A. QUẬN SƠN TRÀ
Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.
I. KHU DÂN CƯ NHÀ VĂN HÓA QUẬN CŨ VÀ KHU DÂN CƯ QUA VỆT KTQĐ ĐƯỜNG VÕ VĂN KIỆT (Sơ đồ số 1): 9 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối cũng là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 180m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ KHÊ 1
Đầu thế kỷ XX, Mỹ Khê thuộc huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, sau nhập vào huyện Hòa Vang. Nay Mỹ Khê là một làng mới thuộc khu dân cư Mân Thái, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường 5,5m chưa đặt tên, điểm cuối cũng là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa; chiều dài 190m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ KHÊ 2
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Nguyễn Thiện Kế: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 165m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ KHÊ 3
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lương Thế Vinh, điểm cuối là đường Võ Văn Kiệt: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 180m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG ĐÔNG 1
Địa danh An Trung thuộc 2 phường An Hải Tây và An Hải Đông, để dễ phân biệt địa danh này của 2 phường, người dân thường gọi An Trung thuộc phường An Hải Tây, còn An Trung Đông thuộc phường An Hải Đông.
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Cự Lượng, điểm cuối là đường An Trung Đông 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 75m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG ĐÔNG 2
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Cự Lượng, điểm cuối là đường Phạm Quang Ảnh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 75m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG ĐÔNG 3
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Cự Lượng, điểm cuối là đường Phạm Quang Ảnh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 75m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG ĐÔNG 4
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Cự Lượng, điểm cuối là đường Phạm Quang Ảnh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 75m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG ĐÔNG 5
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Cự Lượng, điểm cuối là đường Ngô Quyền: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 160m; rộng có đoạn 5m, có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN TRUNG ĐÔNG 6
II. KHU DÂN CƯ AN VIÊN VÀ KDC THỌ QUANG 3 (Sơ đồ số 2): 10 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Quyền, điểm cuối là đường Vân Đồn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 505m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHẠM BẰNG
PHẠM BẰNG (1911-1947)
Ông quê ở làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang, huyện Tiên Phước, nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Thuở nhỏ, ông học ở Trường Tiểu học Pháp - Việt, nên sớm chịu ảnh hưởng tư tưởng cách mạng và tiến bộ. Sau khi học xong bậc tiểu học, ông về quê dạy học ở trường sơ cấp tổng Tiên Giang, nên nhân dân trong vùng quen gọi ông là Giáo Bằng, tại đây ông đã bồi dưỡng cho nhiều học sinh về ý thức dân tộc, giác ngộ lòng yêu nước cho nhiều người dân trong vùng, sau đóxây dựng thành cơ sở cách mạng.
Đầu năm 1941, đồng chí Nguyễn Sắc Kim, Tỉnh ủy viên được Tỉnh ủy phân công lên hoạt động ở Tiên Phước, sau đó bắt nối là đồng chí ông. Từ cơ sở của ông, đồng chí Nguyễn Sắc Kim đã lập chi bộ Thạnh Bình, ông được tín nhiệm cử làm Bí thư. Đây là chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên của huyện Tiên Phước.
Đánh giá về phong trào cách mạng ở Tiên Phước trong thời gian này, trong cuốn hồi ký “Trên những chặng đường cách mạng”, đồng chí Võ Chí Công viết: “Những nơi trước còn yếu như Hội An, Tiên Phước, Đà Nẵng, Hòa Vang thì nay cũng phát triển khá… Tiên Phước cũng phát triển nhanh, một số xã nhất là ở Thạnh Bình, quê hương Cụ Huỳnh hầu hết dân trong xã đều giác ngộ hoặc có cảm tình với cách mạng. Ở khu vực này tôi đi lại công khai, vì vào nhà này hay nhà khác nhân dân đều biết là người thoát ly hoạt động cách mạng”. Năm 1943, ông bị địch bắt, sau đó đưa về huyện lỵ để tra khảo nhưng không khai thác được gì nên sau đó chuyển về nhà lao Hội An giam giữ và kết án 1 năm tù giam. Cuối năm 1944, ông ra tù, sau đó trở về địa phương tiếp tục hoạt động cách mạng. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, phong trào khởi nghĩa ở Tiên Phước càng diễn ra khẩn trương, tại Thạnh Bình, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông và đồng chí Phạm Toàn, công cuộc vận động cách mạng diễn ra rất sôi nổi. Đêm ngày 18-8-1945, ngay sau khi nhận lệnh khởi nghĩa của Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh, trong đêm đó, ông cùng đồng chí Huỳnh Đắc Hương trực tiếp đứng ra tiếp quản huyện lỵ, sau đó Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Tiên Phước được thành lập, ông được cử làm Chủ tịch.
Ngày 6-1-1946, Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước, ông cùng 14 vị đại biểu của tỉnh Quảng Nam và là một trong 2 đại biểu của huyện Tiên Phước được Ủy ban Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam tín nhiệm giới thiệu ra ứng cử và trúng cử với số phiếu rất cao, trở thành một trong những đại biểu Quốc hội đầu tiên của tỉnh Quảng Nam.
Cuối năm 1947, do vết thương cũ tái phát và làm việc nhiều, sức khỏe ngày một giảm sút, sau đó ông mất.
* Tài liệu tham khảo chính:
Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 1, NXB Đà Nẵng, 2010.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bùi Quốc Hưng, điểm cuối là đường Mân Quang 11 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MÂN QUANG 9
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mân Quang 9, điểm cuối là đường Mân Quang 11 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MÂN QUANG 10
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Quyền, điểm cuối là đường Trần Nhân Tông: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MÂN QUANG 11
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường bê-tông xi-măng, điểm cuối là đường Mân Quang 14 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MÂN QUANG 12
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Quyền, điểm cuối là đường Trần Nhân Tông: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MÂN QUANG 14
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mân Quang 14, điểm cuối là đường Phạm Bằng (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 250m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MÂN QUANG 15
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mân Quang 15 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Trần Nhân Tông: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 80m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MÂN QUANG 16
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mân Quang 16, điểm cuối là đường Mân Quang 18 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MÂN QUANG 17
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mân Quang 15 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Trần Nhân Tông: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 80m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MÂN QUANG 18
III. KHU THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NẠI HIÊN ĐÔNG & KDC AN HÒA (Sơ đồ số 03): 13 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bùi Huy Bích, điểm cuối là đường Bùi Dương Lịch: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 195m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: BÙI HUY BÍCH
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bùi Dương Lịch, điểm cuối là đường Nại Hưng 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 460m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: BÙI DƯƠNG LỊCH
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Khúc Thừa Dụ, điểm cuối là đường quy hoạch 10,5m: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 670m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: KHÚC THỪA DỤ
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Ngô Thì Hiệu, điểm cuối là đường Lê Đức Thọ: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGÔ THÌ HIỆU
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Khúc Hạo, điểm cuối là đường quy hoạch 10,5m: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 175m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: KHÚC HẠO
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Lâm, điểm cuối là đường quy hoạch 10,5m: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 175m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: DƯƠNG LÂM
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Hữu An, điểm cuối là đường Lê Văn Duyệt: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.800m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 6m.
- Đề nghị đặt tên đường: HỒ HÁN THƯƠNG
HỒ HÁN THƯƠNG (?-1407)
Ông quê gốc ở làng Bào Đột, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là con thứ của Hồ Quý Ly và là em của Hồ Nguyên Trừng. Không rõ năm sinh của ông.
Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ Trần Thiếu Đế, tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Cuối năm 1400, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho Hồ Hán Thương để làm Thái Thượng hoàng.
Trong thời gian ở ngôi, ông đã 2 lần đánh Chiêm Thành. Lần đầu năm 1402, quân Đại Ngu thắng lợi, khiến vua Chiêm phải dâng Chiêm Động và Cổ Lũy (Quảng Nam và Bắc Quảng Ngãi hiện nay). Nhà Hồ chiếm được đất ấy đặt ra 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Năm 1403, ông lại sai Phạm Nguyên Khôi đi đánh Chiêm, quân Đại Ngu vây kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành trong 9 tháng không hạ được, bị hết lương phải rút về. Lãnh thổ Đại Ngu dưới thời Hồ Hán Thương được mở về phía Nam đến Bắc Quảng Ngãi.
Năm 1405, ông cho đắp thành Đa Bang và lập phòng tuyến bờ nam Sông Hồng chuẩn bị chống Minh. Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược Đại Ngu, ông đã tổ chức chống lại giặc Minh, tuy nhiên đến năm 1407, ông cùng cha, anh và em đều sa vào tay giặc Minh ở cửa biển Kỳ La. Giặc Minh giải cha con ông về Kim Lăng. Con ông là Hồ Nhuế cũng cùng chung số phận. Sau đó, ông và cha bị giặc giết, chỉ còn anh và con ông được chúng thu dụng.
Trong thời gian ở ngôi vua (1401-1407), ông đã đặt hai niên hiệu: Thiệu Thành (1401-1402) và Khai Đại (1403-1407).
* Tài liệu tham khảo chính:
Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006.
8. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Khúc Thừa Dụ, điểm cuối là đường Dương Lâm: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.090m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN ĐÌNH HOÀN
NGUYỄN ĐÌNH HOÀN (1661 - 1743)
Ông có tên hiệu là Đồng Phu, quê ở phường Bái Ân, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ông là người đã có nhiều công lao trong cuộc đấu tranh ngoại giao bảo vệ chủ quyền đất nước.
Ngay từ thuở nhỏ, ông đã tỏ ra rất thông minh, hiếu học. Năm 15 tuổi, ông đỗ Hương cống khoa Ất Mão (1675); 28 tuổi, đỗ đầu kỳ thi Đình (Đình nguyên) và khi vào Điện thí, ông đỗ Hoàng giáp khoa thi Mậu Thìn (1688). Sau đó, ông tham chính trong bộ máy quan trường và luôn được giao trọng trách trấn ải những vùng quan trọng sau khi đã được về kinh giữ chức Bồi tụng trong Phủ Chúa và đã từng làm đến chức Binh bộ hữu thị lang. Năm 1710, ông được cử đi làm Đốc thị xứ ở Nghệ An.
Năm Ất Tỵ (1725), ông cùng Đốc trấn Lạng Sơn Đinh Phục Ích tiến hành việc khảo sát lại biên cương và thương thảo với những đồng chức ở phương Bắc khiến vùng đất này lại yên ổn.
Ông là một đại thần được vua quý, chúa yêu, bạn bè đồng liêu và học trò kính trọng. Không những thế, ông đã 2 lần được triều đình tín nhiệm, giao trọng trách ở 2 vùng biên cương của đất nước Đại Việt vào đầu thế kỷ XVIII.
Sau khi mất, ông được triều đình truy tặng chức Binh bộ Tả thị lang, tước Ân Quận công và được ban tên thụy là Đạt Tiên sinh.
Tại Hội thảo khoa học “Nguyễn Đình Hoàn - Danh nhân lịch sử thế kỷ thứ XVII-XVIII” do Viện Sử học và Trung tâm Khoa học và Giáo dục, Văn miếu Quốc Tử Giám tổ chức vào tháng 3-2009, các học giả đã khẳng định: “Một trong những đóng góp vô cùng quan trọng của Nguyễn Đình Hoàn là bằng tài năng mẫn tiệp và năng lực chính trị sắc sảo, ông đã cùng triều thần bàn định tìm ra phương pháp đấu tranh ngoại giao mềm dẻo nhất nhưng cũng cương quyết để giành lại vùng đất Tụ Long (Tuyên Quang) và phân định rõ ràng vùng biên giới ở phía Bắc với Trung Quốc ở châu Lộc Bình (Lạng Sơn)”.
* Tài liệu tham khảo chính:
- Báo Nhân dân điện tử, Thứ bảy, 26-12-2009.
- Quang Hà, Vị tướng biên cương, Báo Biên phòng số ra ngày 1-4-2009.
