Vui, buồn chuyện "shipper"

.

Những năm gần đây, bên cạnh công việc làm thêm như phục vụ tại quán, gia sư, nhiều thanh niên chọn nghề “shipper” (giao nhận hàng hóa) cho cửa hàng, quán ăn. Tuy công việc vất vảphải dầm mưa dãi nắng nhưng số tiền kiếm được cũng phần nào tạo thêm động lực cho các bạn trẻ.

Nguyễn Hữu Thành chuẩn bị đi giao đơn hàng. Ảnh: LAN HƯƠNG
Nguyễn Hữu Thành chuẩn bị đi giao đơn hàng. Ảnh: LAN HƯƠNG

Luôn phải ôm điện thoại, kịp thời chạy ngay khi có đơn hàng, dần dà quen với lối sống nhanh gọn, thậm chí tạm bợ cùng bữa cơm qua loa bên đường hoặc tranh thủ chợp mắt trên xe máy là những gì tôi ghi nhận được từ Nguyễn Hữu Thành (21 tuổi, trú phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu).

Thành bước vào nghề “ship” 4 tháng nay. Những ngày đầu, khi chưa quen các ngóc ngách trong khu phố, Thành vừa chạy xe, vừa tìm đường nên mất nhiều thời gian. Thành chia sẻ: “Ngoài giờ học, mình tranh thủ chạy đơn để kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhiều lúc cũng mệt lắm nhưng phải cố gắng để không quá phụ thuộc vào kinh tế gia đình vốn khó khăn”.

Tưởng chừng shipper chỉ có mỗi việc nhận hàng và giao hàng cho khách, nhưng đây lại là công việc hết sức vất vả, đòi hỏi có sức khỏe tốt, kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống bất ngờ khi đi đường. 

Huỳnh Phúc Anh Tuấn (20 tuổi), sinh viên khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Duy Tân có kinh nghiệm 6 tháng làm cho Now Food tâm sự: “Đôi khi đi giao hàng gặp khách không chịu nghe điện thoại, phải ngồi đợi và gọi đi gọi lại nhiều lần. Bực lắm nhưng không dám nhăn nhó vì phải xin người ta đánh giá nhiều sao trên ứng dụng. Khi bị “bom” hàng (khách hàng không nhận hàng - PV), nhiều shipper may mắn được chủ cửa hàng nhận lại sản phẩm, số kém may mắn hơn phải tự thanh toán toàn bộ bao gồm cả phí giao hàng.

Hữu Thành chia sẻ: “Bị "bom" đơn ít thì không sao chứ đơn nhiều tiền thì xử lý đơn rất khổ. Có hôm mình phải ăn tận 3 hộp cơm bị khách "bom" hàng. Bữa đó mình chạy ế, tiền bù vào còn nhiều hơn tiền mình kiếm được”.

Lê Quang Tú (21 tuổi, trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu) theo nghề shipper hơn một năm cũng rút ra những bài học nhớ đời. Lần đó, khách đặt đơn hàng bánh canh, công việc của Tú chỉ đến lấy hàng và giao cho khách. Vì sơ sót của quán (và Tú không kiểm tra lại - PV) nên thiếu mất một phần. Khách cho rằng Tú ăn chặn tiền nên gọi đến tổng đài khiếu nại. Kết quả Tú bị kỷ luật và hạn chế có đơn sau này. Từ đó, mỗi khi nhận hàng, Tú luôn cẩn thận kiểm tra xem có đúng với yêu cầu của khách không rồi mới đi giao.

Nghề giao hàng không phải lúc nào cũng gặp khách khó tính. Lê Công Đức (21 tuổi, tạm trú phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểulàm việc cho Grab được 11 tháng, kể: “Kỷ niệnhớ nhất là lần giao hàng cho khách hồi tháng 10-2019, lúc đó mưa bão lớn lắm, mình nhận đơn giao pizza từ đường Hồ Tùng Mậu về chân cầu vượt nba Huế. Trên đường đimưa lớn nên mình không nhìn thấy ổ gà, xe lao vào làm cái pizza dập nát. Mình khá lo vì cái bánh cả trăm nghìn đồng, nhưng khi nghe giải thích, khách vui vẻ nhận hàng, còn "bo" thêm cho mình”.

Nguyễn Thái Trung (20 tuổi, trú phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châulàm giao hàng được 10 tháng chia sẻdo phải thường xuyên giao hàng tại khu vực có nhiều khách nước ngoài sinh sống nên Trung buộc phải học thêm tiếng Trung, tiếng Hàn để có thể giao tiếp với khách. Nhờ nói chuyện với khách nước ngoài nhiều nên vốn ngoại ngữ của Trung tăng lên đáng kể.

Nhiều shipper cho biết, trung bình một ngày giao hàng từ 4-5 tiếng, có thể thu nhập 150.000-300.000 đồng. Tuy nhiêndo tính chất công việc phải luôn ở ngoài đường nên dễ nảy sinh các vấn đề về sức khỏe và rủi ro khi tham gia giao thông. Không chỉ chạy đua về doanh số, các bạn còn phải chạy đua với thời tiết  thời gian. Chưa kể gần đây có quá nhiều hãng xe công nghệ khiến việc cạnh tranh đơn hàng trở nên khốc liệt hơn, thu nhập vì thế cũng có phần giảm sút.

LAN HƯƠNG

;
;
.
.
.
.
.