Khoảng xanh đô thị Đông Nam Á ít dần

.

Tốc độ tăng trưởng dân số ở các thành phố ở Đông Nam Á trung bình tăng mỗi năm 3%. Dòng người di cư vào đô thị quá lớn dẫn tới việc thành lập quá nhiều các khu dân cư, nhà cao tầng. Hầu hết mọi người đều chấp nhận một chút chật chội, một chút bất tiện trong sinh hoạt gia đình trong cuộc sống di cư để tìm kiếm việc làm. Nhiều người muốn đổ về thành phố để thụ hưởng các dịch vụ tốt hơn ở vùng ngoại ô, nông thôn.

Một khoảng xanh ở Singapore, đảo quốc hiếm hoi ở Đông Nam Á được đánh giá phát triển hài hòa giữa mật độ xây dựng và mảng xanh đô thị.
Một khoảng xanh ở Singapore, đảo quốc hiếm hoi ở Đông Nam Á được đánh giá phát triển hài hòa giữa mật độ xây dựng và mảng xanh đô thị.

Sự phát triển quá nhanh dân số khiến lượng khí thải CO2 tăng trung bình 6,1% năm, tức hơn gấp đôi tốc độ tăng trưởng dân số ở đô thị. Mức độ xây dựng quá nhanh chung cư, khu đô thị… dẫn tới các khoảng xanh đô thị bị bóp lại dần. Đây là một trong những thành phần quan trọng trong bất cứ hệ sinh thái đô thị nào.

Khoảng xanh đô thị gồm công viên, cánh đồng, rừng trong phố và vùng đất ngập nước giúp điều hòa không khí, cung cấp thực phẩm và cơ hội giải trí. Khoảng xanh giúp người đô thị cân bằng tâm lý, cung cấp oxy, hấp thụ khí nhà kính, giúp thoát nước, giảm tiếng ồn, giảm ô nhiễm thị giác…Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các khoảng xanh tạo điều kiện cho hoạt động thể chất và thư giãn. Nếu không có sẽ góp tới 3,3% tử vong trên toàn cầu.

Công viên Taman Rimba Kiara nằm ở rìa thủ đô Kuala Lumpur khá nổi tiếng bị đe dọa bởi một dự án xây dựng trị giá 3 tỷ đô-la Úc. Người dân Malaysia phản đối mạnh mẽ buộc chính phủ phải tìm cách giảm diện tích dự án và giữ lại hầu hết diện tích công viên. Khu vực Makkasan ở trung tâm Bangkok là không gian xanh rộng lớn hiếm hoi ở thủ đô Thái Lan cũng đang chịu sức ép bị thu nhỏ diện tích để nhường cho xây dựng và phát triển đô thị.

Nhiều thành phố Đông Nam Á cũng như các thành phố khác trên thế giới đối mặt với thảm họa thiên nhiên và các vấn đề về môi trường phần lớn do mực nước biển dâng cao từ hậu quả biến đổi khí hậu. Tốc độ đô thị hóa ở Đông Nam Á quá nhanh sẽ càng làm cho những thảm họa đó có nguy cơ nghiêm trọng hơn, làm đảo lộn đáng kể sinh kế và an ninh lương thực của cộng đồng địa phương. Đông Nam Á có mức ô nhiễm không khí đô thị cao nhất thế giới với mức trung bình hằng năm vượt từ 5 tới 10 lần so với giới hạn của WHO.

Tình trạng như vậy đã là báo động nhưng Đông Nam Á vẫn tiếp tục xây dựng, bóp nhỏ hơn nữa những khoảng xanh ở đô thị. Các tòa nhà cũ, khu đất trống trở thành các văn phòng hiện đại, tòa tháp căn hộ. Các khoảng xanh đô thị có hệ sinh thái độc đáo với hàng trăm loài thực vật và động vật nhưng luôn bị đe dọa áp lực đô thị hóa, quản lý ngân sách, thiếu thực thi với các hoạt động bất hợp pháp và công tác bảo tồn mà thay vào đó là hướng theo quá trình phát triển đô thị và thương mại.

ANH THƯ (theo ASEAN Post)

;
;
.
.
.
.
.