Một số câu chuyện lớn năm 2018

.

1. Trong nhiều tuần, phóng viên tờ The Guardian theo dõi những người vô gia cư đang là “cư dân” của một ngôi làng tạm bợ trên kênh Regent ở phía bắc London. Một vài căn lều giữa bề bộn rác thải với rất nhiều bìa cứng, những chai bia bỏ đi và các mẩu tàn dư thuốc lá. Đây là “khu nhà” của một nhóm nhỏ những người khốn khổ hoàn toàn trái ngược với các cửa hàng sang trọng và căn hộ mọc lên như nấm quanh nhà ga St Pancras.

Những người vô gia cư đang ngủ ở lối vào ga Thameslink ở Kings Cross, London.
Những người vô gia cư đang ngủ ở lối vào ga Thameslink ở Kings Cross, London.

Đầu tháng này, Charity Crisis- tổ chức từ thiện quốc gia của Anh dành cho những người vô gia cư, cung cấp các dịch vụ giáo dục, việc làm, nhà ở và phúc lợi, cho biết ước tính 24.000 người trên khắp nước Anh sẽ trải qua thời gian ngủ gà gật trong xe hơi, xe lửa, xe buýt hoặc các túp lều. Trong khi đó, Bộ trưởng Nhà ở James Brokenshire khẳng định chính sách của chính phủ đã giúp đỡ hết sức chu đáo cho người vô gia cư.

12 cậu bé và huấn luyện viên bóng đá sau khi được tìm thấy còn sống bên trong quần thể hang động ở Thái Lan.
12 cậu bé và huấn luyện viên bóng đá sau khi được tìm thấy còn sống bên trong quần thể hang động ở Thái Lan.

2. Nỗ lực giải cứu 12 cậu bé và huấn luyện viên bóng đá từ một hang động ở Thái Lan, đội cứu hộ làm việc trong trang phục sũng nước. Tâm trạng chung quanh các lều phục vụ đã trở thành thước đo về tình trạng của cuộc giải cứu. Khi một nhân viên cứu hộ thuộc hải quân cũ của Thái Lan tử vong trong khi cố gắng đặt các bình oxy dọc theo lối thoát, u ám phủ trùm lên các quầy hàng phục vụ đội cứu hộ và thân nhân của những em bé đang bị kẹt trong hang động.

Và khi các cậu bé được phát hiện, khỏe mạnh và sống sót một cách lạ thường sau 9 ngày trong hang mà không có thức ăn và nước uống, các lều trại rung lên tiếng cười, nói chuyện ồn ào và những tràng pháo tay không ngớt cho những người cứu hộ. Khi tất cả các cậu bé câu lạc bộ bóng đá Wild Boars được cứu sống, mọi người bên ngoài hang động đều mừng rỡ hô to: Hooyah! Hooyah, Hooyah! Sự hân hoan trong cuộc giải cứu hang động Thái Lan lan rộng khắp thế giới... Cụm từ Hooyah!, một lời cổ vũ chiến đấu, đã trở thành một thuật ngữ quốc tế được mọi người sử dụng để thể hiện sự ủng hộ và lòng biết ơn của họ đối với những người tham gia nhiệm vụ giải cứu.

Jamal Khashoggi đến lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Istanbul.
Jamal Khashoggi đến lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Istanbul.

3. Trong buổi tiệc cocktail ở Beirut vào tháng 10, một thông tin kỳ lạ bắt đầu lan truyền: Jamal Khashoggi, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Ả Rập, đã vào Lãnh sự quán nước mình ở Istanbul trước đó và không trở ra. Khashoggi đã bị bắt cóc?! Các quan chức Ả Rập Xê Út tuyên bố rằng anh ta đã tự mình bỏ đi trong khi vị hôn thê của anh ta đang chờ đợi ở phía trước, khăng khăng rằng anh ta hoàn toàn không trở lại.    

Vào nửa đêm ngày 6-10, 4 ngày sau khi Khashoggi mất tích, một tuyên bố của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phát hành cho Reuters tuyên bố Khashoggi đã bị giết trong lãnh sự quán. Sự kiện tăm tối này có thể sẽ còn được nhắc lại trong nhiều năm.

Người hâm mộ Peru tận hưởng bầu không khí chung kết World Cup trước trận đấu khai mạc đội bóng của họ với Đan Mạch ở Saransk.
Người hâm mộ Peru tận hưởng bầu không khí chung kết World Cup trước trận đấu khai mạc đội bóng của họ với Đan Mạch ở Saransk.

4. Sau hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki, Phần Lan, dựa vào việc Nga tổ chức thành công World Cup,  Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mang ra một quả bóng trắng đỏ đặc biệt trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Mỹ Donald Trump và trao cho Tổng thống Mỹ, như là một cử chỉ chúc mừng nước Mỹ đã giành được việc đồng tổ chức World Cup vào năm 2026.

Ông Trump cầm lấy món quà “Kỷ niệm World Cup 2018”, mỉm cười, dáng vẻ ngượng nghịu, có lẽ vì không chuẩn bị quà tặng đáp lễ. Trump chúc mừng ông Putin với những nỗ lực thành công của Nga trong việc tổ chức World Cup.

Vladimir Putin tặng bóng cho Donald Trump tại hội nghị Helsinki.
Vladimir Putin tặng bóng cho Donald Trump tại hội nghị Helsinki.

5. Ngày thứ hai của trận chung kết World Cup, Guillermo Espinoza-một giáo viên tiếng Anh 40 tuổi đến từ Lima, đã kể lại câu chuyện tuyệt vời về những người ủng hộ của Peru trên chuyến bay từ Moscow đến Saransk. Có một anh chàng lo lắng rằng anh ta sẽ không nhận được vé cho trận đấu ở Peru, vì vậy anh ta nói sẽ cố gắng tăng 24kg để có thể đăng ký một trong những chỗ ngồi đặc biệt ở sân vận động.
Peru đã xuất hiện tại World Cup đầu tiên kể từ năm 1982, những người ủng hộ đã bán ô-tô, từ bỏ công việc, ngủ trên sàn nhà, sống sót nhờ ăn bánh quy và thực hiện các chuyến tàu kéo dài 32 giờ để đến trận đấu. Từ một góc trong thành phố Saransk, đến Volgogradskaya Ulitsa - con đường chính đến sân vận động Mordovia Arena và là nơi diễn ra trận đấu khai mạc có sự góp mặt của Peru tại giải đấu ở Worrld Cup 2018. Tất cả cổ động viên của những đội bóng đều nhảy múa, ca hát, la vang… tất cả nỗi cảm xúc vui buồn của cuộc đời họ đều bày tỏ ở đây.

H.Đ (Theo The Guardian)

;
;
.
.
.
.
.