Trả lại kho báu bị đánh cắp của Nigeria

.

Vương quốc Benin ở Tây Phi thịnh vượng nhất trong khoảng thế kỷ 14 và 15, nổi tiếng với những bức tượng đồng nguyên và đồng thau. Hầu hết các hiện vật này được sử dụng trong nghi lễ, còn được gọi là Nghệ thuật Hoàng gia. Các hiện vật miêu tả tính thiêng liêng cao cả của oba - vị vua hay thần thánh; ghi lại các sự kiện lịch sử quan trọng của vương quốc và sự hành xử của nhà vua đối với dân chúng; đồng thời tôn vinh tổ tiên, tạo sự trang trọng cho vương quốc.

Hai hiện vật từ bộ sưu tập “Thời kỳ đồng Benin” gồm một con chim mỏ dài và chuông của vua, do Mark Walker trả lại.
Hai hiện vật từ bộ sưu tập “Thời kỳ đồng Benin” gồm một con chim mỏ dài và chuông của vua, do Mark Walker trả lại.

Các vật liệu được sử dụng trong nghệ thuật hoàng gia của Benin chủ yếu là đồng thau, ngà voi, san hô và nghệ thuật thuộc về sự tôn trọng quy ước ngay cả khi nó khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới. Qua thời gian, các nhà cầm quyền đã sử dụng nghệ thuật để giải thích lịch sử của vương quốc và định hướng bản thân với quá khứ trong một nỗ lực xác định hình ảnh của họ cho hậu thế.

Đầu Nữ hoàng Benin thế kỷ thứ 16
Đầu Nữ hoàng Benin thế kỷ thứ 16

Bộ sưu tập bị cướp bóc vào năm 1897 sau khi quân đội Anh đột kích vương quốc Benin trong một cuộc trừng phạt và tàn phá cung điện. Hiện nay, tại Bảo tàng Anh ở London chứa một trong những bộ sưu tập đồ nghệ thuật thời kỳ đồng Benin lớn nhất thế giới với khoảng 700 chiếc.

Mặt nạ bằng ngà voi, Queen-Mother Idia, Benin, Nigeria, hiện đang ở Bảo tàng Anh, London, Vương quốc Anh.
Mặt nạ bằng ngà voi, Queen-Mother Idia, Benin, Nigeria, hiện đang ở Bảo tàng Anh, London, Vương quốc Anh.

Kể từ khi độc lập, chính phủ Nigeria liên tục yêu cầu các viện bảo tàng trả lại các cổ vật bị đánh cắp nhưng bị từ chối. Gần đây có nhiều hoạt động hồi tưởng nghệ thuật Benin, đặc biệt là sau khi có một cuộc biểu tình của sinh viên yêu cầu các bảo tàng hay nhà sưu tập tư nhân đang giữ bức tượng trả lại cho đúng nơi của nó. Hai bức tượng trong số hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật bị quân lính Anh lấy đi trong thế kỷ 19 đã được trả lại cho Nigeria, kêu  gọi những kho báu “bị đánh cắp” khác được hồi hương. Trong hơn một thế kỷ, các đồ tạo tác từ bộ sưu tập “Thời kỳ đồng của Benin” có mặt trong gia đình của Mark Walker, chuyên gia tư vấn y khoa nghỉ hưu, người có ông nội tham gia vào cuộc đột kích của Anh vào Benin năm 1897.

Hai bức tượng - mô tả một con chim huyền thoại và cái chuông truyền thống của nhà vua đã được trao cho oba của Benin, Uku Akpolokpolo Erediauwa đệ nhất, tại một buổi lễ có sự tham dự của các quan chức hoàng gia và chức sắc địa phương.

Trả lời hãng truyền thông AFP, Walker cho biết ông đã quyết định trả lại bức tượng cho Nigeria vào tháng 9 năm 2014 sau khi biết về lịch sử của họ, một phần từ cuốn nhật ký của ông nội ông mô tả kho báu tượng đồng của Benin là của cải “cướp bóc”: “Tôi rất tự hào về sự trả lại cổ vật vì  điều này rõ ràng được xem là một hành xử mang tính  lịch sử. Tôi không nghĩ việc làm này sẽ được coi là quan trọng và thực ra tôi rất hài lòng vì đã có thể góp một phần nhỏ trong lịch sử của sự phục hồi của nghệ thuật thời kỳ đồng Benin. Tôi hy vọng rằng có nhiều cổ vật của Benin sẽ sớm được trở về quê quán”.

 Tác phẩm “Thời kỳ đồng” ở Benin hiện trưng bày tại Bảo tàng Anh ở London.
Tác phẩm “Thời kỳ đồng” ở Benin hiện trưng bày tại Bảo tàng Anh ở London.

Một nhóm chuyên gia Anh hiện đang tìm cách đưa các hiện vật  trở lại Nigeria trên danh nghĩa “cho mượn”. Một phát ngôn viên Bảo tàng Anh cho biết một cuộc họp gần đây đưa ra đề xuất: “Hướng tới một cuộc triển lãm vĩnh viễn tại Nigeria, nhưng riêng về các hiện vật, cổ vật ở triển lãm đó chỉ là cho mượn”.

Martin Bailey, phóng viên cao cấp của tờ The Art Newspaper nói rằng việc thiếu địa điểm trưng bày ở thành phố Benin là rào cản để lấy lại những gì mà ông gọi là “những tác phẩm nghệ thuật quý giá nhất được tạo ra ở châu Phi”. Bailey cho biết: “Cho đến bây giờ Benin vẫn chưa thực sự có một nơi thích hợp cho các cuộc triển lãm quan trọng này. Và Bảo tàng Anh sẽ phải suy nghĩ cẩn thận hơn khi bảo tàng ở Benin được xây dựng”.

Crusoe Osagie, cố vấn đặc biệt của Thống đốc Obaseki Godwin của Edo State, Nigeria nói với CNN rằng chính quyền ủng hộ việc bồi thường vĩnh viễn. Và ông nói thêm rằng: “Trong trường hợp không như mong muốn, chúng tôi phải đàm phán. Một “khoản vay mượn” cổ vật  không phải là những gì chúng tôi muốn hoặc là lựa chọn tốt nhất. Nhưng trong trường hợp không có lựa chọn khác, chúng ta có thể bắt đầu với việc đó”.

Tài sản của ai?

Một thỏa thuận “cho vay mượn” cổ vật,  có thể cũng là một cách bỏ qua các quyền sở hữu.

HOÀNG ĐẶNG (Theo CNN)

;
.
.
.
.
.
.