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Đình Hoàn (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Dương Lâm: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 995m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHAN BÁ VÀNH
PHAN BÁ VÀNH (?-1827)
Ông quê ở làng Minh Giám, huyện Vũ Tiên, phủ Kiến Xương, nay là xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Ông xuất thân là nông dân nghèo, có võ nghệ. Thuở nhỏ từng sống cảnh đói rách, bị bóc lột. Khoảng năm 1821-1822, vùng châu thổ sông Hồng gặp nạn đói, nhân dân Nam Định, Thái Bình, Hải Dương bị nạn cường hào bức hiếp, lúc này ông nhân thời cơ khởi xướng phong trào, tập hợp lực lượng nông dân chống địa chủ, cường hào, đánh lấy của nhà giàu, chia cho nhà nghèo. Trong nghĩa quân của ông, có danh sĩ, võ tướng, con cháu và các quan cũ nhà Hậu Lê theo giúp, trong số đó có người Nhân Dục tên Hạnh, kết ước phù Lê Duy Lương tại Ðồ Sơn, tự xưng có rồng vàng, y phục, cờ đều dùng màu đen.
Cuối năm 1825, ông chỉ huy đánh đồn Trà Lý, giết Trấn thủ Lê Mậu Các, Đặng Đình Miễn, Nguyễn Trung Diễn. Tiếp đó, ông đánh tan quân của Thống chế Trương Phúc Đăng, mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng căn cứ ở Trà Lũ. Quân của ông tung hoành suốt năm, khiến quan quân các trấn thuộc Bắc Thành phải chống trả vất vả, vào cuối năm lại giành một chiến thắng lớn tại cửa sông Văn Úc thuộc thành phố Hải Phòng ngày nay, chém viên thần sách thập cơ Hùng Cự, bắt đốc phủ Tiên Hưng nhưng không giết, làm nhục cạo trọc tóc, thả cho về.
Năm 1827, cuộc nổi dậy thất bại, ông tự sát trong khi bị giải về kinh. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của ông đã để lại tiếng vang lớn.
Dân gian thuở ấy thường hát:
Trên trời có ông sao rua,
Giữa làng Minh Giám, có vua Bá Vành.
* Tài liệu tham khảo chính:
- Báo Thái Bình, Thứ sáu, 3-4-2015.
- Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006.
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Bình.
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường quy hoạch 10,5m, điểm cuối là đường Lê Văn Duyệt: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 210m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI HƯNG 1
Nại Hưng là khối phố thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà.
11. Đoạn đường có điểm đầu là đường quy hoạch 10,5m, điểm cuối là đường Bùi Dương Lịch: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI HƯNG 2
12. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vân Đồn, điểm cuối là đường Đào Duy Kỳ: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI THỊNH 9
13. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tôn Quang Phiệt, điểm cuối là đường Nại Thịnh 9 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI THỊNH 10
IV. KDC AN CƯ 5 & KDC MÂN THÁI 2 MỞ RỘNG (Sơ đồ số 4): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Văn Quý, điểm cuối là đường Tạ Mỹ Duật: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: LÊ VĂN QUÝ
V. KDC AN CƯ 5 & KDC MÂN THÁI 2 MỞ RỘNG (Sơ đồ số 5): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Sáng, điểm cuối là đường Lê Văn Thứ: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 50m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGUYỄN SÁNG
VI. KHU B2.1 KHU TĐC GIẢI TỎA NHÀ LIỀN KỀ (Sơ đồ số 6): 4 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vân Đồn, điểm cuối là đường nội bộ khu dịch vụ thủy sản Thọ Quang: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 80m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨNG THÙNG 6
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũng Thùng 6, điểm cuối là đường Vũng Thùng 8 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 125m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨNG THÙNG 7
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vân Đồn, điểm cuối là đường nội bộ khu dịch vụ thủy sản Thọ Quang: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 80m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: VŨNG THÙNG 8
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Văn Xảo, điểm cuối là đường Vân Đồn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 175m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NẠI THỊNH 11
VII. KHU TĐC XƯỞNG 38, 387 & KHU BIỆT THỰ T20 (Sơ đồ số 7): 2 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là khu vực chưa thi công, điểm cuối là đường Ngô Thì Sĩ: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.210m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN BẠCH ĐẰNG
TRẦN BẠCH ĐẰNG (1926-2007)
Ông có tên thật là Trương Gia Triều, quê ở xã Thanh Hưng, huyện Giồng Riềng, nay là tỉnh Kiên Giang. Ông không chỉ là một nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch..., ông còn là một nhà sử học đầy uy tín, một nhà chính trị lão thành của Việt Nam.
Ông tham gia cách mạng từ khi mới 17 tuổi. Năm 1946, ông được giao phụ trách tờ Chống xâm lăng của Thành ủy Sài Gòn. Năm 1951, ông làm Tổng Biên tập báo Nhân dân miền Nam của Trung ương Cục. Trong suốt thời kỳ chống Mỹ, ông lần lượt giữ nhiều cương vị quan trọng như: Bí thư Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật miền Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1976, ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1978, ông làm Phó ban Dân vận Trung ương. Năm 1981, ông công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương, rồi chuyên gia công tác tư tưởng văn hóa, viết báo, văn, nghiên cứu khoa học xã hội.
Ông cũng là tác giả của trường thiên tiểu thuyết “Ván bài lật ngửa” viết về một nhân vật tình báo bí ẩn trong lịch sử chiến tranh Việt Nam là Đại tá Phạm Ngọc Thảo, với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý. Về truyện ngắn, ông có nhiều tác phẩm mang tính thời sự như: Bác Sáu Rồng (1975), Một ngày của Bí thư Tỉnh ủy (1985), Chân dung một quản đốc (1978), Ngày về của ngoại (1985)…; Về kịch nói, ông có: Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951), Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984), Tình yêu và lời đáp (1985)…; Về lĩnh vực điện ảnh, ông cũng tham gia nhiều kịch bản phim được đánh giá cao; Ông cũng tham gia biên soạn hoặc làm chủ biên nhiều công trình khoa học như: Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Địa chí Đồng Tháp Mười, Địa chí Sông Bé, Lịch sử Nam Bộ kháng chiến...
Về thể loại báo chí, ông được xem là một cây bút tích cực phê phán tiêu cực và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới của Việt Nam. Nổi bật nhất có Đổi mới - Đi lên từ thực tế (NXB Trẻ, 2000), gồm 112 bài tuyển chọn từ 1975-2000, với 3 phần: Thôi thúc của đổi mới (1975-1985), Gian nan những bước đầu (1986-1991), Chín năm cho một cuộc hồi sinh (1992-2000).
Về thơ, ông có các tập: Bài ca khởi nghĩa (1970), Hành trình (1972), Theo sóng Đồng Nai (1975), Đất nước lại vào xuân (1978), Những cái tên đồng bằng (1986), Tuyển tập Hưởng Triều (1997)…
Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2001). Năm 1965, được tặng Giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu...
* Tài liệu tham khảo chính:
- Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, NXB Thế giới, 2004.
-Trang thông tin điện tử của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Trần Bạch Đằng: Một người vừa có tài vừa có tình, của tác giả Dương Trung Quốc, 17-04-2007.
2. Đoạn đường có điểm đầu là khu vực chưa thi công, điểm cuối là đường Nguyễn Văn Thoại: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 330m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ KHÊ 4
B. QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.
I. KHU DÂN CƯ MỚI PHƯỜNG BẮC MỸ AN (Sơ đồ số 8): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường An Thượng 17, điểm cuối là đường Ngũ Hành Sơn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 330m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐỖ BÁ
II. KHU DÂN CƯ MỚI PHƯỜNG BẮC MỸ AN (Sơ đồ số 9): 01 đường.
1. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Hồ Xuân Hương, điểm cuối là đường Ngũ Hành Sơn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 330m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: MỸ ĐA ĐÔNG 9
III. KHU DÂN CƯ NAM TIÊN SƠN MỞ RỘNG: (Sơ đồ số 10): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Văn Hiến, điểm cuối là đường Chương Dương: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 640m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN TRỌNG KHIÊM
TRẦN TRỌNG KHIÊM (1821-1886)
Ông quê ở làng Xuân Lũng, huyện Sơn Vi, tỉnh Phú Thọ.
Sau khi xuống Hưng Yên làm ăn, ông xin vào các đoàn tàu buôn bán nước ngoài, làm thủy thủ qua Hương Cảng, Anh, Hòa Lan… và đến Hoa Kỳ vào khoảng năm 1850. Tại đây, ông cùng với một số người khác (Hà Lan, Canada, Anh, Mỹ…) đi tìm vàng ở miền viễn tây Hoa Kỳ. Do chán cảnh hỗn độn, trụy lạc, cướp bóc của bọn người tìm vàng, ông trở lại California làm nhân viên cho tòa soạn báo Daily Evening một thời gian, đến năm1854, ông quay trở về Hương Cảng.
Năm 1855 - 1856, ông về Việt Nam, ngụ ở miền Nam, khai phá lập nên làng Hòa An, thuộc phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường (trước đây thuộc tỉnh Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp).
Năm 1864, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ông cùng Thiên Hộ Dương chiêu mộ nghĩa quân chống Pháp và đặt căn cứ ở Đồng Tháp Mười (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Ông chỉ huy một toán nghĩa quân chính, đánh thắng quân Pháp nhiều trận ở Mỹ Trà, Cao Lãnh, Cai Lậy… Tương truyền các công sự chiến đấu ở Tháp Mười là do ông vẽ kiểu mô phỏng theo các đồn canh của một Đại úy (sau được Chính phủ Hoa Kỳ phong Đại tướng) người Canada xây dựng ở California gọi là đồn Suter.
Về sau, tướng Pháp là De Lagrandiere đem quân đàn áp ác liệt ở Tháp Mười, ông hy sinh tại trận năm 1866, hưởng dương 45 tuổi. Thi hài ông được nghĩa quân chôn cất tại Đồng Tháp.
Trước khi mất, ông khuyên nghĩa quân kháng chiến tới cùng và dặn vợ lánh qua Rạch Giá nuôi con, không hợp tác với giặc.
Cuộc đời ông được 2 nhà văn (một Pháp, một Việt) viết thành 2 bộ sách có tên:
- Đổ xô đi tìm vàng (René Lefevre- Pháp).
- Con đường thiên lý (Nguyễn Hiến Lê - Việt).
* Tài liệu tham khảo chính:
- Nguyễn Hiến Lê, Con đường thiên lý, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.
IV. KHU CÁN BỘ CÔNG CHỨC & KHU DÂN CƯ TTHC QUẬN (Sơ đồ số 11): 2 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Sơn Thủy 11: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 960m, rộng 11,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN VĂN ĐÁN
TRẦN VĂN ĐÁN (1925-1997)
Ông có tên thật là Trần Hiện, bí danh là Hành, quê ở làng Sơn Thủy, tổng An Lưu, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Năm 1947, ông làm Đại đội trưởng Đại đội tự vệ chiến đấu, kiêm Bí thư Ban Chấp hành Thanh niên cứu quốc xã Hòa Quý. Năm 1950, ông về làm Phó Bí thư Ban Chấp hành Thanh niên huyện Hòa Vang, Ủy viên Ban Thường vụ Nông hội Hòa Vang, Phó Bí thư Đảng đoàn mặt trận Hòa Vang.
Năm 1960, ông làm Phó Bí thư Huyện ủy Hòa Vang. Năm 1963, ông là Bí thư Huyện ủy kiêm Bí thư Ban cán sự vùng cát phía Bắc tỉnh Quảng Đà. Năm 1964, ông là Tỉnh ủy viên, Bí thư Nông hội tỉnh Quảng Đà và được cử vào Ban Chấp hành Nông hội Khu 5. Năm 1965, ông làm Bí thư Huyện ủy Hòa Vang, rồi Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Đà, Bí thư Nông hội tỉnh.
Năm 1968, ông là Chính ủy Mặt trận phía Tây Nam Đà Nẵng; sau đó, ông làm Phó Bí thư, rồi Bí thư Quận I Đà Nẵng kiêm Chính trị viên Quân đội Quận I. Năm 1971, ông làm Phó Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà kiêm Trưởng ban Cán sự Đà Nẵng. Năm 1975, ông làm Phó Ban Nông vận Khu 5, tham gia trực tiếp vào cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975. Năm 1978, ông làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Sau đó, ông giữ chức Trưởng ty Công an Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhì; 3 Huân chương Giải phóng hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất; Huân chương Thành đồng hạng Ba; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
* Tài liệu tham khảo chính:
- Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 1, NXB Đà Nẵng, 2010.
- UBND quận Ngũ Hành Sơn cung cấp.
2. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Chu Cẩm Phong, điểm cuối là đường Trần Văn Đán (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: AN BẮC 5
V. KHU DÂN CƯ SỐ 4 MỞ RỘNG VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM CẦU TIÊN SƠN (Sơ đồ số 12): 10 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nghiêm Xuân Yêm, điểm cuối là đường Nước Mặn 3 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 400m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: NGHIÊM XUÂN YÊM
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Anh Thơ, điểm cuối là đường 15m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 210m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ANH THƠ
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Dương Tử Giang, điểm cuối là đường 15m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 155m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: DƯƠNG TỬ GIANG
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đa Phước 8, điểm cuối là đường Dương Tử Giang: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: ĐA PHƯỚC 8
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nước Mặn 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 435m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN THẾ KỶ
NGUYỄN THẾ KỶ (1912-1954)
Ông quê ở Phú Xuân Hạ, tổng An Hòa, phủ Tam Kỳ nay là thôn Sâm Linh, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Từ năm 1932, ông bắt đầu nghiên cứu những sách báo, tài liệu bí mật, với những hoạt động tích cực của mình, năm 1933, ông được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng trong năm 1933, Chi bộ ghép Phú Xuân Hạ (Tam Quang) được thành lập, ông được cử làm Bí thư, lấy bí danh là H.
Năm 1937-1938, ông làm Bí thư Tổng ủy An Hòa, Phủ ủy viên Phủ ủy Tam Kỳ. Tháng 7-1939, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam, Phủ ủy Tam Kỳ tổ chức cuộc mitting kỷ niệm ngày Đại cách mạng Tư sản Pháp (14-7-1789) tại núi Cấm, Quảng Phú, thông qua đó biểu dương lực lượng phát động phong trào tiếp tục đấu tranh chống chế độ cai trị phản động của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, đòi tự do, cơm áo, hòa bình, chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ nhà nước Liên bang Xô viết. Với cương vị Bí thư Tổng ủy, ông đã huy động khoảng bốn, năm trăm ngư dân trong tổng tham gia cuộc mít tinh này.
Tháng 1-1940, Phủ ủy Tam Kỳ tổ chức Hội nghị tại Hòn Dứa, An Hòa để quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11 năm 1939) về chuyển hướng chỉ đạo cách mạng và củng cố lại Phủ ủy gồm các ông Võ Toàn, Nguyễn Sắc Kim, Đào Thăng, Khưu Thúc Cự và ông, do đồng chí Võ Toàn làm Bí thư. Giữa năm 1940, ông bị bắt và giam tại nhà lao Hội An một năm. Mãn hạn tù, quân địch đưa ông đi an trí tại Trà Khê, Phú Yên. Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), ông ra tù được phân làm Trưởng Ban bạo động giành chính quyền Tam Kỳ. Sau đó, ông được cử làm Bí thư Phủ ủy lâm thời Tam Kỳ. Tháng 8-1945, Phủ ủy tổ chức hội nghị mở rộng tại nhà cụ Cả Đáng (Thọ Khương, nay thuộc Tam Hiệp), Ủy ban bạo động của Phủ được thành lập gồm 17 đồng chí do ông làm Trưởng ban. Tháng 10-1945, ông được bổ sung vào Tỉnh ủy Quảng Nam.
Ngày 6-1-1946, Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước, ông cùng 14 vị đại biểu của tỉnh Quảng Nam và là một trong 2 đại biểu của Tam Kỳ được Ủy ban Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam tín nhiệm giới thiệu ra ứng cử và trúng cử với số phiếu rất cao, trở thành một trong những đại biểu Quốc hội đầu tiên của tỉnh Quảng Nam.
Năm 1947, ông làm Trưởng đoàn xây dựng “chi bộ độc lập” của Tỉnh ủy Quảng Nam, sau đó được Liên khu ủy 5 điều về bổ sung vào Ban Thường vụ Nông hội Liên khu 5, Ủy viên Đảng Đoàn Nông vận Khu 5. Năm 1953, ông được Trung ương giao tham gia chỉ đạo việc giảm tô, cải cách ruộng đất thí điểm tại xã Phúc Hòa, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Năm 1954, ông đi công tác khi sức khỏe không được tốt, sau đó ông mất. Năm 2009, ông được công nhận là liệt sĩ.
Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì và nhiều phần thưởng cao quý khác.
* Tài liệu tham khảo chính:
Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 2, NXB Đà Nẵng, 2010.
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Nghiêm Xuân Yêm: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 225m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: NƯỚC MẶN 1
Nước Mặn là tên xứ đất được hình thành từ thời vua Bảo Đại, cùng với ấp Sơn Thủy, Bà Đa là 3 ấp chính thuộc làng Khuê Bắc, nay thuộc phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn).
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nước Mặn 1, điểm cuối là đường Nước Mặn 3 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: NƯỚC MẶN 2
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Nghiêm Xuân Yêm: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 230m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: NƯỚC MẶN 3
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Nguyễn Thế Kỷ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 130m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: NƯỚC MẶN 4
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đa Phước 6, điểm cuối là đường Đa Phước 8: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐA PHƯỚC 10
VI. KHU TÁI ĐỊNH CƯ BÁ TÙNG GIAI ĐOẠN 1, 2A, 2B (Sơ đồ số 13): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Mai Đăng Chơn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.270m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: CAO HỒNG LÃNH
CAO HỒNG LÃNH (1906-2008)
Ông có tên thật là Phan Hải Thâm, thường gọi là Phan Thêm, Năm Thêm; quê ở làng Minh Hương, thị xã Hội An, nay thuộc phường Minh An, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Năm 1925, ông từ Trường Dòng ở Huế về quê bắt đầu hoạt động, cùng thanh niên trong làng vận động cải lương hủ tục, chống cường hào... Năm 1926, ông vận động và tập hợp thanh niên, học sinh, trí thức cùng đọc và lưu truyền nhiều loại sách báo tiến bộ, tham gia phong trào đòi trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu và tổ chức lễ truy điệu chí sĩ Phan Châu trinh tại Huế.
Năm 1927-1928, ông ra Quảng Trị, sau đó gia nhập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Về lại Hội An, tại chính căn nhà của gia đình mình, ông triệu tập những đồng chí của mình và chủ trì thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thị xã Hội An gồm có 3 đồng chí do ông làm Bí thư. Trong thời gian này, ông tích cực tìm cách liên lạc để có được các tài liệu quý như: Điều lệ Thanh niên, Cách mạng Nga, Đấu tranh giai cấp, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường kách mệnh…
Năm 1934, ông đi Hương Cảng, Quảng Châu rồi lên Nam Kinh (Trung Quốc), sau đó ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1939, ông được điều về Côn Minh và được gặp đồng chí Vương (Nguyễn Ái Quốc) và đổi tên thành Cao Hồng Lãnh, tham gia tổ công tác ở Chi bộ Đảng tại Côn Minh, trực tiếp quản lý cơ quan bí mật của Đảng, tổ chức in báo, đưa đón cán bộ cách mạng từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Năm 1941, với bí danh Hải An, ông tham gia trong việc tổ chức đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc về Pắc Bó. Sau đó, ông là Đại biểu tham dự Đại hội quốc dân tại Tân Trào để quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước; ông cũng là thành viên trong nhóm cán bộ gần Bác Hồ nhất, giúp Thường vụ Trung ương Đảng xử lý những vấn đề nóng bỏng, phức tạp trong những ngày Cách mạng tháng Tám và sau đó.
Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông được Bác Hồ và Trung ương Đảng cử là thành viên của Đoàn đại biểu Tổng bộ Việt Minh do đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Trưởng đoàn vào Nam Bộ, rồi được cử làm Ủy viên Ban kháng chiến Nam Bộ. Năm 1948, ông sang Hồng Kông để tổ chức một kênh tiếp viện bí mật bằng đường thủy từ Hồng Kông về Sài Gòn và nhiều nơi khác.
Năm 1951-1957, ông về nước tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng; sau đó, ông được giao nhiệm vụ phụ trách các công việc quan trọng của Biện sự xứ như: Ban tài vụ, nhà in, công tác tiếp vận, công tác Việt kiều… ở Quảng Đông, Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc). Năm 1959-1977, ông làm Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng, phụ trách Ban Cán sự Đảng ngoài nước.
Ông được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc…
* Tài liệu tham khảo chính:
Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 2, NXB Đà Nẵng, 2010.
VII. KHU ĐÔ THỊ HÒA HẢI H1-3 (GIAI ĐOẠN 2): Sơ đồ số 14: 01 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Sa, điểm cuối là đường Lê Văn Hiến: Mặt đường có đoạn bằng bê-tông nhựa, có đoạn bê-tông xi-măng; chiều dài 585m; rộng có đoạn 7,5m, có đoạn 7-8m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN HỮU CẦU
NGUYỄN HỮU CẦU (?-1751)
Ông còn có tên gọi khác là Quận He, là thủ lĩnh trong cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài vào giữa thế kỷ 18, không rõ năm sinh; quê ở làng Lôi Động (còn gọi là Đồng Nổi), xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Từ những năm 1737-1738, ông đã có những hoạt động chống đối chính quyền địa phương. Năm 1739, ông gia nhập nghĩa quân Nguyễn Tuyển. Cuối năm 1740, cuộc khởi nghĩa Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ ở Hải Dương thất bại, ông tiếp tục hoạt động và chuyển căn cứ về Đồ Sơn (Hải Phòng). Với khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, ông đã huy động được hàng chục vạn nông dân nổi dậy đấu tranh chống lại chính quyền họ Trịnh.
Nghĩa quân ngày càng phát triển, mở rộng hoạt động khắp vùng Hải Dương, Quảng Yên và lan sang Kinh Bắc. Đi đến đâu, ông cũng giải quyết nạn đói cho dân. Hàng mấy vạn người nghèo khổ đi theo quân của ông từng kéo về uy hiếp Thăng Long. Bấy giờ, đồng thời với ông, ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng còn có khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo. Tuy không hợp nhất, nhưng ông và Hoàng Công Chất đã liên minh khá chặt chẽ với nhau. Điều này khiến cho Trịnh Doanh rất lo sợ.
Tại Đồ Sơn, để có danh nghĩa tập hợp nhân dân, ông xưng là Đông Đạo Tổng quốc Bảo dân Đại tướng quân. Trận đánh có quy mô lớn đầu tiên do đích thân ông chỉ huy là trận đánh vào Lão Phong. Sau đó, Trịnh Doanh sai Trịnh Bảng đem chiến thuyền tới đàn áp, ông cho quân đánh khiến Trịnh Bảng nhanh chóng tan vỡ. Sau trận thua này, Trịnh Doanh hạ lệnh và phong cho Hoàng Ngũ Phúc chức Thống lĩnh đạo kỳ binh, cùng Hoàng Công Kỳ đến đánh nghĩa quân của ông ở núi Đồ Sơn, nhưng ông đã phá vây ra và về đánh lấy thành Kinh Bắc.
Hoàng Ngũ Phúc đem binh về, sau cùng với Trương Khuông quay lại đánh lấy lại thành Kinh Bắc, tuy nhiên nghĩa quân của ông đã phá quân của Trương Khuông ở làng Ngọc Lâm, đuổi quân của quan thống lĩnh Đinh Văn Giai ở Xương Giang, rồi lại về vây dinh Thị Cầu. Sau đó, Trịnh Doanh lại tiếp tục sai Hoàng Ngũ Phúc và Phạm Đình Trọng đem binh đến đánh ông nhiều lần. Tháng 2-1751, Phạm Đình Trọng đem đại quân đánh gấp vào Hương Lãm. Ở đây, sau nhiều năm chiến đấu mệt mỏi, thế đã cùng, lực đã kiệt, ông thua trận, bị bắt và bị đóng cũi giải về Thăng Long. Tháng 3-1751, ông bị Trịnh Doanh xử tử cùng một lần với Nguyễn Danh Phương.
* Tài liệu tham khảo chính: Danh tướng Việt Nam, tập 3, Nguyễn Khắc Thuần, NXB Giáo dục, 2005.
VIII. KHU TĐC SỐ 9 PHỤC VỤ DỰ ÁN CÔNG VIÊN VHLS VÀ KHU TĐC PHÍA TÂY FPT (Sơ đồ số 15): 9 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là khu quy hoạch, điểm cuối là đường Trà Khê 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRÀ KHÊ 1
Trà Khê là tên làng cổ, trước đây thuộc xã Hòa Hải (Hòa Vang), nay thuộc phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn).
