(ĐNĐT) - Bắt đầu từ hôm nay, 14-7, Không lực Hoàng gia Anh (RAF) có thể sử dụng “lực lượng tiêu diệt” để ngăn chặn bất kỳ máy bay nào không được phép vi phạm không phận London trong thời gian diễn ra Olympic 2012.
Ảnh chụp ngày 13-7 cho thấy tên lửa đất đối không được triển khai xung quanh địa điểm diễn ra Olympic 2012 ở London. Ảnh: THX |
Ảnh chụp ngày 13-7 cho thấy tên lửa đất đối không được triển khai xung quanh địa điểm diễn ra Olympic 2012 ở London. Ảnh: THX |
Ảnh chụp ngày 13-7 cho thấy tên lửa đất đối không được triển khai xung quanh địa điểm diễn ra Olympic 2012 ở London. Ảnh: THX |
Ảnh chụp ngày 13-7 cho thấy tên lửa đất đối không được triển khai xung quanh địa điểm diễn ra Olympic 2012 ở London. Ảnh: THX |
Tàu HMS Ocean sẽ tham gia bảo vệ Olympic 2012. Tàu này dài 203,4 m, trọng lượng rẽ nước 21.500 tấn. Nó có thể mang được tối đa 18 máy bay trực thăng chiến đấu. Ảnh: THX |
Tàu HMS Ocean sẽ tham gia bảo vệ Olympic 2012. Tàu này dài 203,4 m, trọng lượng rẽ nước 21.500 tấn. Nó có thể mang được tối đa 18 máy bay trực thăng chiến đấu. Ảnh: THX |
Tàu HMS Ocean sẽ tham gia bảo vệ Olympic 2012. Tàu này dài 203,4 m, trọng lượng rẽ nước 21.500 tấn. Nó có thể mang được tối đa 18 máy bay trực thăng chiến đấu. Ảnh: THX |
Theo đó, Không lực Hoàng gia sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay nào vượt qua vùng cấm bay trong không phận London.
Phó Tư lệnh không quân Anh, Stuart Atha, Chỉ huy an ninh đường không phục vụ Olympic cho biết, phương cách cuối cùng là sẽ phải bắn hạ. Những tình huống như vậy sẽ là “kịch bản của trường hợp xấu nhất” và quyết định cho phép bắn hạ sẽ do cấp cao nhất của chính phủ ban hành.
Vùng cấm bay sẽ có hiệu lực kể từ nửa đêm ngày thứ Sáu, 13-7, và phạm vi là khu vực trung tâm London, Công viên Olympic tại Stratford và một phần lớn khu vực đông nam London.
Các chuyến bay thương mại sẽ không bị ảnh hưởng do lệnh áp đặt vùng cấm bay. Các máy bay nhẹ, tàu lượn và khí cầu sẽ bị cấm bay cho đến 15-8.
Từ đây đến ngày đó, các nhóm nhân viên quân sự sẽ canh gác thường trực để chặn bất cứ máy bay nào vi phạm khu vực hạn chế. Nếu có máy bay nào xuất hiện trong tầm ngắm, các máy bay chiến đấu Typhoon và trực thăng sẽ được huy động để hộ tống chúng ra khỏi không phận hạn chế. Bất kỳ máy bay nào không tuân thủ các cảnh báo của RAF thì sẽ bị bắn hạ.
Chính phủ Anh đã huy động 17.000 nhân viên quân sự, trong đó có 11.800 binh sĩ cùng với những giàn tên lửa đất đối không, tàu chiến để bảo vệ khu vực thủ đô London trong suốt kỳ Thế vận hội.
Hiện người dân London đang phản đối rộng khắp với việc chính phủ lắp đặt các giàn tên lửa đất đối không để bảo vệ Công viên Olympic ở phía đông London.
Người dân đã phán ảnh lên tòa án vì cho rằng việc này xâm phạm nhân quyền vì họ không được hỏi ý kiến. Đồng thời, người London cũng quan ngại rằng, sự hiện diện của các giàn tên lửa có thể biến nhà của họ thành các mục tiêu tiềm tàng của bọn khủng bố.
Tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ đơn kiện bởi về mặt pháp lý, các giàn tên lửa không gây ra mối nguy nào tới người dân.
Chính phủ Anh đã chi 1,5 tỷ bảng cho các biện pháp an toàn trong chiến dịch bảo vệ an ninh thời bình lớn nhất lịch sử nước Anh để phục vụ Olympic 2012.
Quang Hiển (theo RT)