.

10 bức ảnh của năm 2011

.

(ĐNĐT) - 10 bức ảnh, phản ảnh nhiều sự kiện khác nhau, ghi lại những khoảnh khắc khác nhau về một thế giới năm 2011 đầy đau thương và biến động.

Đây là 10 tấm ảnh cho tạp chí danh tiếng TIME bình chọn.

top1.jpg

Ras Lanuf, Libya ngày 11-3. Ảnh chụp gần một nhà máy lọc dầu có tầm quan trọng cho cả hai phía là quân nỗi dậy và chính phủ. Lúc đó, máy bay quân đội của Đại tá Gaddafi đang còn bay lượn, ném bom vào phe nổi dậy. Đối với những người ở tuyến trước, thì đây là một điều thực sự đáng sợ.

Những người này là những thanh niên trẻ, họ không phải là các phiến quân nhưng lại nóng lòng muốn ra tuyến trước. Họ không phải là những chiến binh chuyên nghiệp, cũng chẳng có vũ khí và chưa được đào tạo. Khi nghe tiếng may bay đến ném bom, họ chạy tứ tán và tìm nơi ẩn nấp. Đó là một tình huống khó khăn bởi mọi thứ đều bằng phẳng và phơi bày. Có thể thấy qua bức ảnh, rằng không ai trong số họ có vũ khí, họ hoảng loạn, và thật kinh hãi khi bạn có mặt tại đó. Ảnh Yuri Kozyrev/TIME

 

Ảnh chụp cái nhìn vô hồn của Michael Miller, 23 tuổi, từ Melbourne, Florida trong tình huống một đồng đội bị thương do phục kích tại khu vực cách biên giới Afghanistan-Pakistan 5 km. Lần đầu tiên đơn vị anh phải chứng kiến một người bị thương. Lúc đó, tác giả thấy cái nhìn này cũng giống như cái nhìn của người lính trong những cuộc chiến phi nghĩa khác, nó phản ánh cái vô nghĩa, cái bối rối trước một sinh mạng đang dần lụi tắt. Ảnh Adam Ferguson/TIME
Ảnh chụp cái nhìn vô hồn của Michael Miller, 23 tuổi, từ Melbourne, Florida trong tình huống một đồng đội bị thương do phục kích tại khu vực cách biên giới Afghanistan-Pakistan 5 km. Lần đầu tiên đơn vị anh phải chứng kiến một người bị thương. Lúc đó, tác giả thấy cái nhìn này cũng giống như cái nhìn của người lính trong những cuộc chiến phi nghĩa khác, nó phản ánh cái vô nghĩa, cái bối rối trước một sinh mạng đang dần lụi tắt. Ảnh Adam Ferguson/TIME

 

top3.jpg

 Ngày 15-3-2011. Ngôi nhà không bị phá hủy, nó bị mục ruỗng và bị bỏ lại như một con thú lớn bị gục ngã trong một hố nước sâu, ruột của nó trơ ra. Những vật liệu xây dựng mà chúng ta cậy đến như hệ thống ống dẫn, trụ, dầm, trở thành biểu tượng của sự chết chóc, đã phô ra một cách tàn khốc sự mong manh của sự tồn tại con người khi đối mặt với tự nhiên. Bên dưới mặt sông, trần của một ô tô đang dần hiện ra, như một nấm mồ huyền ảo.

Bốn ngày sau khi thảm họa động đất, sóng thần tàn phá một cách hung hãn bờ biển đông bắc Nhật Bản, sự im ắng và tĩnh lặng có vẻ kỳ quái. Lửa từ các ống gas vỡ đang cháy, mặt đất và bầu trời chập lại làm một, ngôi nhà lềnh bềnh trên mặt nước trở nên kỳ ảo, như muốn trêu chọc nhận thức con người về hiện thực. Liệu thế giới sẽ kết thúc trong khải huyền? Ảnh James Nachtwey/TIME

top4.jpg

Ngày 1-5. Trong quá trình truy lùng Osama bin Laden, Tổng thống Obama đã triệu tập nhiều cuộc họp tại phòng Tình huống suốt cả ngày. Bức ảnh này chụp Bộ máy lãnh đạo Mỹ và nhóm an ninh quốc gia đang theo dõi cuộc đột kích và tiêu diệt bin Laden, kẻ chủ mưu vụ khủng bố đẫm máu 11-9-2001. Ảnh Pete Souza/WHITE HOUSE

top5.jpg

Ngày 18-11. Ảnh chụp tại Đại học California, thành phố Davis, bang California, Mỹ. Trong ảnh là cảnh một cuộc trấn áp của cảnh sát với các sinh viên biểu tình bằng cách xịt hơi cay trực tiếp vào mặt người biểu tình.

Tác giả bức ảnh, Tilcock giải thích rằng: “Trong suốt cuộc biểu tình, tôi chỉ tập trung làm sao đặt mình ngồi vào vị trí càng gần càng tốt với người biểu tình và thật may mắn, viên cảnh sát phía trước tôi trong lúc xịt hơi cay đã nhận ra tôi và cho phép tôi ngồi cạnh lối đi với những người biểu tình. Sau đó, tôi muốn chắc chắn rằng, bạn đọc của mình hiểu được rằng, có người chân chính bị liên lụy, đây chính là lý do vì sao chúng tôi chọn nhận dạng người cảnh sát và người biểu tình ngồi ngửa mặt lên luồng hơi cay”. Ảnh Wayne Tilcock/AP

top6.jpg

Misrata, Libya, ngày 20-4. Chris Hondros, tác giả bức ảnh, thật tài tình trong việc đưa một trật tự thị giác sang một cảnh tượng hỗn loạn. Bố cục của bức ảnh mô tả người phiến quân rướn người về phía trước, bước lên cầu thang, khẩu súng máy cầm chắc trong tay. Lửa đang bén lên các cầu thang.