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trà Khê 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường quy hoạch 10,5m: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 165m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRÀ KHÊ 2
3. Đoạn đường có điểm đầu là khu vực đang thi công, điểm cuối là đường Trà Khê 5 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 205m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRÀ KHÊ 3
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trà Khê 2, điểm cuối là đường Trà Khê 5 (02 đường dự kiến đặt đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRÀ KHÊ 4
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, điểm cuối là đường quy hoạch 10,5m: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 235m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRÀ KHÊ 5
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 250m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRÀ KHÊ 6
7. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Trà Khê 6 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên : Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 235m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRÀ KHÊ 7
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trà Khê 7, điểm cuối là đường Trà Khê 9 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 75m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRÀ KHÊ 8
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trà Khê 6, điểm cuối là đường Trà Khê 7 (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRÀ KHÊ 9
IX. KHU TÁI ĐỊNH CƯ ĐÔNG TRÀ - HÒA HẢI (Sơ đồ số 16): 01 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Chí Công, điểm cuối là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 580m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: HUỲNH VĂN NGHỆ
HUỲNH VĂN NGHỆ (1914-1977)
Ông quê ở làng Tân Tịch, tổng Chánh Mỹ Hạ, tỉnh Biên Hòa, nay là xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; là một nhà hoạt động cách mạng, một nhà chỉ huy quân sự tài ba, một nhà thơ lớn… Lẫy lừng trong vai trò chiến sĩ, lẫn sự nghiệp văn chương, ông đã để lại một huyền thoại đẹp về người anh hùng kiêm thi sĩ…
Thuở nhỏ, ông học bậc tiểu học tại làng Mỹ Lộc, quận Tân Uyên và học rất giỏi. Nhờ đó, năm 1928, sau khi tốt nghiệp bậc tiểu học, ông đã giành được học bổng bậc trung học của Trường Petrus Ký. Năm 1932, ông đỗ bằng Thành chung, sau đó ông ra làm viên chức tại Sở Xe lửa Sài Gòn. Thời gian này, tham gia phong trào Đông Dương Đại hội vào năm 1936, bắt đầu hoạt động làm thơ, viết báo (tiếng Việt, tiếng Pháp) đăng trên các báo ở Sài Gòn với bút danh Hoàng Hồ.
Năm 1937, ông được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất. Năm 1942, ông bị phát hiện và bị truy bắt, nhưng ông kịp đào thoát sang Thái Lan, hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước, ra tờ báo Hồn cố hương, kêu gọi Việt kiều hướng về Tổ quốc, ủng hộ cách mạng.
Năm 1944, ông trở về nước bắt liên lạc với ông Trần Văn Giàu, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ và được giao lập khu nghĩa quân Đất Cuốc tại quê hương Tân Uyên. Năm 1945, ông được giao nhiệm vụ là Thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong tại Biên Hòa và tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám, trực tiếp chỉ huy bắt sống tỉnh trưởng và cảnh sát trưởng tỉnh Biên Hòa, rồi Chỉ huy trưởng lực lượng Giải phóng quân Biên Hòa, cố vấn cho Ủy ban Kháng chiến miền Đông.
Năm 1946, ông được cử làm Khu bộ phó Khu 7. Ông đã chỉ huy nhiều trận đánh lớn tại miền Đông. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 1946, ông đã chỉ huy 8 trận tấn công lớn của địch vào Chiến khu Tân Uyên - Lạc An. Đặc biệt, với trận La Ngà ngày 1-3-1948, tiêu diệt 2 Đại đội địch, 63 xe camions và thiết giáp, đơn vị của ông được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Chiến công, riêng ông được Hồ Chủ tịch gửi tặng một chiếc áo trấn thủ.
Năm 1950, ông làm Phó Tư lệnh, rồi Tư lệnh Bộ Tư lệnh Khu 7. Năm 1953, ông được cử ra Bắc học tập và làm Phó Cục trưởng Cục Quân huấn. Sau đó, ông chuyển sang làm Tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp. Năm 1965, ông về miền Nam tham gia chống Mỹ và công tác tại Trung ương Cục miền Nam, giữ các cương vị Trưởng ban Căn cứ, Phó ban Kinh tài và Trưởng ban Lâm nghiệp. Sau khi đất nước thống nhất, ông làm Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp.
Ông đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2010); Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm “Chiến khu xanh”, “Bên bờ sông xanh”, “Rừng thẳm sông dài”. Ông để lại một số tác phẩm tiêu biểu khác như: Nhớ Bắc (1940), Thanh niên (1940), Quê hương rừng thẳm sông dài, Tiếng hát giữa rừng…
* Tài liệu tham khảo chính:
- Đỗ Đức Hiểu (Chủ biên), Từ điển Văn học bộ mới, NXB Thế giới, 2004.
- Báo Quân đội nhân dân, Thứ Tư, 14-9-2011.
- Báo An ninh thế giới online, 31-12-2014.
X. KHU LÀNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƯỚC (Sơ đồ số 17): 2 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Văn Lai, điểm cuối là đường Mai Đăng Chơn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 335m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: HOÀNG VĂN LAI
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Quán Khái 9, điểm cuối là đường Hoàng Văn Lai: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 715m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHẠM NHƯ HIỀN
PHẠM NHƯ HIỀN (1930-1983)
Ông còn có tên gọi khác là Kim, quê ở khu Hải Châu, nay là phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1946. Năm 1951, ông là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.
Năm 1967, Mặt trận Quảng Đà thành lập, ông được điều về làm Quận đội trưởng quận Nhất Đà Nẵng. Ông đã củng cố phát triển lực lượng Tự vệ khu phố, Tự vệ ngành, tổ chức xây dựng Đội biệt động 1, 2, 3 trực thuộc quận… Năm 1968, ông lập ra tổ chức Đại đội Đặc công biệt động Lê Độ. Năm 1969, ông tham gia tổ chức lực lượng Biệt động cánh gồm: cánh tây, cánh đông, cánh trung và cánh giữa, tạo ra sự phối hợp tác chiến bên trong thành phố nhằm chủ động tiến công quân địch.
Năm 1971, ông làm Phó Tư lệnh Mặt trận Quảng Đà, kiêm Quận đội trưởng quận Nhất Đà Nẵng. Ông là người chỉ đạo những trận đánh nổi tiếng trong nội thành Đà Nẵng như: trận đánh Quân vụ thị trấn; trận đánh Kho bom Phước Lý; đánh diệt mâm Hội đồng khu phố Thạch Thang, Nại Hiên, Thạc Gián…
Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Quân công hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; 3 Huân chương Chiến công (1 hạng Nhất, 2 hạng Nhì); 3 Huân chương Chiến sĩ Giải phóng (1 hạng Nhất, 1 hạng Nhì, 1 hạng Ba).
*Tài liệu tham khảo chính:
Báo Đà Nẵng điện tử, Thứ 6, ngày 20-7-2012.
XI. KHU TÁI ĐỊNH CƯ TÂN TRÀ (Sơ đồ số 18): 2 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Sa, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 720m, rộng 2x10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: GIẢI PHÓNG
GIẢI PHÓNG
Giải phóng là một thuật ngữ xã hội. Thuật ngữ “Giải phóng” còn có ý là giải thoát cho một tập thể, một giai cấp, một dân tộc thoát khỏi cảnh áp bức, đè nén, bóc lột, bị tước đoạt hết quyền làm người, quyền tự do dân chủ.
Tại nước ta, từ ngày đầu thực dân Pháp đặt ách thống trị, rồi đến Nhật, Mỹ, những người yêu nước đã đứng lên tranh đấu để giải phóng dân tộc. Nhiều tổ chức, nhiều mặt trận, nhiều phong trào mang tên giải phóng ra đời. Ngày 30-4-1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, nước ta hoàn toàn thống nhất và bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
2. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Phan Đình Thông, điểm cuối là đường Việt Bắc: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 585m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN VĂN GIẢNG
TRẦN VĂN GIẢNG (1930-2001)
Ông có bí danh là Đơn, quê ở xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Năm 1945-1950, ông là du kích xã Hòa An trực thuộc Mặt trận Chùa, Ủy viên Ban Chấp hành Xã đoàn phụ trách Huấn học và được kết nạp vào Đảng năm 1949. Năm 1950-1952, ông làm Bí thư Chi bộ, Chính trị viên Đại đội tập trung, Cán bộ Ban Chính trị xã đội xã Hòa Quý, Hòa Vang. Năm 1953-1954, ông làm Chi ủy viên Chi bộ và Vùng Đội trưởng dân quân vùng 20 - xã Thăng An (nay là xã Bình Dương), Thăng Bình. Năm 1955, ông tập kết ra Bắc và làm Chi ủy viên, Đại đội Công trường 1 Hà Đông.
Năm 1956-1959, ông là Chi ủy viên Chi bộ chiếu bóng. Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn, Ủy viên Thường vụ Đoàn Thanh niên Ty Văn hóa Nghệ An, phụ trách Đội chiếu bóng 55. Năm 1960-1967, ông làm Đội trưởng Đội chiếu bóng lưu động 109, trong thời gian này ông là người đầu tiên sáng tạo ra loại đèn chai che gió, giảm sáng và hình thành nên loại rạp chiếu phim lưu động dã chiến “trùm chăn xem phim” không để ánh sáng lọt ra ngoài, giúp người dân an tâm khi xem phim ngay vào thời điểm chiến tranh leo thang, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt nhất. Về sau, mô hình rạp chiếu phim lưu động của ông được nhân rộng trên toàn miền Bắc. Tại Đại hội Thi đua toàn quốc tháng 1-1967, Đội Chiếu phim lưu động 109 được xem là điển hình trong ngành chiếu bóng và ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động ngành văn hóa.
Năm 1967-1975, ông làm Phó Chủ nhiệm Công ty Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh Nghệ An, Bí thư Chi bộ. Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy khối Văn xã tỉnh Nghệ An. Bí thư Đảng ủy Trường Bổ túc Văn hóa tỉnh Nghệ An. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy ngành Văn hóa- Thông tin tỉnh Nghệ An. Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An.
Năm 1975, ông làm Đoàn trưởng Đoàn cán bộ ngành Điện ảnh vào Nam. Về công tác tại tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1975-1993, ông làm Giám đốc Công ty Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy ngành Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn Quảng Nam - Đà Nẵng, Chi hội trưởng Hội Điện ảnh Việt Nam; Chi hội trưởng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ông được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (1967); Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương, Bằng khen của các cấp.
*Tài liệu tham khảo chính:
- Hồ sơ phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động;
- Tư liệu do UBND quận Ngũ Hành Sơn cung cấp
C. QUẬN CẨM LỆ
Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.
I. KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI HÒA XUÂN (Sơ đồ số 19): 7 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường 10,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 420m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN THÚC NHẪN
TRẦN THÚC NHẪN (1841-1883)
Ông có tên thật là Trần Thúc Bình, sau được vua Tự Đức ban đổi ra Thúc Nhẫn, quê ở làng Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Năm 1876, ông đỗ Cử nhân, sau đó làm quan đến chức Tham tri Bộ Lễ. Khi quân Pháp đem thủy quân đánh cửa Thuận An để thị uy nước ta, ông nhận lệnh triều đình làm Trưởng phái đoàn cùng với Phạm Như Xương và các tùy viên đi thương thuyết. Vừa đến Trấn Hải đài, phái đoàn không sao tiếp xúc được với sĩ quan chỉ huy giặc Pháp. Chúng dùng hỏa lực áp đảo quân ta, rồi đổ bộ tiến công. Ngày 20-8-1883, chúng chiếm đóng thành Trấn Hải (Đà Nẵng).
Nghe tin thất thủ, đau buồn trước vận mệnh đất nước và sứ mệnh không hoàn thành, ông quay thuyền trở về, đến ngang đoạn Ngã ba Sình, ông gieo mình xuống sông Hương tuẫn tiết cùng với Lâm Hoành và các nghĩa sĩ khác. Ông được sĩ phu và người đời xưng tụng là bậc tiết nghĩa.
*Tài liệu tham khảo chính:
- Đinh Xuân Lâm-Nguyễn Văn Khánh-Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2). NXB Giáo dục, 2006.
