The Guardian nhận được hàng triệu hình ảnh mỗi năm từ các hãng tin. Dưới đây là một số nhiếp ảnh gia có tác phẩm tiêu biểu, những bức ảnh nổi bật nhất trong suốt cả năm tác nghiệp.
Người đàn ông Palestine tranh đấu. Ảnh: Mustafa Hassona |
Một người đàn ông Palestine, bức ảnh thể hiện người đàn ông một tay cầm cờ, tay kia vung chiếc ná dùng để bắn đá - được chụp ở Gaza hôm thứ hai ngày 22-10. Bức ảnh này của phóng viên ảnh Mustafa Hassona, hãng thông tấn Anadolu, cơ quan tin tức quốc tế có trụ sở tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Bức ảnh đã tạo ra hàng nghìn lời bình trên mạng.
Cán cờ bị gãy giữa những cuộc biểu tình bạo lực trên một bãi biển gần biên giới với Israel. Người biểu tình đã đốt lốp xe và ném đá vào lực lượng Israel, những người đã đáp trả bằng hơi cay và lửa gas. Bộ Y tế của Gaza cho biết 32 người Palestine đã bị thương. Bức ảnh của Mustafa Hassona đã được chia sẻ rộng rãi, với nhiều người dùng phương tiện truyền thông xã hội và được chú ý hơn vì bức ảnh giống như bức tranh nổi tiếng về cuộc nổi dậy ở Paris năm 1830 của họa sĩ Eugene Delacroix.
Bùng phát dịch Ebola.Ảnh: John Wessels |
Al Jazeera thuộc sở hữu của mạng truyền thông Al Jazeera-xác định người đàn ông trong bức ảnh là Aed Abu Amro, 20 tuổi.
“Tôi rất ngạc nhiên khi bức ảnh của tôi được phổ biến và lan truyền rộng rãi đến vậy - Aed Abu Amro nói với đài truyền hình pan-Arab -Tôi tham gia các cuộc biểu tình hàng tuần, đôi khi nhiều hơn. Hôm đó, tôi hoàn toàn không biết có một nhiếp ảnh gia đứng gần tôi. Lá cờ đang phất trên tay tôi trong ảnh là lá cờ tôi luôn giữ bên mình ở tất cả các cuộc biểu tình khác mà tôi tham dự. Bạn bè chê cười tôi, họ nói rằng dùng ná bắn đá mà không cầm cờ thì dễ hơn, nhưng tôi đã quen với lá cờ trên tay rồi”, Aed trò chuyện với BBC.
Một bé gái hai tuổi người Honduras khóc khi bị cách ly người mẹ tại McAllen, Texas, gần biên giới Mỹ-Mexico. Ảnh: John Moore |
Bức ảnh Bùng phát dịch Ebola và Chiếc khăn của John Wessels, phóng viên ảnh của Agence France-Press (AFP), có trụ sở tại Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo. Kể từ tháng 4 năm 2017, ông đã ghi nhiều hình về sự bùng phát dịch bệnh Ebola trên diện rộng cùng với những sự bất ổn chính trị ở nước này.
Riêng bức ảnh Chiếc khăn, John Wessels nói: “Có một khoảnh khắc im lặng, một khoảnh khắc yên tĩnh và suy tư trong bức ảnh này”. Trong ảnh là Anny Mafutani, phụ nữ 30 tuổi, một trong số hàng ngàn người chạy trốn khỏi ngôi làng của mình để thoát khỏi cuộc chiến. Tuy bị bao vây bởi mọi thứ nhưng cô đã trốn thoát và ẩn mình trong một nhà thờ nơi những người di tản đang tìm kiếm sự an toàn. Câu chuyện của cô: “Những tài sản đó đã được đóng gói, gồm có chiếc khăn rộng, rất lâu trước khi dân quân tràn đến”, vẫn tươi mới trong ký ức của nhà nhiếp ảnh John Wessels vì quyết tâm sống sót của cô.
Người tị nạn Rohingya trên chiếc thuyền đánh cá từ bãi biển Shamlapur hướng ra vịnh Bengal gần Cox’s Bazar, Bangladesh. Ảnh: Clodagh Kilcoyne |
“Mới vào nghề phóng viên ảnh và tôi nghĩ các vùng bất ổn hay chiến sự sẽ là một nơi để kiểm tra bản thân, học hỏi và khai thác cảm xúc. Đó là một cơ hội tuyệt vời để đến một vài nơi mà không ai bảo đảm sự an toàn, và tôi thường gọi đó là trách nhiệm của nhà báo”, John Wessels nói.
Bức ảnh của nhiếp ảnh gia John Moore ghi hình một bé gái hai tuổi người Honduras khóc khi mẹ cô bị cách ly và giam giữ tại McAllen, Texas, gần biên giới Mỹ-Mexico, vào ngày 12-6.
Chiếc khăn. Ảnh: John Wessels |
Nhiếp ảnh gia John Moore của Getty Images đã giành được nhiều giải thưởng phóng viên ảnh trong suốt sự nghiệp của mình. Ảnh của anh mang lại sự đồng cảm, tính chuyên nghiệp, sự kiên trì và một con mắt tuyệt vời cho vẻ đẹp và màu sắc cho tất cả các tác phẩm. Moore đã dành nhiều năm tác nghiệp dọc biên giới Hoa Kỳ-Mexico và thường xuyên đến Mexico, Trung Mỹ, đề cập nhiều vấn đề xoay quanh cuộc khủng hoảng nhập cư đang diễn ra.
Ngoài việc kể những câu chuyện ở Ireland như chuyến viếng thăm của Giáo hoàng, mùa hè ở Galway và vấn đề biên giới Ireland liên quan đến Brexit, Clodagh Kilcoyne một nhiếp ảnh gia của Reuters, cũng lên đường để ghi lại cuộc khủng hoảng tị nạn người dân Rohinghya ở Bangladesh. Vào tháng 3, Clodagh Kilcoyne dành thời gian ở trại tị nạn Shamlapur ở Bangladesh, nơi có khoảng 10.000 trong số 700.000 người tị nạn Hồi giáo Rohingya - dân tộc Ấn-Arya Hồi giáo từ bang Rakhine, Myanmar - chạy trốn bạo lực ở bang Rakhine láng giềng của Myanmar. Theo Kilcoyne, một số người tị nạn hiện đã tìm được việc làm trong ngành đánh bắt cá, kiếm được thu nhập rất thấp hằng ngày và tất cả công việc đó đều nằm dưới sự kiểm soát.
Bức ảnh này giống bức tranh Cuộc nổi dậy ở Paris năm 1830. Tranh của họa sĩ Eugene Delacroix |
Bức ảnh của Clodagh Kilcoyne được đề cử lần này thể hiện người tị nạn Rohingya lái một chiếc thuyền đánh cá từ bãi biển Shamlapur hướng ra vịnh Bengal gần Cox’s Bazar, Bangladesh, vào ngày 21-3-2018. Với hình dạng cũ kỹ, chiếc thuyền thiếu an toàn ở những vùng biển đầy sóng dữ.
Ngoài ra còn nhiều ảnh của những nhà báo tên tuổi khác như: Nariman El-Mofty; Owen Humphreys; Nariman El-Mofty… Người chiến thắng chung cuộc về ảnh báo chí năm 2018 sẽ được công bố vào ngày 21-12 tới đây.
HOÀNG ĐẶNG (theo The Guardian)