Đây là một khoảnh khắc tồn tại nhưng chỉ trong một phần nghìn giây ngắn ngủi và Chris, như một nhiếp ảnh gia giỏi nhất, đã có khả năng bắt được khoảnh khắc thoáng qua đó, tạo ra một bức ảnh để rồi nó trở nên lớn lao hơn là tổng số những thành phần của nó cộng lại. Chris đã bị một quả đạn cối giết chết vào chiều cùng ngày. Ảnh Chris Hondros/GETTY IMAGE

Ảnh chụp một đứa trẻ tại bệnh viện Banadir ở thủ đô Mogadishu hôm 9-8-2011 của nhiếp ảnh gia Dominic Nahr.   Tác giả  cho biết, trước đó chưa bao giờ nhìn trẻ em chết trước mắt. Nhìn hơi thở cuối cùng của chúng khi ngực chúng chậm rãi và ngưng một hồi lâu rồi giãn ra và sau đó lại xẹp xuống. Cho đến khi chúng đột ngột dừng lại. Các trẻ đến bệnh viện Banadir tại Mogadishu đều trong bộ dạng tồi tệ, nhưng chúng là những trẻ may mắn. Một số trẻ vào viện đủ sớm để vượt qua, ngay cả với điều kiện thuốc men hạn chế và y tá thì làm việc quá sức, không lương và mệt mỏi. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, bệnh viện là nơi chúng đến để chết. “Hầu hết trẻ em mà tôi chụp ảnh ở tầng hai khu nhi khoa đều kết cục bằng cái chết”, tác giả viết.

Ngày 9-8-2011, Mogadishu, Somalia. Ảnh chụp một đứa trẻ tại bệnh viện Banadir ở thủ đô Mogadishu hôm 9-8-2011 của nhiếp ảnh gia Dominic Nahr. Tác giả cho biết, trước đó chưa bao giờ nhìn trẻ em chết trước mắt. Nhìn hơi thở cuối cùng của chúng khi ngực chúng chậm rãi và ngưng một hồi lâu rồi giãn ra và sau đó lại xẹp xuống cho đến khi chúng đột ngột dừng lại. Các trẻ đến bệnh viện Banadir tại Mogadishu đều trong bộ dạng tồi tệ, nhưng chúng là những trẻ may mắn. Một số trẻ vào viện đủ sớm để vượt qua, ngay cả với điều kiện thuốc men hạn chế và y tá thì làm việc quá sức, không lương và mệt mỏi. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, bệnh viện là nơi chúng đến để chết.

“Hầu hết trẻ em mà tôi chụp ảnh ở tầng hai khu nhi khoa đều kết cục bằng cái chết”, tác giả viết. Ảnh Dominic Nahr/TIME

top8.jpg

Acapulco, Mexico, ngày 9-1-2011. Trong ảnh là người thân của một nạn nhân bị bắt cóc lúc bình minh tại một vũ trường ở Acapulco và  sau đó bị giết bằng cách ném từ một chiếc cầu tại thị trấn La Cima.

Là người chụp ảnh trong các cuộc xung đột trong cuộc chiến của các băng đảng ma túy Mexico, tác giả cho biết phải học cách làm sao giống như một bác sĩ khi nhìn một cảnh tượng bạo lực, tách biệt cảm xúc của mình và quan sát sự thật theo một cách khách quan để chụp được một bức ảnh tốt, có thể thông tin mà không tạo ra cảm giác thiếu lành mạnh hoặc tạo sự giật gân. Ảnh Pedro Pardo/AFP/Getty Images

top9.jpg

Ngày 16-5-2011. Bức  ảnh là một cú bấm máy đột xuất từ độ cao gần 10.668 mét trên bầu trời Florida, Mỹ, khi đang bay từ New York tới Palm Beach bằng iPhone 3GS và gửi lên Twitter khi hạ cánh. Tác giả không biết được tác động của bức ảnh hoặc số lần mà nó lan truyền trong mạng xã hội mãi cho đến vài giờ sau đó khi vào Twitter và nhận được nhiều tin nhắn riêng tư trên Facebook. Tác giả bức ảnh được nhiều hãng truyền thông trên thế giới phỏng vấn và bức ảnh này xuất hiện hầu như đều đặn trong các bản tin tối. Ảnh Stefanie Gordon/AP

top10.jpg

1-2-2011, ngày đầu tiên ở Cairo, Ai Cập. Tác giả may mắn tìm được đúng vị trí đứng bấm máy trong khách sạn nhìn ra quảng trường Tahrir, đó là ấn tượng đầu tiên về nó. Từ ban công của khách sạn, tác giả nhìn thấy một không gian đầy ắp người biểu tình, hàng nghìn người. Chính giữa khuôn hình là một người đàn ông, chắc là bị ngất và được những người xung quanh cứu giúp. Đó là không khí trên mặt đất, người ta chăm sóc nhau ngay cả khi họ có quan điểm khác nhau về Ai Cập, về thủ đô Cairo và về tôn giáo, chính trị. Ảnh Yuri Kozyrev/TIME

ĐNĐT

;
.
.
.
.
.