.

DỰ THẢO ĐỀ ÁN ĐẶT, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2014

C. QUẬN LIÊN CHIỂU

Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.

I. KHU DÂN CƯ TRUNG NGHĨA (Sơ đồ số 12): 04 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trung Nghĩa 4, điểm cuối là đường Tống Duy Tân: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 675m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: LƯƠNG TRÚC ĐÀM

LƯƠNG TRÚC ĐÀM (1879 - 1908)

Ông có tên thật là Lương Ngọc Liêu, hiệu Trúc Đàm; quê ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay thuộc Hà Nội.

Năm 1903, ông đỗ Cử nhân. Ông từng giao du với các chí sĩ, cùng với cha và hai em (Lương Nghị Khanh, Lương Ngọc Quyến) hoạt động phong trào Duy Tân. Tháng 9-1905, sau một cuộc họp lớn bàn về phong trào Đông Du được nhất trí quyết định thực hiện, ông đứng ra xin tình nguyện lãnh trách nhiệm chiêu mộ anh tài ở Bắc Hà.

Ông là một trong những thành viên sáng lập ra Đông Kinh Nghĩa Thục. Sau khi thành lập, ông được phân công vào 3 ban chính, đó là: Giáo dục (đứng lớp giảng); Tu thư (soạn sách) phần Hán văn cùng với Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Quyền; và ban Diễn thuyết, cùng với Dương Bá Trạc, hai nhà Nho trẻ nhiệt tình năng động được giao phụ trách phần diễn thuyết cũng nằm trong kế hoạch cơ bản của Đông Kinh Nghĩa Thục.

Sau đó, ông được triệu tập ra làm Hậu bổ tỉnh Hà Đông, mặc dù bận việc nhưng ông vẫn luôn đôn đốc việc mở mang dân trí, giác ngộ đồng bào ý thức cách mạng để cứu nước, duy tân tự cường.

Những tác phẩm tiêu biểu của ông, như: Nam quốc địa dư (được xem là cuốn sách Giáo khoa Địa dư đầu tiên của Việt Nam - là một cuốn sách khá hoàn chỉnh mà ông biên soạn từ đầu năm 1907 để giảng dạy cho các học viên Đông Kinh Nghĩa Thục); Bức thư kháng nghị gửi Toàn quyền Đông Dương.

* Tài liệu tham khảo chính:

- Trang thông tin điện tử Văn hiến Thăng Long – Hà Nội.

- Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1992.

2. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Trung Nghĩa 7, điểm cuối là đường Lương Trúc Đàm (đường dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 165m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRUNG NGHĨA 7

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Thanh Tịnh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG NGHĨA 8

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Lương Trúc Đàm (đường dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 305m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRUNG NGHĨA 9

II. KHU DÂN CƯ QUẢNG THẮNG (Sơ đồ số 13): 05 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ca Trâu 2 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường:  CA TRÂU 1

2. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 185m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường:  CA TRÂU 2

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 195m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m + 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: MỘC BÀI 7

4. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 165m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: MỘC BÀI 8

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mộc Bài 8 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 115m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: MỘC BÀI 9

III. KHU SỐ 2 TRUNG TÂM ĐÔ THỊ MỚI TÂY BẮC (Sơ đồ số 14): 05 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phùng Hưng, điểm cuối là đường Trục I Tây Bắc: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 510m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: PHÙNG HƯNG

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lý Thái Tông, điểm cuối là đường Bàu Năng 3 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 210m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: LÝ THÁI TÔNG

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lý Thái Tông, điểm cuối là đường Đặng Minh Khiêm: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: BÀU NĂNG 1

Là tên xứ đất, nay thuộc phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lý Thái Tông, điểm cuối là đường Đặng Minh Khiêm: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: BÀU NĂNG 2

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lý Thái Tông, điểm cuối là đường Đặng Minh Khiêm: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: BÀU NĂNG 3

IV. KHU TÁI ĐỊNH CƯ HÒA MINH 1, 2, 3 (Sơ đồ số 15): 07 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Đình Tri, điểm cuối là đường Đinh Đức Thiện (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 105m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRẦN ĐÌNH TRI

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đặng Huy Trứ, điểm cuối là đường Đinh Đức Thiện (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 270m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐẶNG HUY TRỨ

3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Minh 18, điểm cuối là đường Đinh Đức Thiện (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 105m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường:  HÒA MINH 18

4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Minh 19, điểm cuối là đường Đinh Đức Thiện (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 105m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: HÒA MINH 19

5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hòa Minh 23, điểm cuối là đường Đinh Đức Thiện (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 105m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: HÒA MINH 23

6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Đình Tri, điểm cuối là đường 6m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 835m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN QUÝ KHOÁCH

TRẦN QUÝ  KHOÁCH (? - 1414)

Tên của ông có sách chép là Khoách hay Khuyết, có người đọc là Khoáng, là cháu vua Trần Nghệ Tông; quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Định.

Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông được Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị đón vào Nghệ An tôn lên làm vua, lấy hiệu là Trùng Quang, tiếp tục cuộc kháng chiến cứu nước.

Năm 1413, khi Trương Phụ đưa quân đi đánh Nghệ An, ông lui vào Hóa Châu, sai Nguyễn Biểu đến trại Trương Phụ điều đình. Trương Phụ giết Nguyễn Biểu, tiến đánh Hóa Châu, rồi vào Thuận Hóa. Ông và tướng Đặng Dung bị bắt, sau đó Đặng Dung bị giết, còn ông thì bị giải về Trung Quốc cùng với tướng Nguyễn Súy.

Trên chiếc thuyền giải đi, dọc đường ông nhảy xuống biển tự tử, để tỏ rõ khí phách vào năm 1414.
Một số tác phẩm của ông, như: Tặng Nguyễn Biểu; Văn tế Nguyễn biểu…

Ông là vị vua yêu nước, trọng nghĩa, yêu thơ văn chữ Nôm, các tác phẩm của ông có nội dung trong sáng, đề cao tinh thần thượng võ của dân tộc. Trong nhiều sách còn ghi lại bài thơ tiễn Nguyễn Biểu đi sứ và bài văn tế Nguyễn Biểu của ông, thể hiện lòng cảm kích của vua với khí tiết đáng trân trọng của Nguyễn Biểu.

* Tài liệu tham khảo chính :

- Cổng thông tin điện tử TP.Vinh (Nghệ An).

-  Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.

- Tên đường thành phố Huế, Cổng thông tin điện tử thành phố Huế.

7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Đình Tri, điểm cuối là đường 6m đang thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 835m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.

- Đề nghị đặt tên đường: ĐINH ĐỨC THIỆN

ĐINH ĐỨC THIỆN (1913 - 1987)

Ông có tên thật là Phan Đình Dinh, quê ở xã Nam Vân, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định.

Ông tham gia cách mạng từ năm 1930 và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1939.

Ông 2 lần bị địch bắt giam (1930 và 1940). Năm 1941, ông ra tù, tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1944, ông tham gia Ban Cán sự tỉnh Vĩnh Yên, rồi Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Yên. Tháng 8-1945, ông là Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch tỉnh Bắc Giang, Ủy viên Thường vụ Khu ủy Khu I, Khu ủy viên Khu Việt Bắc.
Năm 1955, ông là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Năm 1957, ông chuyển ngành và làm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp kiêm Giám đốc và Bí thư Đảng ủy Khu gang thép Thái Nguyên (1959). Năm 1965, ông chuyển về quân đội và tham gia Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Năm 1969, ông làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, kiêm Bộ trưởng Bộ Cơ khí luyện kim. Năm 1972, ông là Quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Năm 1974, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật.

Tháng 3-1975, ông là thành viên cơ quan đại diện Bộ Quốc phòng trong Chiến dịch Tây Nguyên, rồi Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. Năm 1977, ông là Bộ trưởng phụ trách dầu khí, rồi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (dự khuyết khóa III, chính thức khóa IV); Thượng tướng (1986), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1982-1987).

Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác.

* Tài liệu tham khảo chính: Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, 1996.

V. ĐƯỜNG ÂU CƠ NỐI DÀI (Sơ đồ số 16): 01 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Âu Cơ, điểm cuối là đường Số 5 Khu công nghiệp Hòa Khánh (ĐT 602): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 560m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ÂU CƠ

VI.  ĐƯỜNG HoànG VĂN THÁI NỐI DÀI (Sơ đồ số 17): 02 đường.

1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Văn Thái, điểm cuối là đường tránh Nam Hải Vân: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 3.220m, rộng có đoạn 15m, có đoạn 2x10,5; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.

- Đề nghị đặt tiếp tên đường: HoànG VĂN THÁI

2. Đoạn đường có điểm đầu là đường tránh Nam Hải Vân, điểm cuối là đường ĐT 602: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 6.950m, rộng 2x10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.

- Đề nghị đặt tên đường: BÀ NÀ - SUỐI MƠ

Bà Nà - Suối Mơ còn có tên gọi khác là Bà Nà - Núi Chúa, nằm cách trung tâm TP. Đà Nẵng khoảng 30km về phía Tây. Bà Nà - Suối Mơ là một khu nghỉ mát và là khu bảo tồn thiên nhiên. Nơi đây, giàu về tài nguyên động vật, thực vật vừa có giá trị phòng hộ, vừa có cảnh quan đẹp, hấp dẫn, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng.

;
.
.
.
.
.