiếp hoặc phân phát qua mạng Internet 2.000 tấn lương thực cho người nghèo.
Hai tổ chức từ thiện Food Rescue (trong ảnh là nhà sáng lập Food Rescue) và Foodsharing nhập lại thành một ở nước Đức đã thu hút gần 8.000 tình nguyện viên ở ba nước Đức, Thụy Sĩ và Áo. 3 năm qua, những tình nguyện viên đã phân phát trực tiếp hoặc phân phát qua mạng Internet 2.000 tấn lương thực cho người nghèo.

ANH THƯ (Theo Guardian)

.