- Dương Phước Thu, Huế - tên đường phố xưa và nay, NXB Thuận Hóa, 2004, trang 431.
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.
2. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 10,5 chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.060m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHAN TRIÊM
PHAN TRIÊM (1916-2001)
Ông còn có bí danh là Mười, Kỳ Nam, Năm Quảng Nam, Anh Sáu Triêm; quê ở làng Bảo An Tây, phủ Điện Bàn, nay thuộc xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Năm 1936, ông là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1938, ông được bổ sung vào Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, phụ trách khu vực quận II. Năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ và bị đàn áp dã man, ông bị địch bắt giam ở Khảm Lớn (Sài Gòn), sau đó đày ra Côn Đảo rồi về an trí ở trại Ly Hy (Thừa Thiên).
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ông ra tù và được Xứ ủy Nam Kỳ phân công về Tỉnh ủy Bến Tre, làm Chủ nhiệm Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Bến Tre. Năm 1946, ông được điều về làm Chính trị viên - Phó phòng Mật vụ Nam Bộ, tức Ban Quân báo Nam Bộ. Năm 1950, ông được cử làm Chánh Văn phòng Xứ ủy Nam Bộ. Năm 1952, ông làm Phó Trưởng ban Tổ chức Xứ ủy Nam Bộ.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và được điều động về công tác tại Ban Tổ chức Trung ương. Năm 1959, ông làm Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Năm 1974, ông được điều sang làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất Trung ương, phụ trách công tác cán bộ. Năm 1978, ông được điều động làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Liên lạc kinh tế với nước ngoài, Ủy viên Ban Cán sự Đảng về công tác Lào.
Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất.
* Tài liệu tham khảo chính:
Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 1, NXB Đà Nẵng, 2010.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Thanh Lương 4 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 650m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN SẮC KIM
NGUYỄN SẮC KIM (1918-1950)
Ông còn có bí danh là Hạ, quê ở làng Tịnh Sơn, phủ Tam Kỳ, nay thuộc thôn Thạch Trung, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Năm 1937, ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và làm nhiệm vụ tuyên truyền, phát triển đảng viên mới.
Năm 1940, ông cùng đồng chí Võ Toàn thành lập Ban Vận động Phụ nữ phản đế Phủ Tam Kỳ. Năm 1942, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam được củng cố do đồng chí Võ Toàn làm Bí thư, ông được cử làm Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Năm 1943, ông bị địch bắt và kết án 25 năm tù giam và đày đi Buôn Ma Thuột. Năm 1945, ông được ra tù, vừa về đến Bình Thuận ông đã bắt đầu triển khai các biện pháp khôi phục phong trào cách mạng và vận động thành lập Ban Vận động Việt Minh lâm thời tỉnh Bình Thuận. Cũng trong năm 1945, ông chủ động phối hợp với các tỉnh Ninh Thuận và Lâm Viên để thành lập Ban Liên lạc ba tỉnh.
Cuối năm 1945, Hội nghị Bình An được tổ chức và quyết định thành lập Chi đội 1, Chi đội 2 và Chi đội 3, ông được cử làm Chính trị viên Chi đội 1 (Chi đội 1 phụ trách tỉnh Bình Thuận và cả Đồng Nai Thượng). Năm 1946, ông được cử làm Chính trị viên Trung đoàn 82. Năm 1948, ông nằm trong Ban Chỉ huy Liên Trung đoàn 81 + 82 làm nhiệm vụ Ủy viên Chính trị. Năm 1950, ông được điều động về làm Chính ủy Trung đoàn 803.
Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì; Huân chương Chiến thắng hạng nhì.
* Tài liệu tham khảo chính: Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 2, NXB Đà Nẵng, 2010.
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối cũng là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 1
Thanh Lương trước đây là tên của một xã thuộc tổng An Lưu, từ tháng 2-1948, xã Thanh Lương và xã Thanh Xuân hợp lại thành xã Hòa Xuân (nay là phường Hòa Xuân). Trích lịch sử Đảng bộ phường Hòa Xuân
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Triêm (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 2
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Triêm (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 3
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Triêm (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 110m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: THANH LƯƠNG 4
II. KHU DÂN CƯ NAM CẦU CẨM LỆ (Sơ số đồ 20): 19 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nam Trung, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.500m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 9m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TRẦN NAM TRUNG
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ An Ninh (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Võ Quảng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 680m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: VÕ SẠ
VÕ SẠ (1910-1991)
Ông có tên thật là Lương Công Sạ, bí danh Thắng; quê ở ấp Vân Sơn, làng Vân Trai, tổng Đức Hòa, phủ Tam Kỳ, nay là xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Năm 1930-1935, ông dạy học ở làng Bình An Trung, nay là thôn An Hiệp, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian dạy học, ông viết nhiều bài diễn thuyết lên án chế độ phong kiến, tay sai, chống sưu cao thuế nặng, chống nạn mù chữ.
Năm 1937, ông được kết nạp vào Đảng. Tháng 7-1938, Chi bộ ghép Vân Trai - Thọ Khương tách ra thành lập 2 chi bộ độc lập, gồm Chi bộ Vân Trai và Chi bộ Thọ Khương, ông được cử làm Bí thư Chi bộ Vân Trai. Tháng 9-1939, ông bị địch bắt giam ở nhà lao Hội An. Sau đó, ông lại bị chuyển về nhà lao Lao Bảo cùng các đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ, Nguyễn Như Khuê và Nguyễn Phùng. Năm 1941, địch lại chuyển ông đến nhà tù Buôn Ma Thuột, tháng 7-1942, ông lại bị chuyển về lại nhà lao Hội An, rồi về khu an trí Trà Khê, Phú Yên.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, ông ra tù và được giao nhiệm vụ tổ chức phong trào quần chúng chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền. Đầu tháng 8-1945, ông được cử tham gia Ban vận động giành chính quyền phủ Tam Kỳ, phụ trách liên lạc giữa hai tổng An Hòa, Đức Hòa. Ngày 19-8-1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Phủ ủy Tam Kỳ được thành lập, ông được cử làm Ủy trưởng giáo dục. Sau đó, ông được cử giữ chức Phó Chủ tịch, lúc này Chủ tịch là đồng chí Lê Thuyết.
Ngày 6-1-1946, Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước, ông cùng 14 vị đại biểu của tỉnh Quảng Nam và là một trong 2 đại biểu của Tam Kỳ được Ủy ban Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam tín nhiệm giới thiệu ra ứng cử và trúng cử với số phiếu rất cao, trở thành một trong những đại biểu Quốc hội đầu tiên của tỉnh Quảng Nam.
Tháng 2-1946, ông làm Phó Chủ tịch - kiêm phụ trách ủy viên giáo dục, công chính, y tế, Bí thư Đảng đoàn chính quyền huyện Tam Kỳ. Năm 1951-1954, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Liên Việt huyện Tam kỳ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và công tác tại Bộ Nội Vụ, nay là Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội.
Ông đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước
hạng nhất...
* Tài liệu tham khảo chính: Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 2, NXB Đà Nẵng, 2010.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Chí Công, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 2.430m; rộng có đoạn 7,5m, có đoạn 10,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 4m, 4,5m và 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: MẸ THỨ
MẸ THỨ (1904-2010)
Mẹ Thứ tên thật là Nguyễn Thị Thứ, quê ở làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mẹ là mẹ Việt Nam điển hình về đức hy sinh, chịu đựng, sự can trường cho đất nước trong những năm tháng khói lửa đạn bom.
Mẹ có chồng, 9 người con trai, 1 con rể và 1 cháu là liệt sỹ, là người mẹ có nhiều con cháu hy sinh nhất trong các cuộc kháng chiến. Mẹ là bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu, được lấy làm nguyên mẫu xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng tại Núi Cấm, thuộc thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Trong các cuộc chiến tranh, tại khu vườn của nhà Mẹ có 5 hầm bí mật, nơi Mẹ và con gái đầu Lê Thị Trị nuôi giấu nhiều cán bộ, bộ đội, du kích Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Trên miệng hầm Mẹ thả hàng chục con bò ăn cỏ ngay trong vườn. Lúc không có quân đối phương, hai mẹ con Mẹ Thứ mở hé cửa hầm cho cán bộ cách mạng dễ thở, khi có động thì lại giả vờ đi coi bò để chỉnh sửa, ngụy trang lại miệng hầm.
Năm 1994, Mẹ Thứ đã được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bức tượng Mẹ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
* Tài liệu tham khảo chính:
- Cổng thông tin điện tử Thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam).
- Báo Đà Nẵng online, Thứ sáu, 10-12-2010 và Thứ Hai, 13-12-2010.
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ An Ninh, điểm cuối là đường Võ Văn Ngân (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 710m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên
rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: TRẦN VIỆN
TRẦN VIỆN (1913-1991)
Ông có bí danh là Hồng Việt, tên thường gọi là Xã Giảng; quê ở thôn Lộc Đại, xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Từ tháng 5-1936 - 12-1938, ông tham gia phong trào Thanh niên Dân chủ trong Mặt trận bình dân tỉnh Quảng Nam. Với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, ông chính thức được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 2-1940.
Năm 1942, ông cùng với đồng chí Nguyễn Sắc Kim tiến hành treo cờ Đảng và cờ Việt Minh ở Ngọc Khô (Thăng Bình) gây được tiếng vang mạnh mẽ, được đông đảo quần chúng ủng hộ. Tháng 6-1942, ông bị địch bắt và đưa về nhà lao Hội An, sau đó, bị địch kết án 10 năm tù rồi giam ở nhà lao Hội An, rồi bị đày đi nhà lao Buôn Ma Thuột.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, đồng chí Võ Toàn (Võ Chí Công) về Quế Sơn triệu tập và chủ trì hội nghị tại nhà ông. Hội nghị đã đi đến quyết định thành lập Ban Vận động khởi nghĩa của huyện Quế Sơn, ông được cử làm Phó trưởng ban, phụ trách xây dựng căn cứ và tài chính. Sau đó, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Quế Sơn được thành lập, ông được cử làm Phó Chủ tịch. Ngày 2-9-1945, tại buổi lễ ra mắt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Nam, ông được cử làm Ủy trưởng tài chính.
Ngày 6-1-1946, Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước, ông cùng 14 vị đại biểu của tỉnh Quảng Nam và là đại biểu của Quế Sơn được Ủy ban Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam tín nhiệm giới thiệu ra ứng cử và trúng cử với số phiếu rất cao, trở thành một trong những đại biểu Quốc hội đầu tiên của tỉnh Quảng Nam.
Từ tháng 10-1945 - 1948, ông được bổ sung vào Tỉnh ủy, phân công làm Ủy viên Tài chính Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Nam. Tháng 6-1948 - 1953, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban hành chính, Thường vụ Huyện ủy Tiên Phước, Ủy viên thường vụ Việt Minh tỉnh Quảng Nam, cán bộ Ban Tổ chức Liên khu ủy 5.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và công tác tại Bộ Công an; năm 1957, ông làm Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Nông trường Chí Linh, Hải Dương. Năm 1962-1969, ông vào Nam công tác, làm Ủy viên Ban kinh tế - tài chính Khu 5, Thường trực Đảng ủy Ban kinh tế - tài chính Khu 5.
Ông là Đại biểu Quốc hội các khóa I, II, III.
Ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Quyết thắng hạng nhì, Huân chương Kháng chiến hạng nhì, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất và Huân, Huy chương cao quý khác.
* Tài liệu tham khảo chính:Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 2, NXB Đà Nẵng, 2010.
5. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Dương Loan (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 920m; rộng có đoạn 7,5m, có đoạn 10,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 4m, có đoạn 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: VÕ VĂN NGÂN
VÕ VĂN NGÂN (1902-1938)
Ông quê ở xã Bình Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc tỉnh Long An.
Xuất thân trong một gia đình nông dân, lúc trẻ cùng với anh ruột là Võ Văn Tần theo học chữ Hán, chữ Quốc ngữ… Năm 1925, ông tham gia Hội kín Nguyễn An Ninh. Năm 1926, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội và trở thành một trong số hội viên cốt cán đầu tiên ở quận Đức Hòa, có công đi tuyên truyền gầy dựng Thanh niên trong quận và tỉnh Chợ Lớn.
