.

Những sự kiện ấn tượng của năm

.

Chỉ một số ít tác giả những bức ảnh là chuyên nghiệp, còn lại là nghiệp dư, người qua đường hay những người có mặt trong các sự kiện kể lại những câu chuyện, từ cuộc khủng bố ở Paris, khủng hoảng người tị nạn… Dưới đây là những khoảnh khắc rõ nét nhất, các sự kiện đáng nhớ nhất của năm 2015.

Ngày 20-7: Chủ tịch FIFA Sepp Blatter bị “tắm” bằng đô-la: Chính quyền Thụy Sĩ đã thông báo rằng diễn viên hài người Anh Simon Brodkin (người đội lốt nhân vật Lee Nelson, cầu thủ bóng đá ở Merseyside), sẽ bị “phạt bằng lệ phí” sau khi ném một đống tiền đô-la tung tóe lên mặt Sepp Blatter, làm gián đoạn một cuộc họp báo của FIFA ngày 20-7.

20 tháng 7: Chủ tịch FIFA lộ vẻ khó chịu khi diễn viên hài Simon tung những tờ đô-la giả bay tung tóe trước mặt. (Nguồn: Guardian)
20 tháng 7: Chủ tịch FIFA lộ vẻ khó chịu khi diễn viên hài Simon tung những tờ đô-la giả bay tung tóe trước mặt. (Nguồn: Guardian)

Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã bẽ mặt sau khi được “tắm” bằng… tiền mặt - một lối đả kích vào sự tham nhũng của FIFA. Ném đống tiền lên bàn của Blatter, Brodkin cho rằng đó là khoản tiền tạm ứng cho CHDCND Triều Tiên tổ chức World Cup năm 2026. Giới hâm mộ bóng đá vào thời điểm này gọi Sepp Blatter là “con vịt què”.

Ngày 15-8: Các gia đình tị nạn đến châu Âu:

Neda Al-Amirij, một người Hồi giáo dòng Sunni, đến từ thủ đô Baghdad của Iraq, là giáo viên tiếng Anh, chồng là thợ cơ khí, có 4 đứa con, kể: đảng cầm quyền ở Iraq là người Shiite.

Họ đến nhà chúng tôi và đe dọa: “Ở lại hoặc chúng tôi sẽ giết bạn”. Những đứa trẻ không thể chơi trên các đường phố. Tôi lo chúng sẽ bị bắt cóc. Chúng tôi đã bán tất cả mọi thứ và bỏ đi. Chúng tôi đến Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ và đi trên một chiếc thuyền nhựa nhỏ đến Hy Lạp.

Laith Majid chồng của Neda Al-Amirij, ôm con gái và con trai, vỡ òa niềm vui khi đến bờ đảo Kos của Hy Lạp. (Nguồn: Guardian)
Laith Majid chồng của Neda Al-Amirij, ôm con gái và con trai, vỡ òa niềm vui khi đến bờ đảo Kos của Hy Lạp. (Nguồn: Guardian)

Hành lý của chúng tôi bị những kẻ buôn lậu ném xuống nước. Bằng cách nào đó, chúng tôi đã đến được Kos, Hy Lạp. Rồi từ Athens chúng tôi nhập lậu đến Berlin trong một chiếc xe tải, mất 1.800 bảng Anh chi phí. Tại Berlin, chúng tôi có một phòng trong doanh trại quân đội cũ của Spandau.

Cuộc sống của những người tị nạn là không dễ dàng. Chúng tôi đã phải ngủ trên sàn của căng-tin, ở giữa hàng ngàn người tị nạn khác. Chúng tôi đang học tiếng Đức. Ngày 11 tháng Giêng chúng tôi sẽ nhận được sự giúp đỡ của chính phủ. Sau đó họ sẽ quyết định liệu chúng có được tị nạn vĩnh viễn hay không. Chúng tôi muốn bắt đầu một cuộc sống mới ở Đức.

Ngày 2-3: Một con chồn buộc mình trên lưng chim gõ kiến đang bay: Martin Le-May chụp được hình ảnh này ở Hornchurch Country Park ở London. Martin kể lại: “Trong một lần đi chơi xa nhà, khi tôi đi bộ dọc sườn đồi đầy cây lá, tôi nghe thấy một tiếng động lạ trong cỏ, một chim gõ kiến ​​đang bị tấn công bởi một cái gì đó.

Tôi nhận ra rằng nếu con chim cất cánh nó sẽ bay thẳng về phía tôi. Tôi nhặt máy ảnh và bắt đầu chụp, không quá 10 giây, con chim đã hạ cánh trước mặt tôi khoảng 200 mét. Khi xem trên máy tính, tôi mới nhận ra là một chồn nhỏ đã ôm lấy lưng chim gõ kiến, cố trì lại, không chịu buông mặc dù chú chim bay nhanh và cao.

Tôi chia sẻ bức ảnh với một nhóm nhỏ bạn bè nhiếp ảnh họ yêu cầu tôi đăng nó trên Twitter. Trong vòng một giờ nó đã được chia sẻ 5.000 lần. Có nhiếp ảnh gia nói với tôi, đây có lẽ là bức ảnh duy nhất về sự kiện này mà tôi chụp được.

Ngày 13-11: Đêm kinh hoàng trên khắp Paris: 130 người bị bắn và hàng trăm người bị thương. Tiếng súng vang lên gần phòng hòa nhạc Bataclan ngày 13-10 tại Paris, Pháp. Súng tiếp tục nổ tại nhiều địa điểm ở thủ đô nước Pháp. Lời kể của một cô gái trong đêm ấy “Khán giả đang xem biểu diễn tại nhà hát kịch Bataclan. Khi ban nhạc đang chơi, một cái gì đó rơi trên vai tôi.

Chạy trốn khỏi khủng bố - ba hình ảnh chụp từ một điện thoại của phóng viên Daniel Psenny, báo Le Monde. (Nguồn: Guardian)
Chạy trốn khỏi khủng bố - ba hình ảnh chụp từ một điện thoại của phóng viên Daniel Psenny, báo Le Monde. (Nguồn: Guardian)

Tôi nghĩ rằng ai đó đã đổ đồ uống, nhưng sau đó tôi thấy nhấp nháy nòng một khẩu súng máy và nhận ra rằng các chất lỏng bên cạnh tôi là máu. Đám đông khán giả la ơi ới, kêu cứu. Các tay súng la hét, nhưng tôi không hiểu họ nói gì.

Có nhiều người bị bắn, các tay súng  đi bộ xung quanh, giết từng người một. Tôi có thể cảm thấy sàn gỗ rúng động sau mỗi phát đạn. Chúng tôi liều mạng bỏ chạy ra phía cửa, chạy trên những xác chết. Người ta gom những người chết, người bị thương chuyển đi, xe cứu thương cấp cứu liên tục thâu đêm, cảm giác như một khu vực chiến tranh…

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.