Sách mới sách hay

.

1. “Văn minh Trà Việt” (NXB Phụ nữ Việt Nam, tái bản tháng 3-2024) của tác giả, nhà khoa học Trịnh Quang Dũng (SN 1952 tại Hà Nội), hiện là thành viên Ban Tư vấn - Hiệp hội Ẩm thực Việt Nam.

Cuốn sách viết về cuộc hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5 nghìn năm của người Việt. Sách gồm 4 chương, trình bày về nguồn gốc xuất xứ của trà Việt và khẳng định Việt Nam là cội nguồn trà của thế giới bằng những luận chứng và tư liệu thuyết phục. Tác giả cho thấy lần đầu tiên trang biên niên sử trà Việt được dựng nên từ những cứ liệu quý giá, chắt lọc, truy xét kỹ lưỡng, khai thác qua nhiều nguồn thông tin: dữ liệu lịch sử, tư liệu khảo cổ, tác phẩm văn học, các truyền thuyết, phả lục và trên hết từ những nhân chứng, vật chứng sống còn đang hiển hiện quanh ta.

Điểm đặc biệt của lần tái bản này là sau hơn 10 năm sưu tầm, tích lũy thêm nhiều tư liệu quý giá và đón nhận những phản hồi tích cực từ cộng đồng yêu trà Việt, tác giả đã bổ sung thêm nhiều nguồn tư liệu và cứ liệu quan trọng để minh xác, khẳng định thêm về lịch sử văn hóa trà Bách Việt, cội nguồn căn bản của trà Việt trải suốt hơn 5 nghìn năm lịch sử.

nxbtre_full_06332024_083304.jpg
nxbtre_full_06332024_083304.jpg

2. “Độ nhiễu: Sai lầm trong phán đoán” của bộ 3 tác giả Daniel Kahneman, Olivier Sibony, Cass R. Sunstein, dịch giả Trần Thị Kim Chi (NXB Trẻ, 2024) chỉ dày 544 trang nhưng cho thấy tác động bất lợi của độ nhiễu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y khoa, luật, dự báo kinh tế, khoa học pháp y, bảo lãnh tại ngoại, bảo vệ trẻ em, chiến lược, đánh giá hiệu suất, và lựa chọn nhân sự. Ở đâu có phán đoán, ở đó có độ nhiễu. Tuy nhiên, hầu hết các cá nhân và tổ chức đều không biết. Họ phớt lờ độ nhiễu.

Cuốn sách đưa ra tình huống, hãy tưởng tượng hai bác sĩ trong cùng một thành phố đưa ra những chẩn đoán khác nhau cho những bệnh nhân có bệnh hệt nhau; hoặc hai thẩm phán trong cùng một tòa án phán án khác hẳn nhau cho những người phạm cùng một tội. Giả sử những người phỏng vấn khác nhau trong cùng một công ty đưa ra quyết định khác nhau về những ứng viên xin việc không có gì khác nhau; hoặc khiếu nại của khách hàng được giải quyết tùy thuộc vào việc ai trả lời điện thoại. Đây là những ví dụ về độ nhiễu: biến thiên trong các phán đoán lẽ ra phải giống hệt nhau.

Đầy ắp những ý tưởng độc đáo và cung cấp hiểu biết dựa trên cùng cách nghiên cứu đã khiến “Độ nhiễu” trở thành sách bán chạy theo The New York Times, giải thích cách thức và lý do con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi độ nhiễu khi phán đoán và chúng ta có thể làm gì để giảm nhiễu. Với một vài biện pháp khắc phục đơn giản, mọi người có thể giảm nhiễu và định kiến, từ đó đưa ra những quyết định tốt hơn.

MẪU ĐƠN

;
;
.
.
.
.
.