.

Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng qua đời

.

(ĐNĐT) - Nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong, người đầu tiên trong lịch sử đặt chân lên Mặt Trăng, đã qua đời ngày 25-8-2012, thọ 82 tuổi.

Nhà du hành vũ trụ Neil Amstrong cùng gia đình, ngày 23-8-1963.
Nhà du hành vũ trụ Neil Amstrong cùng gia đình, ngày 23-8-1963.
Neil Armstrong tại Trung tâm huấn luyện của NASA, ngày 1-9-1963.
Neil Armstrong tại Trung tâm huấn luyện của NASA, ngày 1-9-1963.
Armstrong chụp ảnh chân dung tháng 7-1969.
Armstrong chụp ảnh chân dung tháng 7-1969.
Armstrong dẫn đầu đội bay ra khỏi trung tâm vũ trụ và lên tàu Apollo 11 để bay lên Mặt Trăng.
Armstrong dẫn đầu đội bay ra khỏi trung tâm vũ trụ và lên tàu Apollo 11 để bay lên Mặt Trăng.
Neil Armstrong hiện lên trên mũ của Edwin “Buzz” Aldrin khi hai người có chuyến đi bộ lịch sử xuống bề mặt của Mặt Trăng vào ngày 20-7-1969.
Neil Armstrong hiện lên trên mũ của Edwin “Buzz” Aldrin khi hai người có chuyến đi bộ lịch sử xuống bề mặt của Mặt Trăng vào ngày 20-7-1969.
 Armstrong và Aldrin đã ở trên bề mặt của Mặt Trăng trong hai giờ. Chính Amstrong đã chụp các bức ảnh đi bộ đó.
Armstrong và Aldrin đã ở trên bề mặt của Mặt Trăng trong hai giờ. Chính Amstrong đã chụp các bức ảnh đi bộ đó.
Dấu chân của Neil Armstrong trên Mặt Trăng.
Dấu chân của Neil Armstrong trên Mặt Trăng.
Tên lửa Saturn V, đưa phi hành đoàn của tàu Apollo 11 xuất phát từ bãi phóng vũ trụ 39 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy.
Tên lửa Saturn V, đưa phi hành đoàn của tàu Apollo 11 xuất phát từ bãi phóng vũ trụ 39 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy.
 Phi hành đoàn của tàu Apollo 11 chụp ảnh vào tháng 5-1969. Từ trái sang phải: Amstrong (chỉ huy), Michael Collins (phi công module chỉ huy) và Edwin Buzz Aldrin (phi công module mặt trăng).
Phi hành đoàn của tàu Apollo 11 chụp ảnh vào tháng 5-1969. Từ trái sang phải: Amstrong (chỉ huy), Michael Collins (phi công module chỉ huy) và Edwin Buzz Aldrin (phi công module mặt trăng).
Một khuy áo lưu niệm từ năm 1969, đánh dấu sự kiện con người đặt chân lên Mặt Trăng.
Một khuy áo lưu niệm từ năm 1969, đánh dấu sự kiện con người đặt chân lên Mặt Trăng.
Tổng thống Richard Nixon chào mừng các phi hành gia của tàu Apollo 11  từ toa xe cách ly sau khi hoàn thành chuyến bay lên mặt trăng, ngày 25-7-1969.
Tổng thống Richard Nixon chào mừng các phi hành gia của tàu Apollo 11 từ toa xe cách ly sau khi hoàn thành chuyến bay lên mặt trăng, ngày 25-7-1969.
 Neil Armstrong nói chuyện về chương trình không gian trong một buổi họp tại Hạ viện Mỹ vào năm 1986.
Neil Armstrong nói chuyện về chương trình không gian trong một buổi họp tại Hạ viện Mỹ vào năm 1986.
Tổng thống Barack Obama chụp ảnh với Amstrong tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng năm 2009.
Tổng thống Barack Obama chụp ảnh với Amstrong tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng năm 2009.
 Armstrong làm chứng trước Ủy ban Khoa học, Không gian và Công nghệ Hạ viện Mỹ về chuyến bay vào vũ trụ của con người tại Đồi Capitol (Quốc hội Mỹ) vào tháng 9-2011.
Armstrong làm chứng trước Ủy ban Khoa học, Không gian và Công nghệ Hạ viện Mỹ về chuyến bay vào vũ trụ của con người tại Đồi Capitol (Quốc hội Mỹ) vào tháng 9-2011.

Hồi đầu tháng này, ông Armstrong đã phải trải qua ca phẫu thuật liên quan tới bệnh tim sau khi các bác sỹ phát hiện ông bị nghẽn động mạch vành.

Ngày 20-7-1969, Neil Armstrong cùng nhà du hành vũ trụ Buzz Aldrin trên tàu vũ trụ Apollo-11 đã đặt chân xuống Mặt Trăng trước sự chứng kiến của hàng trăm triệu khán giả xem truyền hình trên toàn thế giới.

Nhân loại không chỉ nhìn thấy dấu giày của ông, dấu chân đầu tiên của loài người trên Mặt Trăng, mà còn nhớ tới câu nói bất hủ của ông: “Đây là một bước đi nhỏ bé của con người, nhưng là bước nhảy vĩ đại của nhân loại”.

Có một lần được hỏi ông cảm thấy thế nào khi dấu giày của ông trên Mặt Trăng có thể còn nguyên trong hàng ngàn năm nữa, Amstrong trả lời rằng: “Tôi hy vọng sẽ có ngày, có người nào đó xóa chúng đi”.

Tổng thống Barack Obama cùng ngày đã bày tỏ sự chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của ông Armstrong, đồng thời ca ngợi nhà du hành vũ trụ này là một trong những anh hùng vĩ đại nhất của nước Mỹ do đã truyền nguồn cảm hứng cho cả một thế hệ khát vọng vươn tới các vì sao.

 

Quang Hiển

;
.
.
.
.
.