Năm 1929, ông và anh trai Võ Văn Tần trở thành đảng viên của tổ chức An Nam Cộng sản Đảng. Hai anh em là người đầu tiên lập ra chi bộ Cộng sản sớm nhất ở Đức Hòa. Năm 1930, ông tiếp tục cũng Võ Văn Tần và các đồng chí trong Quận ủy Đức Hòa đứng ra huy động quần chúng nông dân cả làng tiến về quận lỵ biểu tình “xin thuế” và chống địch đàn áp. Cuộc biểu tình đã thành công buộc tên quận trưởng Sảnh chấp nhận yêu sách.
Năm 1931-1932, ông được cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Định, rồi sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn. Tháng 3-1935, ông được cử vào cơ quan Xứ ủy Nam Kỳ và trực tiếp về phụ trách Thành ủy Sài Gòn-Chợ Lớn, rồi được bầu làm một trong hai đại biểu chính thức cùng thay mặt cho toàn Đảng bộ Nam Kỳ đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất họp ở Ma Cao.
Sau Đại hội, ông được cử trực tiếp làm Bí thư Xứ ủy lãnh đạo toàn Đảng bộ Nam Kỳ. Sau đó, cùng các đồng chí chuẩn bị xây dựng căn cứ ở vùng nông thôn ngoại thành cho Trung ương Đảng về đóng để thuận tiện việc chỉ đạo phong trào cách mạng.
Năm 1936, Mặt trận bình dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vào Nghị viện ở chính quốc, ông cùng các đồng chí ở Xứ ủy trực tiếp chỉ đạo một cuộc biểu tình lớn ở Sài Gòn - Chợ Lớn, gồm hàng chục ngàn đồng bào thành phố và các tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho kéo về tham dự, tạo nên một không khí chính trị sôi động đòi quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự do hội họp, đòi giảm thuế, tăng lương, bớt giờ làm việc.
Năm 1938, ông bị bệnh nặng mất tại quê nhà. Hai năm sau, anh ruột ông là Võ Văn Tần đương chức Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ cũng bị Pháp giết ở Hóc Môn.
* Tài liệu tham khảo chính:
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.
- Trang thông tin điện tử UBND quận Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh).
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ An Ninh (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Văn Tiến Dũng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.320m; rộng có đoạn 10,5m, có đoạn 7,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 5m, có đoạn 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: DƯƠNG LOAN
DƯƠNG LOAN (1920-1999)
Ông còn có tên khác là Dương Quy, Liên, bí danh là Phụng; quê ở xã Long Bình, tổng An Hòa, phủ Tam Kỳ, nay là xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Ông tham gia cách mạng từ năm 1938. Năm 1940, ông là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó, ông làm Bí thư Chi bộ Việt Minh xã Tịch Tây, tổng Đức Hòa. Năm 1943, ông bị địch bắt giam tại nhà lao Tam Kỳ. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, ông được ra tù và tiếp tục xây dựng lực lượng ở địa phương.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông làm Ủy viên Mặt trận Việt Minh xã Tịch Tây. Năm 1951, ông làm Trưởng đoàn Dân công Liên khu 5, Phó Trưởng ban Dân công Mặt trận xuân - hè tác chiến trên mặt trận An Khê (Gia Lai).
Năm 1961, ông làm Phó Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 5 và được phong quân hàm Trung tá. Năm 1964, ông làm Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 5, trực tiếp làm Tổng đại diện Quân khu 5 chuẩn bị hậu cần- địa bàn cho Mặt trận B3 (Mặt trận Tây Nguyên). Sau đó, ông làm Chủ nhiệm Chính trị Mặt trận B3.
Năm 1965, ông làm Ủy viên Ban đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Trung Trung Bộ. Năm 1970, ông được phong quân hàm Đại tá. Năm 1972, ông làm Cục trưởng Cục Hậu cần Quân khu 5, sang năm 1973, ông làm Phó Tư lệnh, Chính ủy Đoàn 773, thuộc Quân khu 5.
Năm 1976, ông làm Cục trưởng Cục xây dựng kinh tế. Năm 1977-1979, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu 5, Trưởng Ban Thanh tra Quân khu.
Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng nhì; Huân chương Quân công hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất; Huân chương Chiến thắng hạng nhì; Kỷ niệm chương Chiến sĩ tình nguyện quân Việt- Lào...
* Tài liệu tham khảo chính: Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 3, NXB Đà Nẵng, 2010.
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối cũng là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.660m; rộng có đoạn 7,5m, có đoạn 10,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 4m, có đoạn 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: VÕ AN NINH
VÕ AN NINH (1907-2009)
Ông có tên thật là Vũ An Tuyết, quê ở phố Hàng Gai, Hà Nội; ông là một nghệ sĩ tài hoa, cây đại thụ của làng nhiếp ảnh Việt Nam. Ông sở hữu những bộ ảnh giá trị không chỉ đối với nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam mà còn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử của đất nước như bộ ảnh về nạn đói năm Ất Dậu 1945, bộ ảnh về Hồ Gươm...
Ông từng làm phóng viên nhiếp ảnh Sở Kiểm lâm Hà Nội thời Pháp thuộc, khu Triển lãm Trung ương và Xưởng phim Đèn chiếu Việt Nam (1954 - 1970); Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Khóa III.
Năm 1938, tác phẩm Đẩy thuyền ra khơi của ông được Giải thưởng ngoại hạng triển lãm ảnh Paris-Pháp. Cuối năm 1938, ông được Bằng khen tại triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế Bồ Đào Nha cho tác phẩm Chợ bán nồi đất và Huy chương vàng trong cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật cá nhân tại Huế. Bộ ảnh ghi lại nạn đói năm 1945 là một thành công trong sưu tập ảnh: bức ảnh hai em bé ngồi bên cây số hai Thái Bình chờ chết. Năm 1960, ông được Huy chương đồng tại triển lãm ảnh quốc tế tại Liên Xô với tác phẩm Nước ròng bãi Trà Cổ; năm 1965, triển lãm ảnh quốc tế BIFOTA đã tặng Bằng khen cho ông với tác phẩm Đôi nét thủy mặc Sa Pa.
Ông nổi tiếng về ảnh phong cảnh và đã tạo nên phong cách nghệ thuật riêng của mình: sâu lắng, thanh thoát, êm ả, trữ tình, như: Bác Hồ những ngày đầu dựng nước (1945 - 1946), toàn quốc kháng chiến 1946, nhân dân Sài Gòn đuổi tàu chiến Mỹ (1950)... về Hồ Gươm như: Hồ Gươm buổi sớm, Hồ Gươm bốn mùa, có những bức man mác nét cổ hoài như: Thu về, Nhớ xưa, những bức ảnh về thiếu nữ như: Thiếu nữ Hà Nội, Trong vườn si đền Voi Phục, Một nét quê hương, Hương lúa... Nhiều bức ảnh khác chụp ở những vùng đất khác nhau trên khắp mọi miền đất nước như: Thác Bản Giốc (Cao Bằng), Đỉnh Phan-xi-păng, Xuân về trên dãy Hoàng Liên Sơn, Phơi lưới trên sông Cấm, Biển bạc (Đà Nẵng), Suối nắng rừng thông (Đà Lạt), Nhà thờ Đức Bà …
Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng nhì, Huân chương Lao động hạng nhì, Huân chương Độc lập hạng ba, Huy chương vì sự nghiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp Văn hóa - Thông tin, Huy chương vì sự nghiệp phát triển Nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam và Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996.
* Tài liệu tham khảo chính:
- Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ sáu, 05-06-2009.
- Báo Thể thao Văn hóa, Thứ bảy, 06-06-2009.
- Báo Tiền Phong, Thứ sáu, 5-6-2009.
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đô Đốc Tuyết, điểm cuối là đường Kha Vạng Cân: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 955m; rộng có đoạn 7,5m, có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 4m, có đoạn 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẶNG HÒA
ĐẶNG HÒA (1927-2007)
Ông còn có tên khác là Đặng Ngọc Lập, quê ở làng Tích Phú, tổng Đức Hạ, nay thuộc xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Năm 1945, ông là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1942, ông tham gia tổ chức Đoàn Thanh niên cứu quốc và được phân công làm Tổ trưởng Tổ Thanh niên cứu quốc xã Tích Phú. Năm 1945, ông là Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách Đảng vụ kiêm Ủy viên Thường trực Mặt trận Việt Minh huyện Đại Lộc. Năm 1947, ông làm Phó Bí thư Huyện ủy và phụ trách công tác tổ chức và chỉ đạo vùng tạm chiến. Năm 1948, ông được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và làm Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1950, ông được điều về Liên khu ủy 5 và giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Liên khu ủy.
Năm 1954, ông làm Phó Trưởng phòng Cán bộ - Bộ tổng Tư lệnh. Năm 1955, ông làm Trưởng phòng Điều động, đề bạt cán bộ, rồi Trưởng phòng Cán bộ chính trị - Cục cán bộ, Bộ Quốc phòng. Năm 1961, ông làm Chủ nhiệm chính trị miền Trung Trung Bộ. Sau đó, ông làm Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 5.
Năm 1970, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Đặc khu ủy Quảng Đà và làm Chính ủy Bộ Tư lệnh Mặt trận 4. Năm 1978, ông được phong Quân hàm Thiếu tướng và là Chính ủy Bộ Tư lệnh pháo binh. Năm 1986, ông làm Phó Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương và được phong quân hàm Trung tướng.
Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng nhất; Huân chương Quân công hạng nhất, nhì, ba; Huân chương Chiến thắng hạng nhì; Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Quân kỳ quyết thắng; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, nhì; Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng khác.
* Tài liệu tham khảo chính: Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 2, NXB Đà Nẵng, 2010.
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nam Trung, điểm cuối là đường Phan Ngọc Nhân: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 615m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHAN THAO
PHAN THAO (1915-1960)
Ông quê ở làng Bảo An, nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của nhà văn hóa Phan Khôi.
Ông đi học, làm báo và hoạt động cách mạng từ hồi còn bí mật. Sau khi trở thành đại biểu Quốc hội, ông được phân công làm Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền, Ủy viên Thư ký Mặt trận Liên Việt, vừa là lãnh đạo vừa là cây bút chủ chốt tờ báo Chiến Thắng của tỉnh Quảng Nam (ngày 22 tháng 1 năm 1947, Báo Chiến thắng, cơ quan tuyên truyền của tỉnh Quảng Nam ra số đầu tiên vào dịp Tết Đinh Hợi. Tòa soạn và nhà in lúc bấy giờ đặt tại làng Bình Huề ở tả ngạn thượng nguồn sông Thu Bồn. Tòa soạn do ông và Nguyễn Văn Bổng phụ trách nội dung, Đoàn Bá Từ làm quản lý). Cuối năm 1947, ông được điều động về Khu và được phân công các việc như: phụ trách báo Cứu Quốc Nam Trung Bộ, Phó Chủ tịch Liên đoàn Văn hóa Kháng chiến Nam Trung Bộ, Chủ nhiệm Tạp chí Miền Nam, Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Liên khu 5, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Liên Việt, Thư ký Hội Hữu nghị Việt - Trung.
Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, làm Thư ký tòa soạn báo Nhân dân, sau đó làm Chủ bút báo Thống nhất. Năm 1960, ông tiếp tục được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa II.
Ông cũng là dịch giả của tác phẩm nổi tiếng “Người mẹ” của Măxim Gorki (NXB Văn học, 1967). Ngày 5 tháng 8 năm 1960, sau một cơn bạo bệnh, ông qua đời ở tuổi 45.
* Tài liệu tham khảo chính:
- Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng.
- Quảng Nam - Đất nước và Nhân vật. NXB Văn hóa, 1996, tái bản năm 2001.
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hoàng Đình Ái, điểm cuối là đường Phù Đổng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 710m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: HỒ TỴ
HỒ TỴ (1906-1978)
Ông còn có tên thật là Hồ Trí Tân, bí danh Hồ Trung, Đến, Thợ Huế; quê ở thôn An Lộng, tổng Bích La, phủ Triệu Phong, nay thuộc xã Triệu Hà, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Năm 1933, ông cùng với Phạm Ngọc Cừ xây dựng Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Phước Hải, tỉnh Bà Rịa. Năm 1939, ông hoàn thành việc in Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I. Năm 1940, ông cùng đồng chí Võ Chí Công - Bí thư Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị mở rộng tại Chùa Hang, phủ Tam Kỳ và ông được cử làm Bí thư với bí danh là Định.
