.

Mưu sinh trên bãi rác lớn nhất miền Trung

.

(ĐNĐT) - Bãi rác Khánh Sơn, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng có diện tích hơn 48 ha, mỗi ngày tiếp nhận và xử lý hơn 700 tấn rác thải. “Núi rác lớn nhất miền Trung” này cũng là nơi mưu sinh của hàng trăm con người mỗi ngày.

“Úp mặt vào rác kiếm ba đồng bạc” là cách nói vui của những người “sống nhờ rác”. Chỉ với những dụng cụ hết sức thô sơ như cuốc ba răng, bao tải, giỏ tre, móc sắt, đồ “bảo hộ lao động” chỉ vỏn vẹn là chiếc bao tay cũ, chiếc khẩu trang bé tẹo, chiếc nón, mũ sờn rách, mỗi ngày có từ 80 đến 250 người vào đây nhặt rác.

Ngày qua ngày, những khuôn mặt khắc khổ, lầm lũi đào xới đối mặt với rác thải, xác động vật thối rữa, kim loại sắc nhọn tiềm ẩn nguy hiểm khôn lường. “Biết chứ, nhiều người làm một thời gian, nhẹ thì bị bệnh ngoài da, nặng thì hô hấp, nội tạng, đau thắt. Có người bỏ, có người cố bám trụ cố nuôi thân và gia đình…”, chị Hồng có thâm niên hơn 7 năm tâm sự.

Những người chọn cái nghề nhọc nhằn, khắc nghiệt này có độ tuổi từ 14 đến 65. Có người làm một ngày, hai tuần rồi ba tháng quen dần với công việc, có người gắn bó với nghề này hơn 20 năm, có người hơn nữa đời người sống trên bãi rác..

Sáng 6 giờ, trên bãi rác đã thấy dáng người lom khom, đến 7 giờ mới thật sự “vào ca” khi hàng trăm con người hì hục đào xới, dõi mắt tìm kiếm, rượt đuổi, áp sát, bủa vây xe rác, chờ… rác được xe đổ xuống. Trời dần trưa, nắng gay gắt khiến không khí đặc mùi hôi thối sộc vào mũi làm cho cuộc mưu sinh càng căng thẳng, nhọc nhằn hơn. Mặt trời đứng bóng lúc những “phu rác” nghỉ trưa dưới những lều bạt căng tạm bợ, ăn trưa trong những hàng quán dựng “dã chiến” ngay trên bãi rác ruồi nhặng bay tứ tung. Làm việc miệt mài, chăm chỉ mỗi phu rác thu về 100 - 250.000 đồng/ngày. Những ngày thời tiết mưa gió xem như thất nghiệp.

Ông Hà Văn Thái, Giám đốc Bãi rác Khánh Sơn, cho biết: Bãi rác Khánh Sơn hiện nay thu nhận khoảng 700 tấn rác/ngày đêm. Hầu như thời gian nào trong ngày cũng có người dân đến nhặt rác, xí nghiệp cũng tạo điều kiện cho họ vào mưu sinh. Tuy nhiên, vào ban đêm thì có hạn chế nhằm đảm bảo an ninh trật tự.

Mỗi người mỗi việc, họ lầm lũi trên núi rác thải.
Mỗi người mỗi việc, họ lầm lũi trên núi rác thải.
Dụng cụ chính là những chiếc cuốc ba răng, họ hì hục tách rác chọn những thứ có thể bán được.
Dụng cụ chính là những chiếc cuốc ba răng, họ hì hục tách rác chọn những thứ có thể bán được.
Khi xe đổ rác xuống, họ vây kín bất chấp nguy hiểm.
Khi xe đổ rác xuống, họ vây kín bất chấp nguy hiểm.
Phụ nữ…
Phụ nữ…
Người già...
Người già...
... và cả trẻ em đều đi nhặt rác.
... và cả trẻ em đều đi nhặt rác.
Một người gặp may mắn.
Một người gặp may mắn.
Nhưng cũng có người với ánh mắt lo lắng hằn sâu trên khuôn mặt khắc khổ.
Nhưng cũng có người với ánh mắt lo lắng hằn sâu trên khuôn mặt khắc khổ.
Cậu bé 14 tuổi làm quần quật từ sáng đến gần trưa mới được vài bao nilon và một ít chai nhựa.
Cậu bé 14 tuổi làm quần quật từ sáng đến gần trưa mới được vài bao nilon và một ít chai nhựa.
Phơi nắng phơi gió mưu sinh.
Phơi nắng phơi gió mưu sinh.
Những phu rác ăn, uống ngay trên bãi rác trong lều bạt tạm bợ.
Những phu rác ăn, uống ngay trên bãi rác trong lều bạt tạm bợ.
Những phu rác ăn, uống ngay trên bãi rác trong lều bạt tạm bợ.
Những phu rác ăn, uống ngay trên bãi rác trong lều bạt tạm bợ.
Rác được thương lái mua ngay trên bãi.
Rác được thương lái mua ngay trên bãi.
Hàng ngày, những người nhặt rác luôn đối mặt với những hiểm nguy kim loại sắc nhọn tiềm ẩn nguy hiểm. Người đàn ông này đang rút chiếc kim tiêm dưới đôi ủng của mình.
Hàng ngày, những người nhặt rác luôn đối mặt với những hiểm nguy kim loại sắc nhọn tiềm ẩn nguy hiểm. Người đàn ông này đang rút chiếc kim tiêm dưới đôi ủng của mình.
Đối mặt với nguy hiểm, bệnh tật nhưng hàng trăm con người vẫn bám trụ và chưa có ý định bỏ nghề.
Đối mặt với nguy hiểm, bệnh tật nhưng hàng trăm con người vẫn bám trụ và chưa có ý định bỏ nghề.

Nguyễn Tiến

;
.
.
.
.
.