E. QUẬN SƠN TRÀ
Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.
I. KHU DÂN CƯ NHÀ VĂN HÓA QUẬN CŨ VÀ KHU DÂN CƯ QUA VỆT KTQĐ ĐƯỜNG VÕ VĂN KIỆT (Sơ đồ số 28): 10 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Văn Kiệt, điểm cuối là đường giao với kiệt (ngã 3) BTXM hiện trạng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, có đoạn bê-tông xi-măng; chiều dài 785m; rộng có đoạn 5m và có đoan 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng có đoạn 3m và có đoạn 5m -3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN THIỆN KẾ
NGUYỄN THIỆN KẾ (1849 - 1937)
Ông là danh sĩ đời Thành Thái, tự là Thuật Chi, hiệu Nễ Giang (có sách chép là Nễ Xuyên); quê ở làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Ông là một chỉ huy của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy trong Phong trào Cần Vương. Ngoài ra, ông là nhà thơ trào phúng cận đại Việt Nam, tên tuổi ông chỉ đứng sau Tú Xương.
Ông đỗ Cử nhân khoa Mậu Tý (1888), được bổ Tri huyện Tùng Thiện (Sơn Tây), sau thăng Tri phủ Thuận Thành, rồi Tri phủ Từ Sơn (Bắc Ninh) và thường được người đời lấy chức vụ ghép với làng quê để gọi tên ông là Huyện Nẻ.
Ông là người nổi tiếng văn chương, giỏi lối thơ trào phúng nên hay mạnh dạn đả kích bọn bán nước cầu vinh, châm biến xã hội giao thời băng hoại. Do vậy, ông bị chính quyền đương thời cách chức và về ẩn cư tại ấp Cổ Đằng, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội). Ông là em ruột của vị anh hùng Bãi Sậy - Tán tương Quân vụ Nguyễn Thiện Thuật, là anh rể của nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Có sách chép rằng, sau khi khởi nghĩa Bãi Sậy thất bại, ông và một số chiến hữu đã giấu tên họ để tiếp tục hoạt động, bắt liên lạc với thủ lĩnh Nguyễn Thiện Thuật tìm cách đưa người ra nước ngoài học tập. Bị lộ, ông bị bắt, đã tự lấy mảnh chai rạch bụng mình quyên sinh, nhưng không được, sau đó thực dân Pháp xử đày ông ra Côn Đảo cho tới lúc ngoài 70 tuổi mới được tha về quản thúc tại quê nhà.
Thơ ông để lại và truyền tụng nhiều trong dân gian, như các bài: Đại viên thập vịnh (Mười bài thơ Nôm vịnh quan lớn), Tiểu viên tam thập vịnh (Ba mươi bài thơ Nôm vịnh quan nhỏ), Phú tài bàn (Phú cờ bạc), Văn tế Chiêu Quân…
* Tài liệu tham khảo chính:
- Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, NXB Thế giới, 2004.
- Tên đường thành phố Huế, Cổng thông tin điện tử thành phố Huế.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Văn Kiệt, điểm cuối là đường Nguyễn Duy Hiệu: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, có đoạn bê-tông xi-măng; chiều dài 735m; rộng có đoạn 5m và có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO QUANG ẢNH
Đảo mang tên nhân vật lịch sử Phạm Quang Ảnh - Đội trưởng Đội Hoàng Sa thời Nguyễn, theo lệnh vua Gia Long ra Hoàng Sa để thu hồi hải vật. Đảo do san hô cấu thành, độ cao 6m, nằm về phía Tây Nam của đảo Hữu Nhật và đá Hải Sâm nhưng chệch ra bên ngoài vành san hô cong đặc trưng cho khu trung tâm nhóm Lưỡi Liềm. Xung quanh đảo là bờ biển có nhiều đá ngầm sắc nhọn rất nguy hiểm, tàu lớn không thể thả neo gần đảo mà phải neo ở ngoài khơi, muốn vào đảo phải sử dụng thuyền nhỏ. Đảo có hình bầu dục, diện tích khoảng 0,7km2.