Năm 1940, ông bị địch bắt đưa về giam ở Đà Nẵng, rồi chuyển ra giam ở Hỏa Lò, sau đó, chuyển ra Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ông ra tù và được phân công làm Ủy viên du kích quân và phụ trách Mặt trận Việt Minh tỉnh Bà Rịa.
Năm 1946, ông làm Tỉnh đội trưởng dân quân Quảng Trị. Năm 1947, ông làm Tham mưu trưởng Mặt trận Bình Trị Thiên và Trung Lào. Năm 1952, ông về công tác tại Bộ Tư lệnh Quân khu IV. Năm 1958, ông làm Cục trưởng Cục Kiến thiết cơ bản - Bộ Giao thông.
Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất; Huân chương Chiến thắng hạng nhất; Huân chương Lao động hạng ba; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng…
* Tài liệu tham khảo chính: Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 1, NXB Đà Nẵng, 2010.
11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Nam Trung, điểm cuối là đường Lê Trực: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.120m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN KIM
NGUYỄN KIM (1468-1545)
Ông quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là một danh tướng của nhà Hậu Lê.
Cuối đời nhà Hậu Lê, ông được phong Điện tiền chỉ huy sứ, tước An Thành Hầu. Khi nhà Hậu Lê bị nhà Mạc cướp ngôi, năm 1527, con cháu nhà Lê chạy trốn sang Lào. Lúc bấy giờ, hầu hết các cựu thần nhà Lê theo họ Mạc hoặc bỏ đi nơi khác, chỉ có ông là lo chiêu tập hào kiệt bốn phương lánh lên Sầm Châu (vùng Thanh Hóa, giáp với nước Lào), lập bản doanh phò Lê diệt Mạc. Sau đó, ông đã tìm được con vua Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh ở Lào và đưa về tôn lên ngôi vua là Lê Trang Tông (1533-1548). Ông giúp vua Lê tiến binh về nước, từng bước đánh chiếm các huyện ở Thanh Hóa và sau đó xây dựng hành điện ở xã Vạn Lại, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Ông được vua Lê phong làm Thái sư, tước Hưng Quốc công và nắm giữ tất cả binh quyền.
Năm 1545, ông bị một hàng tướng họ Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc và chết. Vua Lê Trang Tông truy tặng cho ông tước Chiêu Huân Tĩnh Vương. Ông có hai con trai đều là tướng giỏi được phong chức Quận công: Nguyễn Uông (bị Trịnh Kiểm giết) và Nguyễn Hoàng. Về sau, Nguyễn Hoàng trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở miền Nam Việt Nam.
Ông được các vua nhà Nguyễn sau này truy tôn miếu hiệu là Triệu Tổ, thụy hiệu là Di Mưu Thùy Dụ Khâm Cung Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Khải Vận Nhân Thánh Tĩnh hoàng đế.
* Tài liệu tham khảo chính:
- Báo Tiền phong online, 17-10-2008.
- Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư, Đường phố thành phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa Thông tin, 2001.
12. Đoạn đường có điểm đầu là đường Võ An Ninh (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Thanh Hóa: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 105m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên
rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: CỒN DẦU 9
13. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Viện, điểm cuối là đường Dương Loan (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên
rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: CỒN DẦU 10
14. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Quang Định, điểm cuối là đường Hồ Tỵ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 115m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: LỖ GIÁNG 12
15. Đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Quang Định, điểm cuối là đường Hồ Tỵ (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 115m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: LỖ GIÁNG 14
16. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nhân Hòa 10 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 360m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NHÂN HÒA 8
17. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nhân Hòa 10 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 360m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NHÂN HÒA 9
18. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đô Đốc Lân, điểm cuối là đường Phù Đổng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 235m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: NHÂN HÒA 10
19. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Lê, điểm cuối là đường Hoàng Đạo Thành: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: CẨM NAM 9
III. KHU DÂN CƯ SỐ 3 NGUYỄN TRI PHƯƠNG MỞ RỘNG (Sơ đồ số 21): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bùi Xương Trạch, điểm cuối là đường Hà Tông Quyền: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: BÙI XƯƠNG TRẠCH
IV. KHU DÂN CƯ ĐÔNG NAM NÚT GIAO THÔNG HÒA CẦM GĐ 1 (Sơ đồ số 22): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu và điểm cuối là đường Phan Sĩ Thực: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 155m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU GIA 1
Bàu Gia là vùng đất bồi, trước kia khi xây dựng tuyến Quốc lộ 14B (cũ), Bàu Gia được chia thành hai khu vực, phía Bắc gọi là Bàu Gia Thượng (thuộc thôn Cẩm Bắc), phía Nam gọi là Bàu Gia (thuộc thôn Phong Bắc), nay thuộc phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ.
V. KHU BẮC NÚT GIAO THÔNG HÒA CẦM (Sơ đồ số 23): 2 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Sĩ Dương, điểm cuối là đường kiệt bê-tông xi-măng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 40m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: HỒ SĨ DƯƠNG
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phạm Viết Chánh, điểm cuối là đường quy hoạch 5,5m: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU GIA THƯỢNG 4
VI. QUỐC LỘ 14B CŨ (Sơ đồ số 24): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Sơn, điểm cuối là chân cầu vượt Hòa Cầm: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 600m, rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN NHƯ ĐÃI
NGUYỄN NHƯ ĐÃI (1918-1990)
Ông quê ở làng Hòa An, nay thuộc phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Ông tham gia cách mạng từ năm 1935. Năm 1939, ông cùng anh trai vào Sài Gòn hoạt động, xây dựng phong trào cách mạng tại Sài Gòn- Chợ Lớn. Sau đó, ông về lại Quảng Nam tổ chức đường dây liên lạc thông suốt từ Huế vào Sài Gòn. Năm 1940, ông bị địch bắt giam tại nhà lao Hỏa Lò, sau lên Sơn La, rồi Côn Đảo. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được ra tù và được Khu ủy Khu 9 cử sang Thái Lan mua vũ khí và thành lập bộ đội Việt kiều về ủng hộ phong trào kháng chiến chống Pháp. Năm 1949, ông giữ chức Trưởng phòng Kiểm tra Bộ Tư lệnh Quân khu 9, Khu ủy viên Quân khu 9.
Năm 1951-1952, ông giữ chức Tỉnh ủy viên kiêm Chính trị viên Tỉnh ủy Bạc Liêu. Năm 1953, ông làm Phó Chủ nhiệm Phòng chính trị miền Tây Nam Bộ và Chính ủy Trung đoàn miền Tây Nam Bộ. Năm 1955, ông làm Chính ủy Hậu cần Quân khu Tả Ngạn, Quân khu ủy viên Quân khu Tả ngạn và Chủ nhiệm Trường Trung Cao - Tổng cục chính trị.
Năm 1960, ông được cử làm Trưởng đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tại Cộng hòa Dân chủ Đức, Bí thư Đảng ủy cơ quan. Năm 1971, ông giữ chức Vụ trưởng Vụ các nước Xã hội chủ nghĩa tại CP.72. Năm 1975, ông làm Vụ trưởng thuộc Ủy ban Thanh tra Nhà nước (bộ phận B2).
Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng nhì; Huân chương Kháng chiến hạng nhất, nhì, ba; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang.
* Tài liệu tham khảo chính: Quảng Nam - Những tấm gương cộng sản, tập 2, NXB Đà Nẵng, 2010.
VII. ĐƯỜNG HÒA THỌ TÂY - HÒA NHƠN (Sơ đồ số 25): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Như Đổ, điểm cuối là đường Quốc lộ 14B: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 4.900m, rộng 7,5m; vỉa hè có đoạn không có, có đoạn mỗi bên
rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: CẦU ĐỎ - TÚY LOAN
Cầu Đỏ là tên dân gian gọi chiếc cầu sắt nằm trên Quốc lộ 1A (thuộc 2 địa phận giữa làng Phong Nam và làng Phong Bắc) có màu sơn đỏ, được người Pháp xây dựng năm 1952. Túy Loan trước kia thuộc tổng Lệ Sơn, huyện Hòa Vang, nay là một thôn thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang.
Tuyến đường đặt tên Cầu Đỏ - Túy Loan, có điểm đầu từ phía sông Cầu Đỏ, điểm cuối là đường Quốc lộ 14B (thuộc Túy Loan).
* Tài liệu tham khảo chính: Võ Văn Hòe, Địa danh thành phố Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng, 2011.
VIII. ĐƯỜNG TÔN ĐẢN NỐI DÀI (Sơ đồ số 26): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Tôn Đản, điểm cuối là đường vào kho bom (CK55): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.170m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: TÔN ĐẢN
IX. KHU DÂN CƯ PHƯỚC TƯỜNG (Sơ đồ số 27): 2 đường.
1. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là đường Tôn Đản, điểm cuối là đường bê-tông xi-măng rộng 3m: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 320m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TƯỜNG 1
Phước Tường trước kia là tên thôn thuộc xã Hòa Phát, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 2005, sau khi thành lập quận Cẩm Lệ, Phước Tường trở thành khu phố thuộc phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ.
2. Đoạn đường có hình chữ U, có điểm đầu là khu dân cư, điểm cuối là đường Phước Tường 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 270m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHƯỚC TƯỜNG 2
X. ĐƯỜNG TRƯỚC BẾN XE TRUNG TÂM (Sơ đồ số 28): 2 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Cao Sơn Pháo, điểm cuối là đường Lê Thạch: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 260m; rộng có đoạn 7,5m, có đoạn 28,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 4,5m, 4m và 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: CAO SƠN PHÁO
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Vũ Trọng Hoàng, điểm cuối là đường Nguyễn Văn Tạo: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 70m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: VŨ TRỌNG HOÀNG
XI. ĐƯỜNG NỐI CẦU HÒA XUÂN VÀ CẦU TRUNG LƯƠNG (Sơ đồ số 29): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là cầu Hòa Xuân, điểm cuối là cầu Trung Lương: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 1.310m, rộng 2x10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 10m.
- Đề nghị đặt tên đường: NGUYỄN PHƯỚC LAN
NGUYỄN PHƯỚC LAN (1601-1648)
Ông là vị chúa thứ ba của nhà Nguyễn và là con thứ hai của chúa Nguyễn Phước Nguyên, quê gốc ở Gia Miêu, Ngoại Trang, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1631, ông được phong Thái tử, tước Nhân Lộc Hầu. Năm 1635, chúa Phước Nguyên mất, ông nối ngôi, triều đình tấn tôn Tổng Bình Chưởng Quân Trọng Sự Thái Bảo Nhâm Quận Công, thường gọi là chúa Thượng hay Thượng Vương. Năm 1636, ông cho dời dinh phủ cung thất từ làng Phước Yên, huyện Quảng Điền vào làng Kim Long (mở đầu cho việc định đất kinh đô Huế sau này). Ông chỉnh đốn triều chính, sắp đặt quan lại tứ trụ đại thần cai trị toàn cõi Nam Hà.
Năm 1646, ông sai tổ chức khoa thi Chính đồ và Hoa văn nhằm tuyển chọn nhân tài (đây là khoa thi đầu tiên của Đàng Trong). Trong một lần đánh trận về qua phá Tam Giang, ông bị bệnh và mất, ở ngôi 13 năm, hưởng dương 48 tuổi. Tương truyền cái chết của ông do mỹ nữ Tống Thị bỏ thuốc độc hại ông trên thuyền. Sau khi mất, ông được dâng thụy: Đại Nguyên Soái, Thống Nhất Thuận Hóa, Quảng Nam Đẳng Xứ Chưởng Quốc Chính Uy Đoán Thần Võ Nhân Chiêu Vương, sau Gia Long truy tôn: Thần Tông Hiếu Chiêu Hoàng Đế. An táng tại xã An Bằng, huyện Hương Trà; tên lăng là Trường Diên. Hậu thế xem ông như là người đầu tiên quyết định chọn đất, dựng dinh phủ định đô để có thành phố Huế ngày nay.
* Tài liệu tham khảo chính: Tên đường thành phố Huế, Cổng thông tin điện tử thành phố Huế.
D. QUẬN THANH KHÊ
Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.
