.

Lắp đặt đốt dầm thứ 7 cầu Rồng

.

(ĐNĐT) – Đốt dầm thép thứ 7 (nặng 80 tấn) trong tổng số 34 đốt dầm thép của công trình cầu Rồng đã được vận chuyển từ bãi Thuận Phước tới công trình và lắp đặt thành công vào sáng nay 5-4.

Dùng long môn cẩu dầm thép lên xà lan.
Dùng long môn cẩu dầm thép lên xà lan.
Đốt dầm thép thứ 7 nặng 80 tấn đang được vận chuyển bằng xà lan tới lắp đặt tại công trình cầu Rồng
Đốt dầm thép thứ 7 nặng 80 tấn đang được vận chuyển bằng xà lan tới lắp đặt tại công trình cầu Rồng
 
 
Dầm thép này được cẩu long môn 200 tấn đặt ở công trình cầu Rồng cẩu nâng lên ở độ cao 15m tính từ mặt nước và lao dầm ra vị trí lắp đặt, hạ dầm vào đúng vị trí.
Dầm thép này được cẩu long môn 200 tấn đặt ở công trình cầu Rồng cẩu nâng lên ở độ cao 15m tính từ mặt nước và lao dầm ra vị trí lắp đặt, hạ dầm vào đúng vị trí.
Để sản xuất ra một đốt dầm thép phải trải qua khoảng 30 công đoạn. Trong ảnh: công nhân tại công trình chế tạo đốt dầm thép cầu Rồng đang tiến hành hàn ống. Sẽ có 64 ống như thế này trong một cụm chi tiết của một đốt dầm thép.
Để sản xuất ra một đốt dầm thép phải trải qua khoảng 30 công đoạn. Trong ảnh: công nhân chế tạo đốt dầm thép cầu Rồng. Sẽ có 64 ống như thế này trong một cụm chi tiết của một đốt dầm thép.
Gia công phần vách ngoài của một đốt dầm thép. Mỗi đốt dầm thép có một đáy PH3; hai thành bên trái, phải PH1 và hai thành bên trái, phải PH2.
Gia công phần vách ngoài của một đốt dầm thép. Mỗi đốt dầm thép có một đáy PH3; hai thành bên trái, phải PH1 và hai thành bên trái, phải PH2.
Sau đó, các vách này được lắp ráp cùng với các tổ hợp khác và hàn các cấu kiện thành mô đun dầm thép.
Các vách này được lắp ráp cùng với các tổ hợp khác và hàn các cấu kiện thành mô đun dầm thép.
Cuối cùng là công đoạn làm sạch bề mặt kết cấu thép và sơn bảo vệ dầm thép.
Công đoạn làm sạch bề mặt kết cấu thép và sơn bảo vệ dầm thép.
Một đốt dầm thép đã chế tạo xong và đang chuẩn bị được đưa ra xà lan để vận chuyển tới công trình..
Một đốt dầm thép hoàn chỉnh chuẩn bị vận chuyển tới công trình..

Sau khi được cẩu lên chiếc xà lan 800 tấn đặt ở cầu cảng tạm dưới chân cầu Thuận Phước (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng), và mất gần 1 giờ đồng hồ với sự lai dắt của hai đầu kéo có công suất 300CV, xà lan chứa dầm thép đã cập công trình cầu Rồng cách đó khoảng 4km.

Tiếp đó, dầm thép này được cẩu long môn 200 tấn đặt ở công trình cầu Rồng cẩu nâng lên ở độ cao 15m tính từ mặt nước và lao dầm ra vị trí lắp đặt, hạ dầm vào đúng vị trí.

Đốt dầm thép thứ 7 này có chiều dài 8m, rộng 14m, nặng 80 tấn được lắp đặt tại phần trụ P2 và P3 (đoạn giữa của cầu Rồng), do Công ty cổ phần Cơ khí 121 (thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 (Cienco1) chế tạo, sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Toản, Phó ban chỉ huy công trình sản xuất dầm thép công trình cầu Rồng (thuộc Công ty cổ phần Cơ khí 121) cho biết, toàn bộ vật liệu chế tạo dầm thép được nhập từ Hàn Quốc và được các kỹ sư của Việt Nam thiết kế, sản xuất.

Điều đặc biệt nhất là các dầm thép của công trình cầu Rồng là hình hộp (các công trình cầu khác có dầm hình chữ I). Đốt dầm thép nặng nhất có trọng lượng 144 tấn. Để chế tạo hoàn thành một đốt dầm thép này phải mất 12-13 ngày với khoảng 150 kỹ sư, công nhân làm việc cật lực và thực hiện theo phương thức gối đầu (làm nhiều đốt dầm cùng lúc).

Trong số 34 đốt dầm thép của công trình cầu Rồng, đoạn 2 (nhịp P1-P2) gồm 9 đốt; đoạn 4 (nhịp P2-P3) có 17 đốt và đoạn 6 (nhịp P3-P4) có 8 đốt.

Theo kế hoạch, đến ngày 13-7-2012 sẽ hoàn thành chế tạo, sản xuất toàn bộ số đốt dầm thép của cầu Rồng.

Đắc Mạnh

;
.
.
.
.
.