* Tài liệu tham khảo chính:“Kỷ yếu Hoàng Sa” do UBND huyện Hoàng Sa biên soạn, NXB Thông tin và Truyền thông, 2014.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 5,5 chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 190m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ KHÊ 1
Là làng cũ, ra đời từ giữa thế kỷ 16. Thời Khải Định (1919), làng thuộc tổng Bình Thái, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn. Đầu thế kỷ 20, làng thuộc huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, sau nhập về Hòa Vang. Nay thuộc phường Mân Thái (quận Sơn Trà).
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ KHÊ 2
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lương Thế Vinh, điểm cuối là đường Võ Văn Kiệt: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TỰ CƯỜNG 1
Là khu dân cư thuộc phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Cự Lượng, điểm cuối là đường Tự Cường 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 75m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TỰ CƯỜNG 2
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Cự Lượng, điểm cuối là đường Đảo Quang Ảnh (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 75m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TỰ CƯỜNG 3
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Cự Lượng, điểm cuối là đường Đảo Quang Ảnh (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 75m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TỰ CƯỜNG 4
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Cự Lượng, điểm cuối là đường Đảo Quang Ảnh (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 75m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TỰ CƯỜNG 5
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Cự Lượng, điểm cuối là đường Ngô Quyền: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 160m, rộng có đoạn 5m và có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TỰ CƯỜNG 6
II. KHU DÂN CƯ AN HÒA 4 (Sơ đồ số 29):04 đường.
1. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Hoàng Quốc Việt, điểm cuối là đường Dương Vân Nga: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 260m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI THỊNH 5
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vân Đồn, điểm cuối là đường Nại Thịnh 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI THỊNH 6
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vân Đồn, điểm cuối là đường Nại Thịnh 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI THỊNH 7
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Sĩ Cố, điểm cuối là đường Hoàng Quốc Việt: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 60m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI THỊNH 8
III. KHU DÂN CƯ AN TRUNG (Sơ đồ số 30): 01 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũ Văn Dũng, điểm cuối là đường An Trung 3: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 125m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG 4
IV. KHU DÂN CƯ AN CƯ 5 VÀ KHU DÂN CƯ MÂN THÁI 2 MỞ RỘNG (Sơ đồ số 31): 02 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tân Phú 1, điểm cuối là đường Trần Đức Thông: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 380m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3,5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: PHẠM VẤN
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Văn Thứ, điểm cuối là đường Vương Thừa Vũ: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 570m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 7,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO TRI TÔN
Đảo Tri Tôn nằm cực Tây và có diện tích đứng thứ ba trong số các đảo của Quần đảo Hoàng Sa. Đảo nằm gần bờ biển Việt Nam nhất, có nhiều hải sâm, ba ba. San hô ở đây phát triển mạnh và đa dạng.
* Tài liệu tham khảo chính: “Kỷ yếu Hoàng Sa” do UBND huyện Hoàng Sa biên soạn, NXB Thông tin và Truyền thông, 2014.
V. KHU DÂN CƯ ĐẦU TUYẾN SƠN TRÀ - ĐIỆN NGỌC (Sơ đồ số 32): 04 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Thành Vinh 4 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Trần Quang Khải: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 500m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THÀNH VINH 2
2. Đoạn đường có hình chữ S, có điểm đầu là đường Lê Đức Thọ, điểm cuối là đường Trần Nhật Duật: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 580m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THÀNH VINH 3
3. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Lê Đức Thọ, điểm cuối là đường Trần Nhật Duật: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 290m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THÀNH VINH 4
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Đức Thọ, điểm cuối là đường Thành Vinh 3 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 125m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: THÀNH VINH 5
VI. KHU DÂN CƯ AN CƯ 4, 5 (Sơ đồ số 33): 06 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Thước, điểm cuối là khu vực chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: LÊ THƯỚC
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Nghinh, điểm cuối là khu vực chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TRƯỜNG 10
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Trường 10 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Lê Thước: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TRƯỜNG 11
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Trường 11 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là khu vực chưa thi công: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TRƯỜNG 12
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phước Trường 11 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TRƯỜNG 14
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Thước, điểm cuối là đường Đông Kinh Nghĩa Thục: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 155m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TRƯỜNG 15