I. KHU DÂN CƯ PHƯỜNG AN KHÊ (Sơ đồ số 30): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Chinh, điểm cuối là đường kiệt K275A Trường Chinh: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÔNG LỢI 4
II. KHU NHÀ Ở VÀ LÀM VIỆC - TỔNG CÔNG TY MIỀN TRUNG (Sơ đồ số 31): 3 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Cao Vân, điểm cuối là đường Kỳ Đồng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 170m, rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÀ ĐÔNG 1
Hà Đông là tên làng, nay thuộc phường Xuân Hà, quận Thanh Khê.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hà Đông 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÀ ĐÔNG 2
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hà Đông 2 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: HÀ ĐÔNG 3
E. QUẬN HẢI CHÂU
Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.
I. KHU ĐẢO XANH (Sơ đồ số 32): 7 đường.
1. Đoạn đường có hình chữ U, có điểm đầu là đường Đảo Xanh 2, điểm cuối là đường Đảo Xanh 3 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 502m, rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 1
Đảo Xanh là tên gọi theo Dự án xây dựng, đã trở nên quen thuộc trong nhân dân, nay thuộc phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu.
2. Đoạn đường có điểm đầu là cầu vào khu đảo xanh, điểm cuối là đường Đảo Xanh 4 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 86m, rộng 2x15,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 2
3. Đoạn đường có hình chữ U, có điểm đầu là đường Đảo Xanh 2 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường cụt: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 475m, rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 3
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đảo Xanh 1, điểm cuối là đường Đảo Xanh 3 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 206m; rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 4
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đảo Xanh 4, điểm cuối là đường Đảo Xanh 1 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 158m, rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 5
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đảo Xanh 4, điểm cuối là đường Đảo Xanh 3 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 220m, rộng 6m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 6
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đảo Xanh 5, điểm cuối là đường Đảo Xanh 6 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 82m; rộng có đoạn 6m, có đoạn 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐẢO XANH 7
II. KHU SÂN GOLF ĐA PHƯỚC (Sơ đồ số 33): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Xuân Diệu, điểm cuối là đường 3 tháng 2: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 330m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 3m, có đoạn rộng 5,2m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN TÂM
XUÂN TÂM (1916-2012)
Ông có tên thật là Phan Hạp, quê ở làng Bảo An, phủ Điện Bàn, nay là xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là con trai của Phan Diêu - nhà hoạt động cách mạng, một trong những đại biểu Quốc hội khóa I, đơn vị Quảng Nam - Đà Nẵng.
Lên 6 tuổi, ông theo cha ra sống ở Huế, rồi học ở Trường Chaigneau, sau đó thi đỗ vào Trường Quốc học Huế. Năm 1934, ông đậu bằng Thành Chung. Từ cuối năm 1934 - 8-1945, ông làm việc ở Sở Kho bạc Tourane (Đà Nẵng).
Cách mạng Tháng Tám 1945 bùng nổ, ông tham gia cách mạng. Sau một năm ở quân đội, ông được điều động về làm Ngân khố tỉnh Quảng Nam, sau đó làm Giám đốc Sở Ngân khố Liên khu V. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và công tác ở Ban Kinh tế Chính phủ, sau đó là Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho đến khi về hưu (1978).
Tập thơ đầu tay của ông “Lời tim non” xuất bản năm 1941 (khi mới 25 tuổi), gồm những bài thơ của tuổi thanh niên, có bài ông sáng tác từ năm 1935, (khi mới 19 tuổi). Sau đó, ông được giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam, của 2 tác giả Hoài Thanh, Hoài Chân (cuốn sách này ra đời đánh dấu một sự kiện đặc biệt của phong trào Thơ mới) với 2 bài thơ “Xa lạ” và “Nghỉ hè”, trong đó bài “Nghỉ hè” từng được giải Nhất báo Bạn đường năm 1941.
Năm 1990, ông xuất bản tập thơ thứ 2 mang tên “Dòng thời gian”. Năm 1999, ông dịch cuốn Le Cid của thi hào cổ điển Pháp Pierre Corneille. Ngoài ra, ông còn là tác giả của một số tập thơ như: Hương giữa mùa, tập hợp bài sáng tác từ năm 1946-1987; Hoa cuối mùa là những bài từ năm 1988 trở về sau. Ông mất ngày 4-2-2012 tại Hà Nội.
Trong bộ sách Việt Nam thi nhân tiền chiến (của tác giả Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng) có đoạn viết:
Lời thơ Xuân Tâm thật hồn nhiên, trong như thủy tinh, sạch như băng tuyết. Đọc thơ ông, tôi cứ ngỡ như chính mình vừa phát thanh lên tiếng nói của lòng mình, và có lẽ của đa số các bạn...khi hồi tưởng lại tuổi học sinh...
... Tập thơ “Lời tim non”, không phải là những lời dại khờ trong tình ái, mà là những ý thơ hướng về thế giới của tuổi thơ…
* Tài liệu tham khảo chính:
- Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam. NXB Nguyễn Đức Phiên, 1942 (NXB Văn học in lại năm 2006, tr. 179).
- Báo Quảng Nam online, Thứ Sáu, 29-09-2006.
- Tạp chí Sông Hương, 6-7-2012.
- Nguyễn Tấn Long-Nguyễn Hữu Trọng, Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển hạ). NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1969, tr.342.
F. QUẬN LIÊN CHIỂU
Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.
I. KHU TÁI ĐỊNH CƯ HÒA MINH - THANH LỘC ĐÁN (Sơ đồ số 34): 2 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hà Hồi, điểm cuối là khu dân cư: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 150m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ LỘC 20
2. Đoạn đường có hình chữ L, có điểm đầu là Phú Lộc 20 (đường dự kiến đặt đợt này), điểm cuối là đường Nguyễn Chích: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 125m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ LỘC 21
II. KHU TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUẬN (Sơ đồ số 35): 2 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Hồ Tùng Mậu, điểm cuối là đường Nguyễn Sinh Sắc: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 285m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ THẠNH 7
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đỗ Năng Tế, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 160m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: PHÚ THẠNH 8
III. KHU TÁI ĐỊNH CƯ NGUYỄN LƯƠNG BẰNG (Sơ đồ số 36): 1 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường quy hoạch 7,5m, điểm cuối là đường Phan Văn Định: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 185m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU MẠC 16
IV. KHU ĐÔ THỊ CÔNG NGHIỆP HÒA KHÁNH (Sơ đồ số 37): 10 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mai Văn Ngọc, điểm cuối là đường Đàm Thanh 9 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 525m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4m.
- Đề nghị đặt tiếp tên đường: MAI VĂN NGỌC
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Lương Bằng, điểm cuối là đường Võ Duy Dương: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 230m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀM THANH 1
Đàm Thanh là tên xóm trước đây thuộc xã Hòa Hiệp, huyện Hòa Vang, nay thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đàm Thanh 1, điểm cuối là đường Đàm Thanh 5 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 210m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀM THANH 2
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mai Văn Ngọc, điểm cuối là đường Đàm Thanh 2 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀM THANH 3
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đàm Thanh 3, điểm cuối là đường Đàm Thanh 5 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 145m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀM THANH 4
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mai Văn Ngọc, điểm cuối là đường Võ Duy Dương: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 190m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀM THANH 5
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Võ Duy Dương: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀM THANH 6
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đàm Thanh 6, điểm cuối là đường Đàm Thanh 8 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀM THANH 7
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường Võ Duy Dương : Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 135m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀM THANH 8
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mai Văn Ngọc, điểm cuối là đường 15m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 70m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: ĐÀM THANH 9
V. KHU TÁI ĐỊNH CƯ HÒA HIỆP 2 (Sơ đồ số 38): 3 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Xuân Thiều 5, điểm cuối là đường Xuân Thiều 6: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 105m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 15
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Bích San, điểm cuối là đường Xuân Thiều 15 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 65m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 16
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Bích San, điểm cuối là đường Xuân Thiều 15 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 75m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 17
VI. KHU DÂN CƯ KHO LÀO (Sơ đồ số 39): 16 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường quy hoạch 24,5m, điểm cuối là đường Đào Công Soạn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 18
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Xuân Thiều 18, điểm cuối là đường Xuân Thiều 29 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 310m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 19
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường quy hoạch 24,5m, điểm cuối là đường Trịnh Khắc Lập: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 40m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 20
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trịnh Khắc Lập, điểm cuối là đường Đào Công Soạn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 85m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 21
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Xuân Thiều 21, điểm cuối là đường Xuân Thiều 23 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 85m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 22
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trịnh Khắc Lập, điểm cuối là đường Đào Công Soạn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 85m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 23
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường quy hoạch 24,5m, điểm cuối là đường Đào Công Soạn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 140m; rộng 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 4,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 24
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Xuân Thiều 24, điểm cuối là đường Xuân Thiều 28 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 65m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 25
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Xuân Thiều 25 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Đào Công Soạn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 40m, rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 26
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Xuân Thiều 26, điểm cuối là đường Xuân Thiều 32 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 135m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 27
11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trịnh Khắc Lập, điểm cuối là đường Xuân Thiều 27 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 45m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 28
12. Đoạn đường có điểm đầu là đường quy hoạch 24,5m, điểm cuối là đường Đào Công Soạn : Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 145m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 29
13. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trịnh Khắc Lập, điểm cuối là đường Xuân Thiều 27 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 45m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 30
14. Đoạn đường có điểm đầu là đường Xuân Thiều 30, điểm cuối là đường Xuân Thiều 33 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 50m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 31
15. Đoạn đường có điểm đầu là đường Xuân Thiều 31 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Đào Công Soạn: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 45m; rộng 3,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 1,5m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 32
16. Đoạn đường có điểm đầu là đường quy hoạch 24,5m, điểm cuối là đường 5,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 315m; rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: XUÂN THIỀU 33
G. HUYỆN HÒA VANG
Hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống cấp, thoát nước, cáp ngầm, điện hạ thế, đèn cao áp của các sơ đồ trên toàn quận đầy đủ.
I. KHU DÂN CƯ NAM CẦU CẨM LỆ - XÃ HÒA CHÂU (Sơ số đồ 40): 18 đường.
1. Đoạn đường có điểm đầu là đường Đào Trinh Nhất, điểm cuối là đường Bàu Cầu 3 (đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 260m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 1
Làng Bàu Cầu trước đây còn có nhiều tên gọi khác như: Phong Lệ Nam, Phong Nam…, nay là một trong 8 thôn của xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang.
2. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bàu Cầu 1 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Đào Trinh Nhất: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 85m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 2
3. Đoạn đường có điểm đầu là đường Nguyễn Bảo, điểm cuối là đường Đào Trinh Nhất: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 300m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 3
4. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Văn Giàu, điểm cuối là đường Phan Văn Đáng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 4
5. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Văn Giàu, điểm cuối là đường Phan Văn Đáng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 5
6. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Văn Giàu, điểm cuối là đường Phan Văn Đáng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 6
7. Đoạn đường có điểm đầu là đường Trần Văn Giàu, điểm cuối là đường Phan Văn Đáng: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 7
8. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bàu Cầu 7 (đường dự kiến đặt tên đợt này), điểm cuối là đường Trịnh Quang Xuân: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 200m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 8
9. Đoạn đường có điểm đầu là đường Kha Vạng Cân, điểm cuối là đường Trịnh Quang Xuân: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 100m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 9
10. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mai An Tiêm, điểm cuối là đường Cao Bá Đạt: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 85m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 10
11. Đoạn đường có điểm đầu là đường Mai An Tiêm, điểm cuối là đường Cao Bá Đạt: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 85m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 11
12. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Thúc Trực, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 285m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 12
13. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bàu Cầu 12, điểm cuối là đường Bàu Cầu 15 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 95m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 14
14. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Thúc Trực, điểm cuối là đường 10,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 285m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 15
15. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Thúc Trực, điểm cuối là đường Đặng Văn Kiều: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 80m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 16
16. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Văn Đáng, điểm cuối là đường Phan Thúc Trực: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 17
17. Đoạn đường có điểm đầu là đường Bàu Cầu 17, điểm cuối là đường Bàu Cầu 19 (2 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 90m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 18
18. Đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Văn Đáng, điểm cuối là đường Phan Thúc Trực: Mặt đường bằng bê-tông nhựa, chiều dài 120m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.
- Đề nghị đặt tên đường: BÀU CẦU 19